Để trò yêu trường

Hoài An

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1

Tích cực tổ chức cho học sinh tham gia trải nghiệm lao động với nông dân ở nông thôn để học sinh được thâm nhập thực tế với đời sống người nông dân

Thầy Hạnh cho rằng: Nguyên nhân dẫn đến trẻ thiếu kỹ năng sống xuất phát từ nhiều phía: gia đình, xã hội, giáo viên và nhà trường. Thiếu kỹ năng sống sẽ dần đến tình trạng trẻ có hành vi ứng xử không phù hợp trong xã hội, thiếu văn hóa trong giao tiếp nơi công cộng; thiếu lễ độ với thầy cô giáo, cha mẹ và người lớn tuổi; chưa có ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng, gây phiền hà cho người khác và công đồng.

Thầy Hạnh đã đưa ra nhiều giải pháp GDKNS cho học sinh thông qua vận dụng linh hoạt các hoạt động trải nghiệm, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (GDNGLL).

Hoạt động ngoại khóa cần tránh đơn điệu

Theo thầy Hạnh, để GDKNS hiệu quả và lôi cuốn được học sinh, giáo viên phải luôn làm mới các hình thức thực hiện từng chủ đề, đa dạng hoá các loại hình hoạt động, tổ chức các hoạt động GDNGLL để thu hút học sinh tích cực tham gia. Các hoạt động mà nội dung đơn điệu, hình thức không phong phú sẽ làm cho học sinh dễ chán nản hoặc thờ ơ.

Vì vậy cần sử dụng linh hoạt các loại hình hoạt động, các hình thức tổ chức hoạt động GDNGLL để thực hiện mục tiêu GDKNS cho học sinh.

Trong việc tổ chức hoạt động GDNGLL lồng ghép GDKNS cho học sinh: Giáo viên phụ trách cần phải xây dựng các hoạt động theo từng chủ đề, chủ điểm của từng tháng và có kịch bản cho từng hoạt động và có sự chuẩn bị chu đáo về cả hình thức tổ chức và các điều kiện phục vụ cho hoạt động đó như: Thành lập Câu lạc bộ nói tiếng Anh ; câu lạc bộ cờ vua; câu lạc bộ toán tuổi thơ; câu lạc bộ mỹ thuật...

Tổ chức cho các em thực hiện các hoạt động ngoại khóa, dã ngoại, trải nghiệm thực tế tại các điểm di tích lịch sử nhằm giáo dục truyền thống lịch sử ông cha; tổ chức thăm quan các điểm du lịch, cho trẻ làm quen với các món ăn dân tộc, hướng dẫn cho các em tập các điệu nhảy dân vũ, múa dân gian để nắm bản sắc dân tộc nơi các em sinh sống.

Hãy để học sinh tự quản


Cần vận dụng linh hoạt các loại hình hoạt động trải nghiệm sáng tạo, các hình thức tổ chức hoạt động GDNGLL để thực hiện GDKNS cho học sinh

Khi tiến hành hoạt động, đối với các hoạt động của lớp, cần cố gắng tạo điều kiện để học sinh tự quản, tự điều khiển, nhất là ở các lớp 8, lớp 9; còn giáo viên nên đóng vai trò là người hỗ trợ, là người giúp đỡ các em.

Cuối cùng là rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả để tiến hành hoạt động tiếp theo được tốt hơn, hiệu quả hơn. Khi rút kinh nghiệm cần tập trung vào hình thức tổ chức hoạt động, nội dung hoạt động, quá trình tự quản, tự điều khiển của học sinh để bước chuẩn bị cho những hoạt động tiếp theo đạt yêu cầu và mục tiêu đề ra.

Bên cạnh việc, vận dụng linh hoạt các loại hình hoạt động trải nghiệm sáng tạo, các hình thức tổ chức hoạt động GDNGLL để thực hiện GDKNS cho học sinh. Thầy Hạnh cho rằng cần đồng thời tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục gia đình – nhà trường – xã hội.

Trong năm học, giáo viên cần chủ động phối hợp chặt chẽ với gia đình và địa phương để quản lý tốt quá trình học tập rèn luyện của học sinh. Gia đình chăm sóc về vật chất nhưng cũng phải luôn quan tâm đến mặt tinh thần như.

Sáng tạo trong tổ chức hoạt động Đoàn, Đội


Sáng tạo trong tổ chức hoạt động Đoàn, Đội để lôi cuốn học sinh

Học sinh THCS là lứa tuổi mà tâm sinh lý đang phát triển phức tạp đòi hỏi việc sinh hoạt, học tập, rèn luyện phải thường xuyên được đổi mới về hình thức lẫn nội dung, về phương pháp, cách thức tổ chức các hoạt động giúp phát hiện năng khiếu của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ phát triển vừa giúp trẻ vui chơi giải trí vừa phải mang tính giáo dục cao.

Vì thế giáo viên làm công tác Đoàn – Đội phải có sự sáng tạo trong thiết kế các hoạt động phong trào và công tác Đoàn - Đội. Phải đổi mới về hình thức lẫn nội dung, về phương pháp cách thức tổ chức, chú trọng tích hợp rèn luyện KNS trong các hoạt động vui chơi, giải trí để các em có quá trình rèn luyện thường xuyên nhưng không làm các em cảm thấy nặng nề. Thông qua hoạt động để giúp phát triển năng khiếu của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ em phát triển toàn diện.

Cuối cùng là nhà trường phải tăng cường phối hợp với chính quyền, với các đoàn thể chính trị – xã hội ở địa phương trong công tác GDKNS; cần gắn chặt từng bước việc học tập, sinh hoạt, giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ với thực tiễn cải tạo xã hội, xây dựng môi trường.

Cần phải có sự thống nhất trong phối hợp giáo dục học sinh giữa nhà trường - gia đình - xã hội để tránh xảy ra mâu thuẫn. Đó cũng là một con đường để giáo dục, phát triển nhân cách cho học sinh.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
 

Bình luận bằng Facebook

Top