Điều ít biết về bài vị trên bàn thờ của người Việt

Khánh Linh

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Bên cạnh bát hương, mâm bồng, lọ hoa... thì bài vị, còn được gọi là linh vị hay long vị, là đồ vật không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên của người việt xưa. Xung quanh vật phẩm tâm linh này có nhiều điều không phải ai cũng biết.Bài vị là một cái thẻ làm bằng giấy, gỗ hoặc đồng, có đế để đặt thẳng đứng. Mặt bài vị đề tên, ngày tháng năm sinh, năm mất của người đã khuất, gọi là thần chủ. Những gia đình có điều kiện thường đặt bài vị trong khám thờ, hoặc ngai thờ.Bài vị của mỗi gia đình thường được lưu giữ 5 đời (ngũ đại mai thần chủ) kể từ người chủ cúng, đến đời thứ 6 sẽ được đem đốt hoặc thiên di vào nhà thờ tộc họ để thờ chung.Trên bàn thờ gia tiên thường có không quá 4 bài vị ghi 4 thần chủ theo thứ bậc là cao, tằng, tổ, khảo tức kị, cụ, ông, cha. Cứ đến đời sau thì ông tứ đại thành ông ngũ đại nên đốt/chuyển thần chủ ông ngũ đại đi đưa vị kế tiếp lên.Việc đặt bài vị bắt nguồn từ quan niệm người xưa, theo đó bàn thờ gia tiên là nơi linh thiêng nhất của ngôi nhà, được xem là "chốn về ngự" của gia tiên, thần linh. Bài vị chính là nơi "trú ngụ" của linh hồn người đã khuất khi họ về trần gian thăm con cháu.Không chỉ là một vật biểu trưng cho tâm linh, bài vị còn gắn với một nét văn hóa đẹp, tượng trưng cho sự thương nhớ, hoài niệm của con cháu đối ông bà, tổ tiên tiền tổ.Ngày nay, do những biển đổi về văn hóa (sự phổ biến của máy ảnh và việc chụp ảnh) mà nhiều gia đình đã thay bài vị bằng di ảnh thờ. Nhưng bài vị vẫn hiện diện phổ biến ở các nhà thờ họ hoặc trong các đình, đền, chùa...Mời quý độc giả xem video: Có Một Ninh Bình Non Nước Hữu Tình Đến Thế. Nguồn: VTV Review.


Bên cạnh bát hương, mâm bồng, lọ hoa... thì bài vị, còn được gọi là linh vị hay long vị, là đồ vật không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên của người việt xưa. Xung quanh vật phẩm tâm linh này có nhiều điều không phải ai cũng biết.


Bài vị là một cái thẻ làm bằng giấy, gỗ hoặc đồng, có đế để đặt thẳng đứng. Mặt bài vị đề tên, ngày tháng năm sinh, năm mất của người đã khuất, gọi là thần chủ. Những gia đình có điều kiện thường đặt bài vị trong khám thờ, hoặc ngai thờ.


Bài vị của mỗi gia đình thường được lưu giữ 5 đời (ngũ đại mai thần chủ) kể từ người chủ cúng, đến đời thứ 6 sẽ được đem đốt hoặc thiên di vào nhà thờ tộc họ để thờ chung.


Trên bàn thờ gia tiên thường có không quá 4 bài vị ghi 4 thần chủ theo thứ bậc là cao, tằng, tổ, khảo tức kị, cụ, ông, cha. Cứ đến đời sau thì ông tứ đại thành ông ngũ đại nên đốt/chuyển thần chủ ông ngũ đại đi đưa vị kế tiếp lên.


Việc đặt bài vị bắt nguồn từ quan niệm người xưa, theo đó bàn thờ gia tiên là nơi linh thiêng nhất của ngôi nhà, được xem là "chốn về ngự" của gia tiên, thần linh. Bài vị chính là nơi "trú ngụ" của linh hồn người đã khuất khi họ về trần gian thăm con cháu.


Không chỉ là một vật biểu trưng cho tâm linh, bài vị còn gắn với một nét văn hóa đẹp, tượng trưng cho sự thương nhớ, hoài niệm của con cháu đối ông bà, tổ tiên tiền tổ.


Ngày nay, do những biển đổi về văn hóa (sự phổ biến của máy ảnh và việc chụp ảnh) mà nhiều gia đình đã thay bài vị bằng di ảnh thờ. Nhưng bài vị vẫn hiện diện phổ biến ở các nhà thờ họ hoặc trong các đình, đền, chùa...


Mời quý độc giả xem video: Có Một Ninh Bình Non Nước Hữu Tình Đến Thế. Nguồn: VTV Review.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
 

Bình luận bằng Facebook

Top