Điểm đặc biệt ít người biết về những di tích nổi tiếng ở Huế

Khánh Linh

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Theo Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế, cầu Trường Tiền (Tràng Tiền) 6 vai 12 nhịp, dài hơn 400 m, bắc qua sông Hương, được khởi công xây dựng năm 1897, hoàn thành năm 1899, dưới thời vua Thành Thái. Từ năm 1919 đến 1945, cầu Trường Tiền có tên là cầu “Clemenceau” - được đặt theo tên của Georges Benjamin Clemenceau, người từng giữ chức Thủ tướng của nước Pháp, giai đoạn 1906-1920.Chợ Đông Ba là một trong những biểu tượng đặc sắc của xứ Huế. Chợ nằm cạnh chân cầu Trường Tiền về phía bờ Bắc của thành phố Huế, kéo dài từ cầu Trường Tiền đến cầu Dạ Hội.Theo sách Chín đời chúa, mười ba đời vua triều Nguyễn, chợ Đông Ba lúc đầu có tên là Đông Hoa. Tuy nhiên, tên này về sau trùng với tên của người con dâu tên Hoa của vua Minh Mạng nên triều đình đổi thành chợ Đông Ba. Dưới thời phong kiến, triều đình kiêng gọi tên húy (tên cúng cơm) của tất cả người trong hoàng tộc. Ai vi phạm sẽ bị xử phạt rất nặng.Phu Văn Lâu được xây dựng năm 1819 bên bờ sông Hương, là công trình kiến trúc tô điểm cho bộ mặt của Kinh thành Huế. Một trong hai công trình ấy là Phu Văn Lâu (phu: Trưng bày, văn: Văn thư, lâu: Lầu). Phu Văn Lâu tức cái lầu trưng bày văn thư của triều đình, nơi niêm yết những chỉ dụ quan trọng, hoặc kết quả các kỳ thi do triều đình tổ chức.Sông Hương, núi Ngự Bình (núi Ngự) chính là hai biểu tượng của cố đô Huế. Theo sách Sổ tay danh Việt Nam, núi Ngự Bình nằm bên cạnh sông Hương, chiều cao 103 m. Đây là một trong 20 thắng cảnh của cố đô Huế.Chùa Thiên Mụ, hay Linh Mụ, tọa lạc trên đồi Hà Khê ở tả ngạn sông Hương, nay thuộc phường Kim Long, TP Huế. Ngôi chùa được xây dựng vào năm 1601, dưới thời chúa Tiên (Nguyễn Hoàng).Theo Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế, đến nay, Huế có 5 di sản thuộc 3 loại hình khác nhau được UNESCO vinh danh: Quần thể di tích cố đô Huế (1993 - di sản vật thể); Nhã nhạc - âm nhạc cung đình Việt Nam (2003 - di sản phi vật thể); Mộc bản triều Nguyễn (2009 - di sản tư liệu); Châu bản triều Nguyễn (2014 - di sản tư liệu); và Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016 - di sản tư liệu).


Theo Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế, cầu Trường Tiền (Tràng Tiền) 6 vai 12 nhịp, dài hơn 400 m, bắc qua sông Hương, được khởi công xây dựng năm 1897, hoàn thành năm 1899, dưới thời vua Thành Thái. Từ năm 1919 đến 1945, cầu Trường Tiền có tên là cầu “Clemenceau” - được đặt theo tên của Georges Benjamin Clemenceau, người từng giữ chức Thủ tướng của nước Pháp, giai đoạn 1906-1920.


Chợ Đông Ba là một trong những biểu tượng đặc sắc của xứ Huế. Chợ nằm cạnh chân cầu Trường Tiền về phía bờ Bắc của thành phố Huế, kéo dài từ cầu Trường Tiền đến cầu Dạ Hội.


Theo sách Chín đời chúa, mười ba đời vua triều Nguyễn, chợ Đông Ba lúc đầu có tên là Đông Hoa. Tuy nhiên, tên này về sau trùng với tên của người con dâu tên Hoa của vua Minh Mạng nên triều đình đổi thành chợ Đông Ba. Dưới thời phong kiến, triều đình kiêng gọi tên húy (tên cúng cơm) của tất cả người trong hoàng tộc. Ai vi phạm sẽ bị xử phạt rất nặng.


Phu Văn Lâu được xây dựng năm 1819 bên bờ sông Hương, là công trình kiến trúc tô điểm cho bộ mặt của Kinh thành Huế. Một trong hai công trình ấy là Phu Văn Lâu (phu: Trưng bày, văn: Văn thư, lâu: Lầu). Phu Văn Lâu tức cái lầu trưng bày văn thư của triều đình, nơi niêm yết những chỉ dụ quan trọng, hoặc kết quả các kỳ thi do triều đình tổ chức.


Sông Hương, núi Ngự Bình (núi Ngự) chính là hai biểu tượng của cố đô Huế. Theo sách Sổ tay danh Việt Nam, núi Ngự Bình nằm bên cạnh sông Hương, chiều cao 103 m. Đây là một trong 20 thắng cảnh của cố đô Huế.


Chùa Thiên Mụ, hay Linh Mụ, tọa lạc trên đồi Hà Khê ở tả ngạn sông Hương, nay thuộc phường Kim Long, TP Huế. Ngôi chùa được xây dựng vào năm 1601, dưới thời chúa Tiên (Nguyễn Hoàng).


Theo Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế, đến nay, Huế có 5 di sản thuộc 3 loại hình khác nhau được UNESCO vinh danh: Quần thể di tích cố đô Huế (1993 - di sản vật thể); Nhã nhạc - âm nhạc cung đình Việt Nam (2003 - di sản phi vật thể); Mộc bản triều Nguyễn (2009 - di sản tư liệu); Châu bản triều Nguyễn (2014 - di sản tư liệu); và Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016 - di sản tư liệu).
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
 

Bình luận bằng Facebook

Top