Không chỉ là một xu thế giáo dục, trong tình hình dịch bệnh hiện nay, một tiết học online có sự tương tác trực tiếp giữa giáo viên và học sinh được xem là cách thức an toàn và phù hợp.
Điểm danh và xây dựng nguyên tắc
Bắt đầu mỗi tiết học, giáo viên luôn thực hiện thao tác điểm danh. Việc này không chỉ giúp giáo viên quản lý tốt lớp học của mình, mà còn cung cấp thông tin kịp thời cho phụ huynh để nắm bắt tình hình tham gia học trực tuyến của con em mình.
Tại Vinschool, giáo viên sử dụng phần mềm School Online để điểm danh, với những học sinh vắng không phép, bộ phận công tác học sinh sẽ hỗ trợ liên lạc với phụ huynh để tìm hiểu nguyên do. Em Thụy Vy, học sinh lớp 7 của trường cho biết: “Một lần, em không online vào lớp do nhầm lẫn lịch học. Rất may, nhà trường thông báo kịp thời về cho bố em nên em vẫn kịp vào học”.
Dù học online hay offline, giáo viên và học sinh đều cần xây dựng các nguyên tắc tiết học. “Một trong những nguyên tắc cần đặt ra đầu tiên đó là một người nói. Các em học sinh sẽ tắt micro, khi nào được giáo viên gọi phát biểu thì mới mở lên và nói”, thầy Hoàng Long Trọng, một giáo viên có nhiều kinh nghiệm dạy học online của trường này chia sẻ.
Ngoài ra, giáo viên cũng có thể đề ra những nguyên tắc khác như: Học sinh luôn kết hợp sử dụng sách giáo khoa và vở ghi chép, đặt câu hỏi cho giáo viên ngay khi có thắc mắc, cách thức cộng – trừ điểm thi đua trong tiết học…
Thiết lập và thực hiện các mục tiêu
Một tiết học hiệu quả là có mục tiêu đầu ra hợp lý và học sinh phải đạt được mục tiêu đó. Dựa trên thang tư duy Bloom, các tiết học có thể đặt mục tiêu ở mức độ tư duy bậc thấp (biết, hiểu) hoặc mức độ tư duy bậc cao (vận dụng, phân tích, đánh giá, sáng tạo).
Để giúp học sinh đạt được mục tiêu đã đặt ra, giáo viên hoàn toàn có thể tổ chức các hoạt động như: Đặt câu hỏi gợi mở, thảo luận nhóm, thuyết trình, phản biện… Các ứng dụng dạy học trực tuyến như Live Class trên LMS, Zoom… đều có các kỹ thuật “tạo phòng thảo luận nhóm”, học sinh sẽ được chia thành các nhóm nhỏ trong các “phòng thảo luận” để cùng nhau trao đổi bài học.
Hiển thị bài giảng trên máy tính.
Học sinh cũng có thể trình chiếu bài thuyết trình của mình ngay trong tiết học online. Một phụ huynh ở quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh có con đang tham gia các lớp học trực tuyến, chia sẻ: “Ban đầu, khi thấy con mình học online, tôi khá lo lắng vì cháu rất thích chơi game và hay lướt Facebook. Nhưng khi thấy con tham gia tích cực vào các hoạt động thảo luận và trả lời câu hỏi do giáo viên đưa ra, hầu như không có “thời gian chết” trong tiết học, tôi hoàn toàn yên tâm và tin tưởng vào con”.
Cô Nguyễn Thị Hương Giang, giáo viên Ngữ văn của trường cho biết: “Các hoạt động trong tiết học online rất phong phú, giáo viên và học sinh tương tác với nhau rất hiệu quả. Bản thân tôi luôn khuyến khích các em đặt câu hỏi và tìm cách trả lời câu hỏi đó bằng việc tìm kiếm, sàng lọc tư liệu trên Internet. Ngoài ra, tôi cũng thường tổ chức trò chơi cho các em thông qua ứng dụng Kahoot”.
Kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh
Nhiều ý kiến cho rằng, việc học online chỉ là “hình thức”, “không hiệu quả”. Tuy nhiên, với các tiết học online tại trường chúng tôi, những ý kiến trên hoàn toàn không chính xác. Giáo viên luôn chú trọng kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh ở từng cột mốc thông qua nhiều cách thức như đặt câu hỏi, tổ chức trò chơi đố vui để kiểm tra xem học sinh có nắm được nội dung bài học không…
Bên cạnh đó, sau mỗi tiết học online, học sinh cần hoàn thành bài tập củng cố, thảo luận, mở rộng kiến thức. Giáo viên luôn theo sát phản hồi, chỉnh sửa bài tập online cho học sinh thông qua các phần mềm quản lý học tập online như LMS, Google Classroom… Nhờ vậy, giáo viên đo lường được mức độ hiểu bài của từng học sinh, từ đó có kế hoạch bổ trợ kiến thức cho các em.
Một tiết học online có sự tương tác trực tiếp giữa giáo viên và học sinh được xem là cách thức phù hợp với học sinh phổ thông trong tình hình dịch bệnh và xu thế giáo dục hiện nay. Các em vẫn được giáo viên trực tiếp hướng dẫn để dễ dàng tiếp cận nội dung kiến thức, đồng thời rèn luyện được kỹ năng tự học khi học bài, làm bài trước và sau mỗi tiết học online.
Một tiết học hiệu quả là tiết học có mục tiêu đầu ra hợp lý và học sinh phải đạt được mục tiêu đó. Dựa trên thang tư duy Bloom, các tiết học có thể đặt mục tiêu ở mức độ tư duy bậc thấp (biết, hiểu) hoặc mức độ tư duy bậc cao (vận dụng, phân tích, đánh giá, sáng tạo).
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
Điểm danh và xây dựng nguyên tắc
Bắt đầu mỗi tiết học, giáo viên luôn thực hiện thao tác điểm danh. Việc này không chỉ giúp giáo viên quản lý tốt lớp học của mình, mà còn cung cấp thông tin kịp thời cho phụ huynh để nắm bắt tình hình tham gia học trực tuyến của con em mình.
Tại Vinschool, giáo viên sử dụng phần mềm School Online để điểm danh, với những học sinh vắng không phép, bộ phận công tác học sinh sẽ hỗ trợ liên lạc với phụ huynh để tìm hiểu nguyên do. Em Thụy Vy, học sinh lớp 7 của trường cho biết: “Một lần, em không online vào lớp do nhầm lẫn lịch học. Rất may, nhà trường thông báo kịp thời về cho bố em nên em vẫn kịp vào học”.
Dù học online hay offline, giáo viên và học sinh đều cần xây dựng các nguyên tắc tiết học. “Một trong những nguyên tắc cần đặt ra đầu tiên đó là một người nói. Các em học sinh sẽ tắt micro, khi nào được giáo viên gọi phát biểu thì mới mở lên và nói”, thầy Hoàng Long Trọng, một giáo viên có nhiều kinh nghiệm dạy học online của trường này chia sẻ.
Ngoài ra, giáo viên cũng có thể đề ra những nguyên tắc khác như: Học sinh luôn kết hợp sử dụng sách giáo khoa và vở ghi chép, đặt câu hỏi cho giáo viên ngay khi có thắc mắc, cách thức cộng – trừ điểm thi đua trong tiết học…
Thiết lập và thực hiện các mục tiêu
Một tiết học hiệu quả là có mục tiêu đầu ra hợp lý và học sinh phải đạt được mục tiêu đó. Dựa trên thang tư duy Bloom, các tiết học có thể đặt mục tiêu ở mức độ tư duy bậc thấp (biết, hiểu) hoặc mức độ tư duy bậc cao (vận dụng, phân tích, đánh giá, sáng tạo).
Để giúp học sinh đạt được mục tiêu đã đặt ra, giáo viên hoàn toàn có thể tổ chức các hoạt động như: Đặt câu hỏi gợi mở, thảo luận nhóm, thuyết trình, phản biện… Các ứng dụng dạy học trực tuyến như Live Class trên LMS, Zoom… đều có các kỹ thuật “tạo phòng thảo luận nhóm”, học sinh sẽ được chia thành các nhóm nhỏ trong các “phòng thảo luận” để cùng nhau trao đổi bài học.
Hiển thị bài giảng trên máy tính.
Học sinh cũng có thể trình chiếu bài thuyết trình của mình ngay trong tiết học online. Một phụ huynh ở quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh có con đang tham gia các lớp học trực tuyến, chia sẻ: “Ban đầu, khi thấy con mình học online, tôi khá lo lắng vì cháu rất thích chơi game và hay lướt Facebook. Nhưng khi thấy con tham gia tích cực vào các hoạt động thảo luận và trả lời câu hỏi do giáo viên đưa ra, hầu như không có “thời gian chết” trong tiết học, tôi hoàn toàn yên tâm và tin tưởng vào con”.
Cô Nguyễn Thị Hương Giang, giáo viên Ngữ văn của trường cho biết: “Các hoạt động trong tiết học online rất phong phú, giáo viên và học sinh tương tác với nhau rất hiệu quả. Bản thân tôi luôn khuyến khích các em đặt câu hỏi và tìm cách trả lời câu hỏi đó bằng việc tìm kiếm, sàng lọc tư liệu trên Internet. Ngoài ra, tôi cũng thường tổ chức trò chơi cho các em thông qua ứng dụng Kahoot”.
Kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh
Nhiều ý kiến cho rằng, việc học online chỉ là “hình thức”, “không hiệu quả”. Tuy nhiên, với các tiết học online tại trường chúng tôi, những ý kiến trên hoàn toàn không chính xác. Giáo viên luôn chú trọng kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh ở từng cột mốc thông qua nhiều cách thức như đặt câu hỏi, tổ chức trò chơi đố vui để kiểm tra xem học sinh có nắm được nội dung bài học không…
Bên cạnh đó, sau mỗi tiết học online, học sinh cần hoàn thành bài tập củng cố, thảo luận, mở rộng kiến thức. Giáo viên luôn theo sát phản hồi, chỉnh sửa bài tập online cho học sinh thông qua các phần mềm quản lý học tập online như LMS, Google Classroom… Nhờ vậy, giáo viên đo lường được mức độ hiểu bài của từng học sinh, từ đó có kế hoạch bổ trợ kiến thức cho các em.
Một tiết học online có sự tương tác trực tiếp giữa giáo viên và học sinh được xem là cách thức phù hợp với học sinh phổ thông trong tình hình dịch bệnh và xu thế giáo dục hiện nay. Các em vẫn được giáo viên trực tiếp hướng dẫn để dễ dàng tiếp cận nội dung kiến thức, đồng thời rèn luyện được kỹ năng tự học khi học bài, làm bài trước và sau mỗi tiết học online.
Một tiết học hiệu quả là tiết học có mục tiêu đầu ra hợp lý và học sinh phải đạt được mục tiêu đó. Dựa trên thang tư duy Bloom, các tiết học có thể đặt mục tiêu ở mức độ tư duy bậc thấp (biết, hiểu) hoặc mức độ tư duy bậc cao (vận dụng, phân tích, đánh giá, sáng tạo).
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại