Thời gian làm việc 44 tuần/năm học
Theo dự thảo, thời gian làm việc của giảng viên trong năm học là 44 tuần để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng và tham gia các hoạt động chuyên môn khác và được xác định theo năm học.
Thời gian nghỉ hằng năm của giảng viên là 6 tuần, của giảng viên được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo hoặc kiêm nhiệm công tác quản lý là 4 tuần. Thời gian nghỉ đã bao gồm nghỉ hè và nghỉ phép hằng năm theo quy định của Bộ Luật lao động, được hưởng nguyên lương và phụ cấp (nếu có). Các chế độ nghỉ khác thực hiện theo quy định của của Bộ Luật lao động.
Căn cứ kế hoạch năm học và điều kiện cụ thể của từng đơn vị, Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học bố trí cho giảng viên nghỉ vào thời gian thích hợp.
Thời gian giảng dạy trong kế hoạch đào tạo được tính bằng giờ chuẩn, trong đó một tiết giảng lý thuyết là 45 phút hoặc 50 phút được tính bằng một giờ chuẩn.
Định mức giờ chuẩn của giảng viên trong một năm học được quy định từ 200 đến 500 giờ chuẩn; trong đó, giờ chuẩn trực tiếp trên lớp chiếm tối thiểu 50% định mức quy định. Hiệu trưởng trường CĐ sư phạm căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị; mục tiêu, chiến lược phát triển của nhà trường; đặc thù của môn học, ngành học để quyết định định mức giờ chuẩn của giảng viên trong một năm học cho phù hợp.
Giảng viên được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo hoặc kiêm nhiệm công tác Đảng, đoàn thể trong các trường CĐ sư phạm (trừ giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh) có nghĩa vụ giảng dạy tối thiểu theo định mức:
Chủ tịch hội đồng trường; Hiệu trưởng: 20%; Phó hiệu trưởng: 25%; Trưởng phòng và tương tương, Thư ký Hội đồng trường: 30%; Phó trưởng phòng và tương đương: 35%;
Đối với khoa có 40 giảng viên trở lên hoặc có quy mô 800 người học trở lên: Trưởng khoa và tương đương - 70%; Phó khoa và tương đương - 75%;
Đối với khoa có dưới 40 giảng viên hoặc có quy mô dưới 800 người học: Trưởng khoa - 75%; Phó trưởng khoa - 80%;
Trưởng bộ môn: 85%; Chủ nhiệm lớp, cố vấn học tập, phó trưởng bộ môn: 90%; Bí thư đảng ủy trường có bố trí cán bộ chuyên trách: 75%; Bí thư đảng ủy trường không bố trí cán bộ chuyên trách: 55%;
Phó bí thư đảng ủy trường có bố trí cán bộ chuyên trách: 85%; Phó bí thư đảng ủy trường không bố trí cán bộ chuyên trách: 65%;
Bí thư chi bộ, Trưởng ban thanh tra nhân dân, Chủ tịch hội cựu chiến binh: 90%;
Giảng viên làm công tác quốc phòng, quân sự không chuyên trách quy định tại Nghị định số 168/2018/NĐ-CP: 80%
Giảng viên đang là quân nhân dự bị, tự vệ được triệu tập huấn luyện, diễn tập hàng năm, thời gian tham gia huấn luyện, diễn tập được tính quy đổi giờ chuẩn tương đương theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này.
Giảng viên làm công tác đoàn thanh niên, hội sinh viên, hội liên hiệp thanh niên thực hiện theo Quyết định số 13/2013/QĐ-TTg về chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trong các cơ sở giáo dục và cơ sở dạy nghề.
Giảng viên làm công tác công đoàn không chuyên trách thực hiện theo quy định tại Thông tư số 08/2016/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo hoặc kiêm nhiệm công tác đảng, đoàn thể trong các trường CĐ sư phạm có nghĩa vụ giảng dạy theo định mức quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch số 15/2015/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BQP-BCA-BNV-BTC.
Dành ít nhất 1/4 tổng quỹ thời gian làm việc cho nghiên cứu khoa học
Dự thảo quy định, giảng viên phải dành ít nhất 1/4 tổng quỹ thời gian làm việc trong năm học để làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học.
Mỗi năm, giảng viên phải hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học được giao tương ứng với chức danh hoặc vị trí công việc đang đảm nhiệm. Việc giao và triển khai thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cho giảng viên phải phù hợp với điều kiện, tiềm lực khoa học, chiến lược phát triển khoa học và công nghệ của trường CĐ sư phạm và phù hợp với năng lực chuyên môn của giảng viên.
Kết quả nghiên cứu khoa học của giảng viên được đánh giá thông qua các sản phẩm khoa học và công nghệ, các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Hiệu trưởng trường CĐ sư phạm giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cho giảng viên và quy định cụ thể về số giờ nghiên cứu khoa học được quy đổi từ sản phẩm khoa học và công nghệ, hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.
Đối với những giảng viên không hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học theo quy định, Hiệu trưởng trường CĐ sư phạm căn cứ mức độ, hoàn cảnh cụ thể để xem xét khi đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trong năm học, xếp loại thi đua và giải quyết các chế độ, chính sách liên quan.
Trong một năm học, giảng viên giảng dạy, nghiên cứu khoa học, hoạt động chuyên môn và thực hiện các nhiệm vụ khác vượt định mức được hưởng chế độ làm việc vượt định mức theo quy định của pháp luật. Hiệu trưởng trường CĐ sư phạm căn cứ các quy định hiện hành của nhà nước và điều kiện thực tế của đơn vị để quyết định chế độ chi trả phù hợp.
Thời gian làm việc vượt định mức của giảng viên hằng năm không được vượt quá thời gian theo quy định của Bộ luật lao động hiện hành.
Quy đổi các hoạt động chuyên môn ra giờ chuẩn
Với giảng dạy, Dự thảo quy định: Một tiết giảng lý thuyết trên lớp cho tối đa 40 sinh viên được tính bằng 1,0 giờ chuẩn; một tiết giảng lý thuyết kết hợp làm mẫu ở thao trường, bãi tập môn học giáo dục quốc phòng và an ninh, một tiết giảng môn học giáo dục thể chất được tính bằng 1,0 giờ chuẩn.
Đối với lớp học có trên 40 sinh viên, tùy theo điều kiện làm việc cụ thể đối với từng lớp ở từng chuyên ngành khác nhau, một tiết giảng lý thuyết trên lớp có thể nhân hệ số khi tính giờ chuẩn nhưng không quá 1,5.
Một tiết giảng bằng tiếng nước ngoài đối với môn học không phải là môn ngoại ngữ được tính bằng 1,2 đến 2,0 giờ chuẩn.
Với các nhiệm vụ chuyên môn khác, việc quy đổi thời gian thực hiện các nhiệm vụ sau ra giờ chuẩn do Hiệu trưởng quy định.
Đối với các nhiệm vụ đã có kinh phí hỗ trợ thù lao từ các nguồn kinh phí khác thì không thực hiện quy đổi thời gian thực hiện nhiệm vụ ra giờ chuẩn; tuy nhiên, được tính vào tổng định mức giờ chuẩn để đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trong năm đối với giảng viên không vượt định mức lao động.
Giảng viên trong thời gian tập sự, thử việc chỉ thực hiện tối đa 50% định mức giờ chuẩn giảng dạy, nghiên cứu khoa học.
Giảng viên kiêm nhiệm nhiều chức vụ thì áp dụng định mức giờ chuẩn thấp nhất trong số các chức vụ kiêm nhiệm quy định tại Điều 5 của Thông tư này.
Giảng viên trong thời gian nghỉ hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, nghỉ theo các quy định của Bộ luật Lao động hiện được miễn giảm định mức giờ chuẩn giảng dạy theo tỷ lệ tương ứng với thời gian nghỉ.
Việc xây dựng và ban hành Thông tư là một bước để hoàn thiện các chế độ chính sách cho giảng viên các trường CĐSP nói riêng, đội ngũ giảng viên nói chung, góp phần chuẩn hóa đội ngũ để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
Theo dự thảo, thời gian làm việc của giảng viên trong năm học là 44 tuần để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng và tham gia các hoạt động chuyên môn khác và được xác định theo năm học.
Thời gian nghỉ hằng năm của giảng viên là 6 tuần, của giảng viên được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo hoặc kiêm nhiệm công tác quản lý là 4 tuần. Thời gian nghỉ đã bao gồm nghỉ hè và nghỉ phép hằng năm theo quy định của Bộ Luật lao động, được hưởng nguyên lương và phụ cấp (nếu có). Các chế độ nghỉ khác thực hiện theo quy định của của Bộ Luật lao động.
Căn cứ kế hoạch năm học và điều kiện cụ thể của từng đơn vị, Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học bố trí cho giảng viên nghỉ vào thời gian thích hợp.
Thời gian giảng dạy trong kế hoạch đào tạo được tính bằng giờ chuẩn, trong đó một tiết giảng lý thuyết là 45 phút hoặc 50 phút được tính bằng một giờ chuẩn.
Định mức giờ chuẩn của giảng viên trong một năm học được quy định từ 200 đến 500 giờ chuẩn; trong đó, giờ chuẩn trực tiếp trên lớp chiếm tối thiểu 50% định mức quy định. Hiệu trưởng trường CĐ sư phạm căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị; mục tiêu, chiến lược phát triển của nhà trường; đặc thù của môn học, ngành học để quyết định định mức giờ chuẩn của giảng viên trong một năm học cho phù hợp.
Giảng viên được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo hoặc kiêm nhiệm công tác Đảng, đoàn thể trong các trường CĐ sư phạm (trừ giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh) có nghĩa vụ giảng dạy tối thiểu theo định mức:
Chủ tịch hội đồng trường; Hiệu trưởng: 20%; Phó hiệu trưởng: 25%; Trưởng phòng và tương tương, Thư ký Hội đồng trường: 30%; Phó trưởng phòng và tương đương: 35%;
Đối với khoa có 40 giảng viên trở lên hoặc có quy mô 800 người học trở lên: Trưởng khoa và tương đương - 70%; Phó khoa và tương đương - 75%;
Đối với khoa có dưới 40 giảng viên hoặc có quy mô dưới 800 người học: Trưởng khoa - 75%; Phó trưởng khoa - 80%;
Trưởng bộ môn: 85%; Chủ nhiệm lớp, cố vấn học tập, phó trưởng bộ môn: 90%; Bí thư đảng ủy trường có bố trí cán bộ chuyên trách: 75%; Bí thư đảng ủy trường không bố trí cán bộ chuyên trách: 55%;
Phó bí thư đảng ủy trường có bố trí cán bộ chuyên trách: 85%; Phó bí thư đảng ủy trường không bố trí cán bộ chuyên trách: 65%;
Bí thư chi bộ, Trưởng ban thanh tra nhân dân, Chủ tịch hội cựu chiến binh: 90%;
Giảng viên làm công tác quốc phòng, quân sự không chuyên trách quy định tại Nghị định số 168/2018/NĐ-CP: 80%
Giảng viên đang là quân nhân dự bị, tự vệ được triệu tập huấn luyện, diễn tập hàng năm, thời gian tham gia huấn luyện, diễn tập được tính quy đổi giờ chuẩn tương đương theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này.
Giảng viên làm công tác đoàn thanh niên, hội sinh viên, hội liên hiệp thanh niên thực hiện theo Quyết định số 13/2013/QĐ-TTg về chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trong các cơ sở giáo dục và cơ sở dạy nghề.
Giảng viên làm công tác công đoàn không chuyên trách thực hiện theo quy định tại Thông tư số 08/2016/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo hoặc kiêm nhiệm công tác đảng, đoàn thể trong các trường CĐ sư phạm có nghĩa vụ giảng dạy theo định mức quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch số 15/2015/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BQP-BCA-BNV-BTC.
Dành ít nhất 1/4 tổng quỹ thời gian làm việc cho nghiên cứu khoa học
Dự thảo quy định, giảng viên phải dành ít nhất 1/4 tổng quỹ thời gian làm việc trong năm học để làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học.
Mỗi năm, giảng viên phải hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học được giao tương ứng với chức danh hoặc vị trí công việc đang đảm nhiệm. Việc giao và triển khai thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cho giảng viên phải phù hợp với điều kiện, tiềm lực khoa học, chiến lược phát triển khoa học và công nghệ của trường CĐ sư phạm và phù hợp với năng lực chuyên môn của giảng viên.
Kết quả nghiên cứu khoa học của giảng viên được đánh giá thông qua các sản phẩm khoa học và công nghệ, các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Hiệu trưởng trường CĐ sư phạm giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cho giảng viên và quy định cụ thể về số giờ nghiên cứu khoa học được quy đổi từ sản phẩm khoa học và công nghệ, hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.
Đối với những giảng viên không hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học theo quy định, Hiệu trưởng trường CĐ sư phạm căn cứ mức độ, hoàn cảnh cụ thể để xem xét khi đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trong năm học, xếp loại thi đua và giải quyết các chế độ, chính sách liên quan.
Trong một năm học, giảng viên giảng dạy, nghiên cứu khoa học, hoạt động chuyên môn và thực hiện các nhiệm vụ khác vượt định mức được hưởng chế độ làm việc vượt định mức theo quy định của pháp luật. Hiệu trưởng trường CĐ sư phạm căn cứ các quy định hiện hành của nhà nước và điều kiện thực tế của đơn vị để quyết định chế độ chi trả phù hợp.
Thời gian làm việc vượt định mức của giảng viên hằng năm không được vượt quá thời gian theo quy định của Bộ luật lao động hiện hành.
Quy đổi các hoạt động chuyên môn ra giờ chuẩn
Với giảng dạy, Dự thảo quy định: Một tiết giảng lý thuyết trên lớp cho tối đa 40 sinh viên được tính bằng 1,0 giờ chuẩn; một tiết giảng lý thuyết kết hợp làm mẫu ở thao trường, bãi tập môn học giáo dục quốc phòng và an ninh, một tiết giảng môn học giáo dục thể chất được tính bằng 1,0 giờ chuẩn.
Đối với lớp học có trên 40 sinh viên, tùy theo điều kiện làm việc cụ thể đối với từng lớp ở từng chuyên ngành khác nhau, một tiết giảng lý thuyết trên lớp có thể nhân hệ số khi tính giờ chuẩn nhưng không quá 1,5.
Một tiết giảng bằng tiếng nước ngoài đối với môn học không phải là môn ngoại ngữ được tính bằng 1,2 đến 2,0 giờ chuẩn.
Với các nhiệm vụ chuyên môn khác, việc quy đổi thời gian thực hiện các nhiệm vụ sau ra giờ chuẩn do Hiệu trưởng quy định.
Đối với các nhiệm vụ đã có kinh phí hỗ trợ thù lao từ các nguồn kinh phí khác thì không thực hiện quy đổi thời gian thực hiện nhiệm vụ ra giờ chuẩn; tuy nhiên, được tính vào tổng định mức giờ chuẩn để đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trong năm đối với giảng viên không vượt định mức lao động.
Giảng viên trong thời gian tập sự, thử việc chỉ thực hiện tối đa 50% định mức giờ chuẩn giảng dạy, nghiên cứu khoa học.
Giảng viên kiêm nhiệm nhiều chức vụ thì áp dụng định mức giờ chuẩn thấp nhất trong số các chức vụ kiêm nhiệm quy định tại Điều 5 của Thông tư này.
Giảng viên trong thời gian nghỉ hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, nghỉ theo các quy định của Bộ luật Lao động hiện được miễn giảm định mức giờ chuẩn giảng dạy theo tỷ lệ tương ứng với thời gian nghỉ.
Việc xây dựng và ban hành Thông tư là một bước để hoàn thiện các chế độ chính sách cho giảng viên các trường CĐSP nói riêng, đội ngũ giảng viên nói chung, góp phần chuẩn hóa đội ngũ để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại