Đó là chia sẻ của GS Nguyễn Đức Chính, Học viện Quản lý Giáo dục (QLGD) tại Hội thảo Chương trình GDPT tổng thể và yêu cầu đổi mới bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông, do Học viện QLGD (thuộc Bộ GD&ĐT) tổ chức mới đây tại Hà Nội.
Chương trình hướng đến phát triển năng lực người học
Tại hội thảo, các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà quản lý với góc nhìn đa chiều đã có những ý kiến chia sẻ, góp ý thẳng thắn về Dự thảo Chương trình GDPT tổng thể (sẽ gọi là Dự thảo), cũng như yêu cầu đổi mới bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông.
GS Phạm Quang Trung - Giám đốc Học viện QLGD - nhấn mạnh: Qua ý kiến đóng góp của dư luạn đối với Dự thảo, có thể thấy cách nhìn nhận của nhiều người đối với Chương trình như một cuộc cách mạng và cho rằng đây là sự thay đổi, đột phá lớn. Đã đến lúc cần thay đổi cách tiếp cận, đặt lại mục tiêu, thiết kế mới nội dung, định hướng đổi mới phương pháp GDPT.
Cũng theo GS Phạm Quang Trung, đây là chương trình đầu tiên diễn đạt mục tiêu dưới dạng những phẩm chất và năng lực cụ thể. Đồng thời cũng là chương trình đầu tiên quan tâm đến phương pháp GD và đánh giá kết quả GD, thi cử một cách chi tiết, cụ thể theo tiếp cận mục tiêu.
Đánh giá về Dự thảo, GS Nguyễn Đức Chính, Học viện QLGD, cho rằng, chuyển một nền GD từ chủ yếu truyền đạt kiến thức sang nền GD chủ yếu rèn luyện phẩm chất năng lực là một chủ trương đúng đắn trong đổi mới GD nước nhà.
Song, để thực hiện chủ trương này cả hệ thống GD phải đổi mới căn bản tư duy về GD, về QLGD. Trong mọi nền GD, con người phải được xem là một cá thể có những đặc trưng riêng về năng lực, sở trường, thói quen… không giống bất kì người nào khác.
Sứ mạng cao cả của GD là giúp mỗi HS bộc lộ hết những tiềm năng vốn có, để HS đó có thể sống có ích cho bản thân, cho gia đình và xã hội.
TS Nguyễn Thị Thanh (Khoa GD - Học viện QLGD) cũng chia sẻ, ưu điểm nổi bật của Dự thảo lần này so với trước đó được thể hiện ở mục tiêu, phương pháp, cấu trúc.
Lần đầu tiên, Dự thảo đã diễn đạt mục tiêu dưới dạng những phẩm chất và năng lực cụ thể; cũng là chương trình đầu tiên quan tâm đến phương pháp GD và đánh giá kết quả GD, thi cử một cách chi tiết, cụ thể theo tiếp cận mục tiêu. Các tiêu chí để đánh giá 6 phẩm chất và 10 năng lực cũng đã được đề xuất.
Về cấu trúc, Chương trình đã chia 2 giai đoạn rõ rệt: Giai đoạn GD cơ bản và giai đoạn định hướng nghề nghiệp. Trong mỗi giai đoạn có các môn học bắt buộc, môn học bắt buộc có phân hóa, môn học tự chọn và môn học tự chọn bắt buộc.
Điều này tạo nên sự đa dạng trong môi trường GD, sẽ giúp hình thành năng lực tự đánh giá, năng lực ra quyết định và là cơ sở để GD HS biết tôn trọng sự khác biệt.
Yêu cầu cấp thiết về bồi dưỡng đội ngũ
Đánh giá về điều kiện thực hiện Chương trình, GS Nguyễn Đức Chính cho rằng, khó khăn lớn nhất là khâu chuẩn bị đội ngũ giáo viên, cán bộ QLGD.
Đây là lực lượng quyết định thành bại của Chương trình. Từ đó, GS Nguyễn Đức Chính đề nghị, cần bổ sung vào điều kiện thực hiện Chương trình phần về đổi mới đào tạo giáo viên ở các trường/khoa sư phạm. Tính toán ngân sách, tăng định biên giáo viên/số lượng HS (có sự tiếp thu các kinh nghiệm của nước ngoài) nhằm hiện thực hóa các mục tiêu.
Đặc biệt, công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên để giảng dạy Chương trình mới cần được tiến hành khẩn trương (hầu hết các giáo viên hiện nay quá quen với cách dạy là truyền thụ hết kiến thức có trong SGK), nhất là các môn học và hoạt động GD có nội dung mới so với chương trình GDPT hiện hành.
Bên cạnh đó, cần tập huấn cho đội ngũ cán bộ QLGD các cấp để có đủ năng lực điều hành thực hiện Chương trình, nhất là CBQL các trường phổ thông. Đối với CBQL, cần có sự chuyên môn hóa cao hơn về mặt năng lực quản lý để lãnh đạo nhà trường hiệu quả trong bối cảnh đổi mới.
Chung quan điểm trên, TS Nguyễn Liên Châu (Học viện QLGD) nhấn mạnh đội ngũ cán bộ quản lý GDPT cần được học tập lý luận nội dung đổi mới. Việc mở các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý hiện nay cần tổ chức lớp theo vị trí việc làm và chức danh quản lý.
Khuyến nghị về việc bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông đáp ứng yêu cầu mới của Chương trình, TS Nguyễn Thị Thanh cho rằng, cần thiết kế lại chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông theo hướng tiếp cận các đòi hỏi mới của Chương trình GDPT tổng thể.
Bám sát chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông, chuẩn hiệu trưởng trường phổ thông để có nội dung phù hợp giúp người cán bộ quản lý có kiến thức, kỹ năng cần thiết khi quản lý nhà trường.
“Trong nội dung chương trình, cần lưu ý những nội dung hướng dẫn cách phân cấp, phân quyền trong nhà trường để các tổ chức trong nhà trường như tổ chuyên môn hoặc cá nhân mỗi giáo viên được tự chủ, linh hoạt và sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ.
Về phương thức quản lý, cũng nên chuyển từ việc quản lý giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện sang quản lý kết quả để nâng cao tính chủ động cho đội ngũ” - TS Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh.
Theo GS Nguyễn Đức Chính, trong công cuộc đổi mới này, vai trò của hiệu trưởng với tư cách là chỉ huy trưởng của một đơn vị tác chiến trực tiếp, quyết định thành bại trên mặt trận của mình. Dạy học thực chất là dạy cách học, trong đó HS là chủ thể của quá trình tự học, còn giáo viên là chủ thể của việc giúp mỗi HS tự học theo cách của HS đó. Đây là công việc khó, cần sự kiên trì và quyết tâm của hiệu trưởng.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
Chương trình hướng đến phát triển năng lực người học
Tại hội thảo, các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà quản lý với góc nhìn đa chiều đã có những ý kiến chia sẻ, góp ý thẳng thắn về Dự thảo Chương trình GDPT tổng thể (sẽ gọi là Dự thảo), cũng như yêu cầu đổi mới bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông.
GS Phạm Quang Trung - Giám đốc Học viện QLGD - nhấn mạnh: Qua ý kiến đóng góp của dư luạn đối với Dự thảo, có thể thấy cách nhìn nhận của nhiều người đối với Chương trình như một cuộc cách mạng và cho rằng đây là sự thay đổi, đột phá lớn. Đã đến lúc cần thay đổi cách tiếp cận, đặt lại mục tiêu, thiết kế mới nội dung, định hướng đổi mới phương pháp GDPT.
Cũng theo GS Phạm Quang Trung, đây là chương trình đầu tiên diễn đạt mục tiêu dưới dạng những phẩm chất và năng lực cụ thể. Đồng thời cũng là chương trình đầu tiên quan tâm đến phương pháp GD và đánh giá kết quả GD, thi cử một cách chi tiết, cụ thể theo tiếp cận mục tiêu.
Đánh giá về Dự thảo, GS Nguyễn Đức Chính, Học viện QLGD, cho rằng, chuyển một nền GD từ chủ yếu truyền đạt kiến thức sang nền GD chủ yếu rèn luyện phẩm chất năng lực là một chủ trương đúng đắn trong đổi mới GD nước nhà.
Song, để thực hiện chủ trương này cả hệ thống GD phải đổi mới căn bản tư duy về GD, về QLGD. Trong mọi nền GD, con người phải được xem là một cá thể có những đặc trưng riêng về năng lực, sở trường, thói quen… không giống bất kì người nào khác.
Sứ mạng cao cả của GD là giúp mỗi HS bộc lộ hết những tiềm năng vốn có, để HS đó có thể sống có ích cho bản thân, cho gia đình và xã hội.
TS Nguyễn Thị Thanh (Khoa GD - Học viện QLGD) cũng chia sẻ, ưu điểm nổi bật của Dự thảo lần này so với trước đó được thể hiện ở mục tiêu, phương pháp, cấu trúc.
Lần đầu tiên, Dự thảo đã diễn đạt mục tiêu dưới dạng những phẩm chất và năng lực cụ thể; cũng là chương trình đầu tiên quan tâm đến phương pháp GD và đánh giá kết quả GD, thi cử một cách chi tiết, cụ thể theo tiếp cận mục tiêu. Các tiêu chí để đánh giá 6 phẩm chất và 10 năng lực cũng đã được đề xuất.
Về cấu trúc, Chương trình đã chia 2 giai đoạn rõ rệt: Giai đoạn GD cơ bản và giai đoạn định hướng nghề nghiệp. Trong mỗi giai đoạn có các môn học bắt buộc, môn học bắt buộc có phân hóa, môn học tự chọn và môn học tự chọn bắt buộc.
Điều này tạo nên sự đa dạng trong môi trường GD, sẽ giúp hình thành năng lực tự đánh giá, năng lực ra quyết định và là cơ sở để GD HS biết tôn trọng sự khác biệt.
Yêu cầu cấp thiết về bồi dưỡng đội ngũ
Đánh giá về điều kiện thực hiện Chương trình, GS Nguyễn Đức Chính cho rằng, khó khăn lớn nhất là khâu chuẩn bị đội ngũ giáo viên, cán bộ QLGD.
Đây là lực lượng quyết định thành bại của Chương trình. Từ đó, GS Nguyễn Đức Chính đề nghị, cần bổ sung vào điều kiện thực hiện Chương trình phần về đổi mới đào tạo giáo viên ở các trường/khoa sư phạm. Tính toán ngân sách, tăng định biên giáo viên/số lượng HS (có sự tiếp thu các kinh nghiệm của nước ngoài) nhằm hiện thực hóa các mục tiêu.
Đặc biệt, công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên để giảng dạy Chương trình mới cần được tiến hành khẩn trương (hầu hết các giáo viên hiện nay quá quen với cách dạy là truyền thụ hết kiến thức có trong SGK), nhất là các môn học và hoạt động GD có nội dung mới so với chương trình GDPT hiện hành.
Bên cạnh đó, cần tập huấn cho đội ngũ cán bộ QLGD các cấp để có đủ năng lực điều hành thực hiện Chương trình, nhất là CBQL các trường phổ thông. Đối với CBQL, cần có sự chuyên môn hóa cao hơn về mặt năng lực quản lý để lãnh đạo nhà trường hiệu quả trong bối cảnh đổi mới.
Chung quan điểm trên, TS Nguyễn Liên Châu (Học viện QLGD) nhấn mạnh đội ngũ cán bộ quản lý GDPT cần được học tập lý luận nội dung đổi mới. Việc mở các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý hiện nay cần tổ chức lớp theo vị trí việc làm và chức danh quản lý.
Khuyến nghị về việc bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông đáp ứng yêu cầu mới của Chương trình, TS Nguyễn Thị Thanh cho rằng, cần thiết kế lại chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông theo hướng tiếp cận các đòi hỏi mới của Chương trình GDPT tổng thể.
Bám sát chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông, chuẩn hiệu trưởng trường phổ thông để có nội dung phù hợp giúp người cán bộ quản lý có kiến thức, kỹ năng cần thiết khi quản lý nhà trường.
“Trong nội dung chương trình, cần lưu ý những nội dung hướng dẫn cách phân cấp, phân quyền trong nhà trường để các tổ chức trong nhà trường như tổ chuyên môn hoặc cá nhân mỗi giáo viên được tự chủ, linh hoạt và sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ.
Về phương thức quản lý, cũng nên chuyển từ việc quản lý giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện sang quản lý kết quả để nâng cao tính chủ động cho đội ngũ” - TS Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh.
Theo GS Nguyễn Đức Chính, trong công cuộc đổi mới này, vai trò của hiệu trưởng với tư cách là chỉ huy trưởng của một đơn vị tác chiến trực tiếp, quyết định thành bại trên mặt trận của mình. Dạy học thực chất là dạy cách học, trong đó HS là chủ thể của quá trình tự học, còn giáo viên là chủ thể của việc giúp mỗi HS tự học theo cách của HS đó. Đây là công việc khó, cần sự kiên trì và quyết tâm của hiệu trưởng.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại