Đi tìm cuốn sách giáo khoa “hoàn hảo” (Phần II)

bu0n_c4_+)0j

Thành viên
#1
Phần I của bài viết “Đi tìm cuốn sách giáo khoa hoàn hảo” đã đưa đến cho các bạn cái nhìn tổng quan nhất về vai trò của sách giáo khoa đối với giáo viên và sinh viên trong lớp học. Global Education mời các bạn cùng đi tìm kim chỉ nam cho hành trình đi tìm sự “hoàn hảo” cho sách giáo khoa nhé!


Là một người giáo viên, trong bạn sẽ hội tụ nhiều kỹ năng khác nhau? Liệu bạn có phải là một người họa sĩ có thể phác thảo nên bức tranh mà bạn mong muốn? Liệu bạn có phải là một nhạc công có thể chơi và hát những ca khúc mà bạn yêu thích? Bạn có biết hàng trăm trò chơi khác nhau để cung cấp cho hoạt động thực hành và ngoại khóa của sinh viên? Bạn có thực sự thông thạo tiếng Anh như người bản xứ và có thể phân tích hay chấm điểm khả năng ngôn ngữ của sinh viên bạn? Bạn có phải là một người giáo viên “hoàn hảo” để lựa chọn một cuốn sách giáo khoa cũng “hoàn hảo” cho sinh viên mình.
Lựa chọn một quyển sách giáo khoa hoàn hảo không phải là một vấn đề nhỏ. Khi giáo viên quyết định lựa chọn sách giáo khoa cho sinh viên phải dựa trên những phân tích chi tiết và hiểu biết cụ thể nhu cầu và cấp độ của sinh viên. Có rất nhiều nhà nghiên cứu đã tiến hành các liệt kê và hướng dẫn để lựa chọn sách giáo khoa phù hợp với nhiều sinh viên khác nhau. Chính vì thế mà việc thiết lập một bản phân tích nhu cầu đối với sinh viên của bạn là cần thiết, sinh viên mong đợi gì sau mỗi khóa học? Một khi phân tích đó hoàn thành, giáo viên có thể tạo ra một danh sách các đầu mục sách giáo khoa phù hợp để phân tích tiếp và lựa chọn ra quyển sách phù hợp nhất.
Sau đây là một bản liệt kê để phân tích và lựa chọn cuốn sách giáo khoa cho trẻ em, phân tích này sẽ giúp giáo viên đánh giá tất cả quyển sách cùng một tiêu chí, đồng thời chỉ ra những ưu và nhước điểm giáo viên có thể bổ sung, thay thế, làm cho phù hợp hay bỏ qua trong quyển sách giáo khoa:

Quyển sách giáo khoa đưa lại gì cho giáo viên?
1
2
3
4
5
1
Ưu thế của quyển sách có phù hợp với ưu thế của bạn không?





2
Quyển sách có diễn đạt hết được những điều mà nó giới thiệu không?





3
Sử dụng nó có dễ không?





4
Quyển sách có được sắp xếp và kết cấu hợp lý không?





5
Có thêm những tài liệu bổ ích không?





6
Quyển sách có cân bằng được 4 kỹ năng không? Có đáp ứng yêu cầu của bạn không





7
Quyển sách có cung cấp đa dạng các bài tập thực hành không?





8
Quyển sách có giúp bạn thiết kế các bài kiểm tra không?





9
Quyển sách có nội dung gì ảnh hưởng đến phong tục tập quán hay thuần phong mỹ tục không?





Quyển sách giáo khoa đưa lại gì cho trẻ em?





10
Quyển sách trông có thú vị và hấp dẫn không?





11
Trẻ có dễ nhận biết được những gì cần học và cần thực hành hướng dẫn trong quyển sách không?





12
Quyển sách có cung cấp các hoạt động và bài tập thú vị sôi động không chỉ tập trung vào luyện tập ngôn ngữ không?





13
Kho tàng kiến thức có phong phú để trẻ chưa biết đọc hay biết viết có thể tự tin để tham gia không?







Một khi bạn đã phân tích chi tiết chắc chắn rằng bạn sẽ lựa chọ được một cuốn sách giáo khoa phù hợp cho lớp học của bạn. Vậy nếu như muốn lựa chọn quyển sách giáo khoa và thiết bị dạy học cho những lớp học “đặc biệt” khác thì giáo viên phải làm sao?
1. Đánh giá thành phần lớp học. Quan trọng là phải cân nhắc và chú ý đến độ tuổi, mục đích lớp học, hình thức lớp học – đây là lớp học với mục đích ôn thi hay chỉ là để học cho vui.
2. Nếu như giáo viên đang giảng dạy một khóa học chuyên biệt (TOEFL, IELTS, First Certificate, TOEIC), cần phải lựa chọn những quyển sách phù hợp với mục đích cụ thể với từng chương trình và khóa học. Tránh trường hợp sử dụng sách giáo khoa sai chương trình bởi vì mỗi chương trình thi mục tiêu và thiết kế khác nhau.
3. Nếu như giáo viên chuẩn bị giáo trình cho chương trình chuẩn thì bạn cần sử dụng những giáo trình bao gồm cả 4 kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết.
4. Hoặc nếu như giáo viên tham gia giảng dạy chương trình tiếng Anh Thương mại hay ESP (English for Special Purpose), ngoài các quyển sách giáo khoa liên quan đến các vấn đề cần giảng dạy, thì Internet là một công cụ không thể thiếu được trong việc tìm thông tin hỗ trợ cho bài giảng.
“Trăm hay không bằng tay quen – Experience is the best teacher”, và việc lựa chọn cũng cần có những trải nghiệm nhất định để sở hữu trong tay một cuốn sách giáo khoa “hoàn hảo”. Hi vọng những gợi ý nhỏ mà Global Education giới thiệu có thể giúp bạn lựa chọn cuốn sách giáo khoa tốt nhất cho mình và cho sinh viên của mình.



Tư Hiền_Global Education
 

Bình luận bằng Facebook

Top