Đi tìm nhân vật huyền thoại (MT 938 - 17/5/2010)
Nhắc đến "Rừng xà nu" của nhà văn Nguyên Ngọc đồng nghĩa với việc nói đến nhân vật cụ Mết...
Nhằm giúp học trò có thêm thông tin về những hình tượng trên, phóng viên Mực Tím đã lên đường tìm về nơi khơi nguồn cảm hứng cho nhà văn Nguyễn Trung Thành viết nên tác phẩm nổi tiếng này.
Sau một chặng đường dài từ TP.HCM, chúng tôi dừng chân tại phố núi Pleiku - thủ phủ của tỉnh Gia Lai. Nhóm chúng tôi quyết định nghỉ đêm tại đây để sáng hôm sau sẽ bắt đầu chuyến hành trình đến làng Xô Man mà nhà văn Nguyên Ngọc đã lấy bối cảnh cho tác phẩm "Rừng xà nu.
Ngôi nhà không số
Từ Pleiku, xe chúng tôi hướng thẳng đến huyện Đắkglei (Kontum) nơi trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ từng là chiến trường khốc liệt. Quốc lộ 14 nay rộng thênh thang, trải nhựa phẳng lì. Thành phố Kontum nhỏ bé nhưng cổ kính hiện dần ra trước mắt. Đoạn đường vào trung tâm thành phố được nâng cấp to đẹp hơn. Nhà cửa, quán xá mọc lên san sát. Xa xa ẩn trong làn sương sớm, đỉnh Ngok Linh (Ngok theo tiếng của dân tộc Dẻ Triêng có nghĩa là núi) - mái nhà của Đông Dương - sừng sững vươn mình lên bầu trời cao. Cũng tại vùng núi này, năm xưa dân làng Xô Man đã nhất tề đứng lên trong cuộc chiến không cân sức với kẻ thù để viết nên bản thiên anh hùng ca của núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ.
Tại Đắkglei, theo chỉ dẫn của Phòng Văn hoá Thông tin huyện, chúng tôi tìm đến ngôi nhà đối diện Uỷ ban Nhân dân xã Đắkpét. Căn nhà trông cũng bình dị và không có số như hầu hết căn nhà khác ở khu vực này. Khoảnh đất trước sân nhà được tận dụng làm nơi bán hàng. Tuy nhiên, với chúng tôi thì nó rất đặc biệt bởi theo người dân địa phương, khi đất nước hoà bình, cụ Mết - người được Nguyên Ngọc mô tả trong "Rừng xà nu" như linh hồn của một tập thể dũng sĩ anh hùng - đã một thời gian sinh sống ở đây. Nay nó là nơi ở của con trai trưởng cụ Mết - chú Đinh Như Rươn.
Cụ Mết là ai?
Theo chú Rươn, nguyên mẫu nhân vật cụ Mết trong "Rừng xà nu" chính là cha ông. Tên thật của cụ là Đinh Môn. Trong kháng chiến chống Pháp cái tên này từng là nỗi khiếp đảm của kẻ thù. Khi đó, tuy chỉ mới tầm 30 tuổi nhưng Đinh Môn đã rất có uy tín với dân làng. Dù chỉ dùng vũ khí thô sơ nhưng Đinh Môn có cách đánh giặc rất mưu trí, ông thường dẫn dụ giặc Pháp đến nơi du kích mai phục để tiêu diệt chúng. Sau nhiều lần vây bắt Đinh Môn không thành, người Pháp đổi "chiêu", bắn tin rằng nếu Đinh Môn ra chiêu hồi thì sẽ được phong hàm tướng! Dĩ nhiên kế sách này của địch đã không bao giờ thành hiện thực.
Năm 1954, Hiệp định Geneve được kí kết. Đinh Môn, lúc đó là đội trưởng đội tuyên truyền vũ trang, tạm biệt bản làng, tập kết ra Bắc, mang theo cậu con trai đầu lòng mới vừa lên 3.
Ra Bắc, Đinh Môn ở tại Gia Lâm (Hà Nội). Ông được đổi tên thành Đinh Mết, được chính phủ cho đi học chính trị, văn hoá. Những ngày ở thủ đô, hồi ức về Tây Nguyên hoang sơ, hùng vĩ, về những trận chiến bảo vệ từng tấc đất quê hương cứ được ông kể đi kể lại với mọi người. Trong ông lúc nào cũng đau đáu nỗi nhớ Tây Nguyên vẫn còn trong tay kẻ thù.
Ngày 24/4/1959 là một ngày trọng đại trong đời Đinh Mết. Ông nhận được lệnh trở về miền Nam chiến đấu. Sau 3 tháng trời đi bộ theo đường mòn Hồ Chí Minh, Đinh Mết về đến vùng Ngok Linh. Từ đây ông tiếp tục tham gia đánh Mỹ trên chiến trường Tây Nguyên. Sau đó ông đã gặp nhà văn Nguyễn Trung Thành và trở thành một trong các nhân vật tiêu biểu của một tác phẩm hay nhất (cho đến nay) viết về Tây Nguyên.
Theo lời kể của chú Rươn, khi bộ phim "Rừng xà nu" được công chiếu, cụ Mết xem rất say sưa và hỉ hả nói với chú: "Bộ phim này người ta nói về tao đó...". Còn chú Rươn thì cứ tròn xoe mắt...
Sau ngày đất nước thống nhất, đã vài lần cụ Mết dắt chú Rươn về thăm lại chiến trường cũ. Trên đường đi, thi thoảng cụ dừng lại, trầm ngâm bảo: "Xưa chỗ này là nơi tao từng chiến đấu với quân địch đấy..."
Thời gian về ở tại Đắkpét, có lúc cụ Mết làm đến chức Chủ tịch Mặt trận tổ quốc huyện Đắkglei. Trong kí ức của người dân địa phương, ông là người rất giỏi vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước. Năm 2000, cụ Mết qua đời ở tuổi 87 trong sự thương kính của mọi người. Chú Rươn cho biết tỉnh Kontum đang làm hồ sơ đề nghị Nhà nước truy phong danh hiệu anh hùng cho cụ Mết.
Trong tác phẩm "Rừng xà nu", nhân vật Mai (vợ của Tnú) được xây dựng như con gái của cụ Mết. Tuy nhiên, ngoài đời thật thì cụ Mết và người vợ đầu là Y Roal chỉ có với nhau người con trai là chú Đinh Như Rươn, năm nay 58 tuổi - nguyên Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Đắkglei. Sau này, khi bà Y Roal qua đời, cụ Mết đi bước nữa với Y Chap. Hai ông bà sinh 3 người con (1 gái, 2 trai) là Y Hanh, A Mép và A Phim.
Đắkglei hôm nay
Chú Đinh Như Rươn - con trai trưởng của cụ Mết
Căn nhà tại Đắkpét nơi cụ Mết về sinh sống khi đất nước hoà bình.
Chân dung cụ Mết
Nhắc đến "Rừng xà nu" của nhà văn Nguyên Ngọc đồng nghĩa với việc nói đến nhân vật cụ Mết...
Kí sự làng Xô Man
Nhắc đến "Rừng xà nu" của nhà văn Nguyên Ngọc đồng nghĩa với việc nói đến nhân vật cụ Mết, đến làng Xô Man, đến cây xà nu...Nhằm giúp học trò có thêm thông tin về những hình tượng trên, phóng viên Mực Tím đã lên đường tìm về nơi khơi nguồn cảm hứng cho nhà văn Nguyễn Trung Thành viết nên tác phẩm nổi tiếng này.
Kì 1: Đi tìm nhân vật huyền thoại
Sau một chặng đường dài từ TP.HCM, chúng tôi dừng chân tại phố núi Pleiku - thủ phủ của tỉnh Gia Lai. Nhóm chúng tôi quyết định nghỉ đêm tại đây để sáng hôm sau sẽ bắt đầu chuyến hành trình đến làng Xô Man mà nhà văn Nguyên Ngọc đã lấy bối cảnh cho tác phẩm "Rừng xà nu.
Ngôi nhà không số
Từ Pleiku, xe chúng tôi hướng thẳng đến huyện Đắkglei (Kontum) nơi trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ từng là chiến trường khốc liệt. Quốc lộ 14 nay rộng thênh thang, trải nhựa phẳng lì. Thành phố Kontum nhỏ bé nhưng cổ kính hiện dần ra trước mắt. Đoạn đường vào trung tâm thành phố được nâng cấp to đẹp hơn. Nhà cửa, quán xá mọc lên san sát. Xa xa ẩn trong làn sương sớm, đỉnh Ngok Linh (Ngok theo tiếng của dân tộc Dẻ Triêng có nghĩa là núi) - mái nhà của Đông Dương - sừng sững vươn mình lên bầu trời cao. Cũng tại vùng núi này, năm xưa dân làng Xô Man đã nhất tề đứng lên trong cuộc chiến không cân sức với kẻ thù để viết nên bản thiên anh hùng ca của núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ.
Tại Đắkglei, theo chỉ dẫn của Phòng Văn hoá Thông tin huyện, chúng tôi tìm đến ngôi nhà đối diện Uỷ ban Nhân dân xã Đắkpét. Căn nhà trông cũng bình dị và không có số như hầu hết căn nhà khác ở khu vực này. Khoảnh đất trước sân nhà được tận dụng làm nơi bán hàng. Tuy nhiên, với chúng tôi thì nó rất đặc biệt bởi theo người dân địa phương, khi đất nước hoà bình, cụ Mết - người được Nguyên Ngọc mô tả trong "Rừng xà nu" như linh hồn của một tập thể dũng sĩ anh hùng - đã một thời gian sinh sống ở đây. Nay nó là nơi ở của con trai trưởng cụ Mết - chú Đinh Như Rươn.
Cụ Mết là ai?
Theo chú Rươn, nguyên mẫu nhân vật cụ Mết trong "Rừng xà nu" chính là cha ông. Tên thật của cụ là Đinh Môn. Trong kháng chiến chống Pháp cái tên này từng là nỗi khiếp đảm của kẻ thù. Khi đó, tuy chỉ mới tầm 30 tuổi nhưng Đinh Môn đã rất có uy tín với dân làng. Dù chỉ dùng vũ khí thô sơ nhưng Đinh Môn có cách đánh giặc rất mưu trí, ông thường dẫn dụ giặc Pháp đến nơi du kích mai phục để tiêu diệt chúng. Sau nhiều lần vây bắt Đinh Môn không thành, người Pháp đổi "chiêu", bắn tin rằng nếu Đinh Môn ra chiêu hồi thì sẽ được phong hàm tướng! Dĩ nhiên kế sách này của địch đã không bao giờ thành hiện thực.
Năm 1954, Hiệp định Geneve được kí kết. Đinh Môn, lúc đó là đội trưởng đội tuyên truyền vũ trang, tạm biệt bản làng, tập kết ra Bắc, mang theo cậu con trai đầu lòng mới vừa lên 3.
Ra Bắc, Đinh Môn ở tại Gia Lâm (Hà Nội). Ông được đổi tên thành Đinh Mết, được chính phủ cho đi học chính trị, văn hoá. Những ngày ở thủ đô, hồi ức về Tây Nguyên hoang sơ, hùng vĩ, về những trận chiến bảo vệ từng tấc đất quê hương cứ được ông kể đi kể lại với mọi người. Trong ông lúc nào cũng đau đáu nỗi nhớ Tây Nguyên vẫn còn trong tay kẻ thù.
Ngày 24/4/1959 là một ngày trọng đại trong đời Đinh Mết. Ông nhận được lệnh trở về miền Nam chiến đấu. Sau 3 tháng trời đi bộ theo đường mòn Hồ Chí Minh, Đinh Mết về đến vùng Ngok Linh. Từ đây ông tiếp tục tham gia đánh Mỹ trên chiến trường Tây Nguyên. Sau đó ông đã gặp nhà văn Nguyễn Trung Thành và trở thành một trong các nhân vật tiêu biểu của một tác phẩm hay nhất (cho đến nay) viết về Tây Nguyên.
Theo lời kể của chú Rươn, khi bộ phim "Rừng xà nu" được công chiếu, cụ Mết xem rất say sưa và hỉ hả nói với chú: "Bộ phim này người ta nói về tao đó...". Còn chú Rươn thì cứ tròn xoe mắt...
Sau ngày đất nước thống nhất, đã vài lần cụ Mết dắt chú Rươn về thăm lại chiến trường cũ. Trên đường đi, thi thoảng cụ dừng lại, trầm ngâm bảo: "Xưa chỗ này là nơi tao từng chiến đấu với quân địch đấy..."
Thời gian về ở tại Đắkpét, có lúc cụ Mết làm đến chức Chủ tịch Mặt trận tổ quốc huyện Đắkglei. Trong kí ức của người dân địa phương, ông là người rất giỏi vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước. Năm 2000, cụ Mết qua đời ở tuổi 87 trong sự thương kính của mọi người. Chú Rươn cho biết tỉnh Kontum đang làm hồ sơ đề nghị Nhà nước truy phong danh hiệu anh hùng cho cụ Mết.
***
Chúng tôi xin phép chú Rươn thắp nén nhang tưởng nhớ người con của núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ. Trên 2 bức tường trong phòng thờ treo rất nhiều bằng khen, giấy khen của Đảng và chính phủ cho Đinh Mết. Trước khi đến đây chúng tôi đã cố hình dung ra nhân vật cụ Mết qua cách miêu tả ông của nhà văn Nguyên Ngọc trong tác phẩm "Rừng xà nu": Cụ Mết ngực căng như một cây xà nu lớn, giọng nói ồ ồ dội vang trong lồng ngực, tưởng như trong tiếng nói của cụ có âm vang tiếng cồng tiếng chiêng, tiếng của núi rừng. Thế nhưng, sau làn khói hương, chúng tôi chỉ nhìn thấy một cụ già chất phác, đầy vẻ phúc hậu. Dường như ông đang mỉm cười. Ắt hẳn cụ Mết đã ra đi trong thanh thản bởi ước nguyện ngày nào của cụ nay đã thành hiện thực khi thế hệ cháu con được vui sống trong cảnh đất nước thái bình. Trong tác phẩm "Rừng xà nu", nhân vật Mai (vợ của Tnú) được xây dựng như con gái của cụ Mết. Tuy nhiên, ngoài đời thật thì cụ Mết và người vợ đầu là Y Roal chỉ có với nhau người con trai là chú Đinh Như Rươn, năm nay 58 tuổi - nguyên Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Đắkglei. Sau này, khi bà Y Roal qua đời, cụ Mết đi bước nữa với Y Chap. Hai ông bà sinh 3 người con (1 gái, 2 trai) là Y Hanh, A Mép và A Phim.
Vũ Hùng
(Còn tiếp)
Làng Xô Man tên thật là gì? Ngày ngôi làng ấy ra sao? Mời các bạn đón xem kì 2: Đất mới chuyển mình.
(Còn tiếp)
Làng Xô Man tên thật là gì? Ngày ngôi làng ấy ra sao? Mời các bạn đón xem kì 2: Đất mới chuyển mình.
Đắkglei hôm nay
Chú Đinh Như Rươn - con trai trưởng của cụ Mết
Căn nhà tại Đắkpét nơi cụ Mết về sinh sống khi đất nước hoà bình.
Chân dung cụ Mết
Ảnh: Nam Thanh
theo mực tím
theo mực tím