Câu hỏi khó và phân loại trong phần từ vựng và phần bài đọc
Cô Nguyễn Thị Thu Hằng – giáo viên Trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội) nhận xét về đề thi Tiếng Anh, Kỳ thi THPT quốc gia 2018:
Cấu trúc đề thi giống như đề thi năm ngoái và giống đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Phần từ vựng trong đề thi năm nay khó hơn, có cả những từ ít được dùng và các cụm động từ. Các câu hỏi được thiết kế khá tốt, giúp phân loại được học sinh.
Khoảng 20-30% câu hỏi ở mức độ học sinh trung bình có thể làm được; câu hỏi khó và phân loại trong phần từ vựng và phần bài đọc. Cụ thể, câu hỏi khó về kiến thức từ vựng như: câu 19, câu 18, câu 8 và câu 9 (mã đề 402)…
Về mức độ khó, đề thi năm nay khó hơn năm trước và tương tự đề thi tham khảo của Bộ GD&ĐT. Nội dung kiến thức phủ rộng trong toàn bộ chương trình phổ thông. Số học sinh được điểm cao tuyệt đối năm nay sẽ ít hơn năm trước.
Bài đọc hiểu, học sinh phải có kĩ năng tìm thông tin chi tiết, kĩ năng đoán nghĩa của từ trong văn cảnh, kĩ năng suy luận và tìm ý chính.
Với đề này, học sinh sức học trung bình có thể đạt 4-5 điểm. Hiếu Nguyễn (ghi)
Điểm phân hóa học sinh giỏi của đề thi ở phần đọc hiểu
Nhận xét về đề thi Tiếng Anh, cô giáo Nguyễn Thị Loan, GV Trường THPT Hoằng Hóa II (Thanh Hóa) cho biết: Nhìn chung, đề thi tiếng Anh (mã đề 416 ) có phần cơ bản bên cạnh phần nâng cao được đặt vào bài đọc hiểu số 3 (từ câu 35 - 42). Với học sinh trung bình sẽ làm được khoảng 50% đề thi này.
Trong đề có 50 câu thì có khoảng 25 - 30 câu hỏi ở mức cơ bản với những chủ đề như ngữ pháp, âm tiết, câu giao tiếp đơn giản. Tiếp đến là những câu phát hiện lỗi sai, tìm câu đồng nghĩa với câu mẫu, tiếp đó là một số câu sử dụng từ vựng hay bài đọc hiểu có độ khó cao hơn.
Phần đọc: Cấu trúc câu của bài tương đối ngắn, đơn giản và từ vựng ở mức độ khó vừa phải.Về từ vựng: Được đưa vào ở cấp độ không khó nhiều, phân biệt từ trong ngữ cảnh (câu 2, câu 10), sử dụng từ gốc đúng cách (câu 8), cụm động từ (câu 9). Bài đọc hiểu (từ câu 28 - 34) tăng độ khó, xuất hiện nhiều từ mới bắt buộc học sinh phải suy luận để hiểu. Bài đọc hiểu chính là điểm phân hóa học sinh giỏi của đề thi năm nay.
Đề thi năm nay theo tôi phù hợp với các em chỉ có nhu cầu thi tốt nghiệp nhưng vẫn có những câu khó để phân loại thí sinh muốn xét tuyển vào Đại học. Đối với những em xác định thi khối D thì điểm 8 sẽ rất nhiều, còn những em lực học ngoại ngữ trung bình - khá thì giành được 5 - 7 điểm là không quá khó.
Đề thi năm nay ở các mã đề đều có phần đọc hiểu ở cuối bài, đây là phần gây nhiều khó khăn cho các thí sinh nhất. Nhưng nhìn chung, đề thi môn tiếng Anh năm nay có độ khó không chênh là mấy so với đề thi THPT năm 2017.
Theo cô Loan, mặc dù đánh giá là đề thi khá vừa sức nhưng sẽ rất khó để các em lấy được điểm tuyệt đối, vì để làm hết và đúng cả phần đọc hiểu thì các em cũng cần phải lập luận, tư duy và vốn từ tốt. Trịnh Huyền (ghi)
Đề thi Tiếng Anh bám sát chương trình học
Cô Nguyễn Thanh Thúy – Giáo viên tiếng Anh Trường THPT Bình Minh (Hoài Đức, Hà Nội) phân tích với Mã đề 408:
Đề thi các dạng bài tương tự như đề thi minh họa của Bộ GD&ĐT, các chủ đề đều nằm trên nền kiến thức lớp 11, lớp 12, hầu hết các thí sinh đã được ôn trên lớp.
Đề thi được biên soạn khá hay, có tính phân loại học sinh trung bình,khá, giỏi, đáp ứng hai mục tiêu vừa xét tốt nghiệp THPT, vừa để xét tuyển ĐH. Có những phần học sinh chỉ cần học tốt trong sách giáo khoa cũng đã đạt được điểm trọn vẹn như phần Ngữ âm.
Phần ngữ pháp xoay quanh các chủ đề quen thuộc, học sinh trung bình có thể làm được hơn 10 câu về những mệnh đề quan hệ, so sánh ngữ pháp, chia động từ. Đây là những câu tạo cơ hội cho học sinh ghi điểm.
Còn phần phân loại học sinh theo tôi là rất khó. Ví dụ như bài sửa lỗi sai, có một câu đòi hỏi học sinh phải hiểu và có độ vận dụng cao; hay như bài về tìm từ đồng nghĩa – trái nghĩa, phải là học sinh khá giỏi mới biết được đó là câu thành ngữ; bài đọc hiểu cũng có một phần khá dài và khó để dành phân loại học sinh giỏi.
Theo tôi, đề thi tiếng Anh khá hay, sát với kiến thức trong chương trình học. Tôi thích những nội dung ra đề rất thông minh, cho học sinh đọc câu hỏi là ra ngay đáp án như phần câu hỏi giao tiếp, hay như câu 27 – dấu hiệu nhận biết. Học sinh chỉ cần chú ý những bài giảng trên lớp là ăn điểm. Gia Hân (ghi)
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
Cô Nguyễn Thị Thu Hằng – giáo viên Trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội) nhận xét về đề thi Tiếng Anh, Kỳ thi THPT quốc gia 2018:
Cấu trúc đề thi giống như đề thi năm ngoái và giống đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Phần từ vựng trong đề thi năm nay khó hơn, có cả những từ ít được dùng và các cụm động từ. Các câu hỏi được thiết kế khá tốt, giúp phân loại được học sinh.
Khoảng 20-30% câu hỏi ở mức độ học sinh trung bình có thể làm được; câu hỏi khó và phân loại trong phần từ vựng và phần bài đọc. Cụ thể, câu hỏi khó về kiến thức từ vựng như: câu 19, câu 18, câu 8 và câu 9 (mã đề 402)…
Về mức độ khó, đề thi năm nay khó hơn năm trước và tương tự đề thi tham khảo của Bộ GD&ĐT. Nội dung kiến thức phủ rộng trong toàn bộ chương trình phổ thông. Số học sinh được điểm cao tuyệt đối năm nay sẽ ít hơn năm trước.
Bài đọc hiểu, học sinh phải có kĩ năng tìm thông tin chi tiết, kĩ năng đoán nghĩa của từ trong văn cảnh, kĩ năng suy luận và tìm ý chính.
Với đề này, học sinh sức học trung bình có thể đạt 4-5 điểm. Hiếu Nguyễn (ghi)
Điểm phân hóa học sinh giỏi của đề thi ở phần đọc hiểu
Nhận xét về đề thi Tiếng Anh, cô giáo Nguyễn Thị Loan, GV Trường THPT Hoằng Hóa II (Thanh Hóa) cho biết: Nhìn chung, đề thi tiếng Anh (mã đề 416 ) có phần cơ bản bên cạnh phần nâng cao được đặt vào bài đọc hiểu số 3 (từ câu 35 - 42). Với học sinh trung bình sẽ làm được khoảng 50% đề thi này.
Trong đề có 50 câu thì có khoảng 25 - 30 câu hỏi ở mức cơ bản với những chủ đề như ngữ pháp, âm tiết, câu giao tiếp đơn giản. Tiếp đến là những câu phát hiện lỗi sai, tìm câu đồng nghĩa với câu mẫu, tiếp đó là một số câu sử dụng từ vựng hay bài đọc hiểu có độ khó cao hơn.
Phần đọc: Cấu trúc câu của bài tương đối ngắn, đơn giản và từ vựng ở mức độ khó vừa phải.Về từ vựng: Được đưa vào ở cấp độ không khó nhiều, phân biệt từ trong ngữ cảnh (câu 2, câu 10), sử dụng từ gốc đúng cách (câu 8), cụm động từ (câu 9). Bài đọc hiểu (từ câu 28 - 34) tăng độ khó, xuất hiện nhiều từ mới bắt buộc học sinh phải suy luận để hiểu. Bài đọc hiểu chính là điểm phân hóa học sinh giỏi của đề thi năm nay.
Đề thi năm nay theo tôi phù hợp với các em chỉ có nhu cầu thi tốt nghiệp nhưng vẫn có những câu khó để phân loại thí sinh muốn xét tuyển vào Đại học. Đối với những em xác định thi khối D thì điểm 8 sẽ rất nhiều, còn những em lực học ngoại ngữ trung bình - khá thì giành được 5 - 7 điểm là không quá khó.
Đề thi năm nay ở các mã đề đều có phần đọc hiểu ở cuối bài, đây là phần gây nhiều khó khăn cho các thí sinh nhất. Nhưng nhìn chung, đề thi môn tiếng Anh năm nay có độ khó không chênh là mấy so với đề thi THPT năm 2017.
Theo cô Loan, mặc dù đánh giá là đề thi khá vừa sức nhưng sẽ rất khó để các em lấy được điểm tuyệt đối, vì để làm hết và đúng cả phần đọc hiểu thì các em cũng cần phải lập luận, tư duy và vốn từ tốt. Trịnh Huyền (ghi)
Đề thi Tiếng Anh bám sát chương trình học
Cô Nguyễn Thanh Thúy – Giáo viên tiếng Anh Trường THPT Bình Minh (Hoài Đức, Hà Nội) phân tích với Mã đề 408:
Đề thi các dạng bài tương tự như đề thi minh họa của Bộ GD&ĐT, các chủ đề đều nằm trên nền kiến thức lớp 11, lớp 12, hầu hết các thí sinh đã được ôn trên lớp.
Đề thi được biên soạn khá hay, có tính phân loại học sinh trung bình,khá, giỏi, đáp ứng hai mục tiêu vừa xét tốt nghiệp THPT, vừa để xét tuyển ĐH. Có những phần học sinh chỉ cần học tốt trong sách giáo khoa cũng đã đạt được điểm trọn vẹn như phần Ngữ âm.
Phần ngữ pháp xoay quanh các chủ đề quen thuộc, học sinh trung bình có thể làm được hơn 10 câu về những mệnh đề quan hệ, so sánh ngữ pháp, chia động từ. Đây là những câu tạo cơ hội cho học sinh ghi điểm.
Còn phần phân loại học sinh theo tôi là rất khó. Ví dụ như bài sửa lỗi sai, có một câu đòi hỏi học sinh phải hiểu và có độ vận dụng cao; hay như bài về tìm từ đồng nghĩa – trái nghĩa, phải là học sinh khá giỏi mới biết được đó là câu thành ngữ; bài đọc hiểu cũng có một phần khá dài và khó để dành phân loại học sinh giỏi.
Theo tôi, đề thi tiếng Anh khá hay, sát với kiến thức trong chương trình học. Tôi thích những nội dung ra đề rất thông minh, cho học sinh đọc câu hỏi là ra ngay đáp án như phần câu hỏi giao tiếp, hay như câu 27 – dấu hiệu nhận biết. Học sinh chỉ cần chú ý những bài giảng trên lớp là ăn điểm. Gia Hân (ghi)
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại