Tiếng Thái là môn học thuộc lĩnh vực Giáo dục ngôn ngữ, là môn học tự chọn trong chương trình Giáo dục phổ thông áp dụng đối với học sinh dân tộc Thái ở Việt Nam có nhu cầu học tiếng Thái.
Nội dung cốt lõi của môn học bao gồm các mạch kiến thức và kĩ năng cơ bản, thiết yếu về tiếng Thái và văn hóa Thái, đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh ở từng cấp học được phân chia theo hai bậc:
Bậc A và bậc B. Trong đó trình độ A chia ra hai trình độ A1 và A2; bậc B chỉ có một trình độ (trình độ B); ba trình độ này ứng với 3 cấp học.
Bậc A: Chương trình được thiết kế theo các mạch chính tương ứng với các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Kiến thức tiếng Thái và văn hóa Thái được tích hợp trong quá trình dạy học nghe, nói, đọc, viết. Các ngữ liệu được lựa chọn và sắp xếp phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh ở mỗi cấp học. Mục tiêu của giai đoạn này là giúp học sinh sử dụng tiếng Thái và chữ Thái thành thạo để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống và các hoạt động giáo dục khác.
Bậc B: Chương trình củng cố, kế thừa và phát triển các kết quả giáo dục thông qua các chủ đề, chủ điểm, giúp học sinh nâng cao năng lực ngôn ngữ, phát triển và bảo tồn văn hóa dân tộc Thái; tiếp tục bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, tâm hồn, nhân cách để học sinh trở thành người công dân có trách nhiệm.
Chương trình tiếng Thái lấy việc rèn luyện các kĩ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe) làm trục chính xuyên suốt cả 2 bậc học nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình theo định hướng năng lực và bảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quán liên tục trong tất cả các cấp học, lớp học. Các kiến thức cơ bản về tiếng Thái và chữ Thái, được hình thành qua hoạt động dạy học và giao tiếp phục vụ trực tiếp cho yêu cầu rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe.
Chương trình môn tiếng Thái vận dụng các phương pháp giáo dục theo định hướng chung là dạy học tích hợp và phân hóa; đa dạng hoá các hình thức tổ chức, phương pháp và phương tiện dạy học; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập và vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh.
Căn cứ vào chương trình, giáo viên chủ động, linh hoạt xây dựng và tổ chức các bài học theo định hướng:
Thực hiện yêu cầu tích hợp nội môn (cả kiến thức và kĩ năng), tích hợp liên môn và tích hợp những nội dung giáo dục ưu tiên (xuyên môn); thực hiện dạy học phân hóa theo đối tượng học sinh ở tất cả các cấp và phân hóa góp phần định hướng nghề nghiệp ở trung học phổ thông.
Rèn luyện cho học sinh phương pháp đọc, viết, nói và nghe; thực hành, trải nghiệm việc tiếp nhận và vận dụng kiến thức tiếng Thái, văn hóa Thái thông qua các hoạt động học bằng nhiều hình thức trong và ngoài lớp học; chú trọng sử dụng các phương tiện dạy học, khắc phục tình trạng dạy theo kiểu đọc chép, phát triển tư duy, rèn luyện kĩ năng sử dụng các phương tiện cho học sinh.
Tăng cường, phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh; dành nhiều thời gian cho học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu học tập, luyện tập, thực hành, trình bày, thảo luận, bảo vệ kết quả học tập để học sinh biết tự đọc, viết, nói và nghe theo những yêu cầu và mức độ khác nhau; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
Trong môn tiếng Thái, giáo viên đánh giá phẩm chất, năng lực chung, năng lực đặc thù và sự tiến bộ của học sinh thông qua các hoạt động đọc, viết, nói, nghe. Đánh giá trong môn tiếng Thái thực hiện bằng hai cách: đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì.
Để thực hiện chương trình, cơ sở giáo dục có khả năng bố trí thời gian thực hiện Chương trình môn tiếng Thái theo thiết kế của chương trình: Trình độ A1 là 70 tiết/năm học và hoàn thành chương trình trong 5 năm học là 350 tiết; trình độ A2 là 105 tiết/năm học và hoàn thành chương trình trong 4 năm học là 420 tiết; trình độ B là 105 tiết/năm học và hoàn thành chương trình trong 3 năm học là 315 tiết.
Cùng với đó, cơ sở giáo dục có giáo viên tiếng Thái đạt chuẩn trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định. Cán bộ quản lý và giáo viên tiếng Thái được tham gia các khóa bồi dưỡng về chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học tiếng Thái. Cơ sở giáo dục có đầy đủ cơ sở vật chất trường lớp (phòng học, bàn ghế…) sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết bị dạy học môn tiếng Thái theo quy định.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
Nội dung cốt lõi của môn học bao gồm các mạch kiến thức và kĩ năng cơ bản, thiết yếu về tiếng Thái và văn hóa Thái, đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh ở từng cấp học được phân chia theo hai bậc:
Bậc A và bậc B. Trong đó trình độ A chia ra hai trình độ A1 và A2; bậc B chỉ có một trình độ (trình độ B); ba trình độ này ứng với 3 cấp học.
Bậc A: Chương trình được thiết kế theo các mạch chính tương ứng với các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Kiến thức tiếng Thái và văn hóa Thái được tích hợp trong quá trình dạy học nghe, nói, đọc, viết. Các ngữ liệu được lựa chọn và sắp xếp phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh ở mỗi cấp học. Mục tiêu của giai đoạn này là giúp học sinh sử dụng tiếng Thái và chữ Thái thành thạo để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống và các hoạt động giáo dục khác.
Bậc B: Chương trình củng cố, kế thừa và phát triển các kết quả giáo dục thông qua các chủ đề, chủ điểm, giúp học sinh nâng cao năng lực ngôn ngữ, phát triển và bảo tồn văn hóa dân tộc Thái; tiếp tục bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, tâm hồn, nhân cách để học sinh trở thành người công dân có trách nhiệm.
Chương trình tiếng Thái lấy việc rèn luyện các kĩ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe) làm trục chính xuyên suốt cả 2 bậc học nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình theo định hướng năng lực và bảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quán liên tục trong tất cả các cấp học, lớp học. Các kiến thức cơ bản về tiếng Thái và chữ Thái, được hình thành qua hoạt động dạy học và giao tiếp phục vụ trực tiếp cho yêu cầu rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe.
Chương trình môn tiếng Thái vận dụng các phương pháp giáo dục theo định hướng chung là dạy học tích hợp và phân hóa; đa dạng hoá các hình thức tổ chức, phương pháp và phương tiện dạy học; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập và vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh.
Căn cứ vào chương trình, giáo viên chủ động, linh hoạt xây dựng và tổ chức các bài học theo định hướng:
Thực hiện yêu cầu tích hợp nội môn (cả kiến thức và kĩ năng), tích hợp liên môn và tích hợp những nội dung giáo dục ưu tiên (xuyên môn); thực hiện dạy học phân hóa theo đối tượng học sinh ở tất cả các cấp và phân hóa góp phần định hướng nghề nghiệp ở trung học phổ thông.
Rèn luyện cho học sinh phương pháp đọc, viết, nói và nghe; thực hành, trải nghiệm việc tiếp nhận và vận dụng kiến thức tiếng Thái, văn hóa Thái thông qua các hoạt động học bằng nhiều hình thức trong và ngoài lớp học; chú trọng sử dụng các phương tiện dạy học, khắc phục tình trạng dạy theo kiểu đọc chép, phát triển tư duy, rèn luyện kĩ năng sử dụng các phương tiện cho học sinh.
Tăng cường, phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh; dành nhiều thời gian cho học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu học tập, luyện tập, thực hành, trình bày, thảo luận, bảo vệ kết quả học tập để học sinh biết tự đọc, viết, nói và nghe theo những yêu cầu và mức độ khác nhau; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
Trong môn tiếng Thái, giáo viên đánh giá phẩm chất, năng lực chung, năng lực đặc thù và sự tiến bộ của học sinh thông qua các hoạt động đọc, viết, nói, nghe. Đánh giá trong môn tiếng Thái thực hiện bằng hai cách: đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì.
Để thực hiện chương trình, cơ sở giáo dục có khả năng bố trí thời gian thực hiện Chương trình môn tiếng Thái theo thiết kế của chương trình: Trình độ A1 là 70 tiết/năm học và hoàn thành chương trình trong 5 năm học là 350 tiết; trình độ A2 là 105 tiết/năm học và hoàn thành chương trình trong 4 năm học là 420 tiết; trình độ B là 105 tiết/năm học và hoàn thành chương trình trong 3 năm học là 315 tiết.
Cùng với đó, cơ sở giáo dục có giáo viên tiếng Thái đạt chuẩn trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định. Cán bộ quản lý và giáo viên tiếng Thái được tham gia các khóa bồi dưỡng về chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học tiếng Thái. Cơ sở giáo dục có đầy đủ cơ sở vật chất trường lớp (phòng học, bàn ghế…) sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết bị dạy học môn tiếng Thái theo quy định.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại