PHÒNG GD VÀ ĐT THANH BA
TRƯỜNG THCS2 TT THANH BA
ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2014 – 2015
Môn: Ngữ văn lớp 9- Lần 2
Thời gian làm bài: 150 phút
(Không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (3,0 điểm):
Cho đoạn thơ sau:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.”
(Trích: “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, SGK Ngữ văn 9, Tập một)
a) Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng điệp từ “buồn trông” trong đoạn thơ trên.
b) Phân tích ý nghĩa của các từ láy trong việc thể hiện tâm trạng nhân vật trữ tình qua đoạn trích.
Câu 2 (5,0 điểm):
Suy nghĩ về ý nghĩa câu nói sau: Tôi đã khóc vì không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày. (Hellen Keller)
Câu 3 (12 điểm):
Nhà văn Nguyễn Minh Châu cho rằng:
“…những người cầm bút có biệt tài có thể chọn ra trong dòng đời xuôi chảy một khoảnh khắc thời gian mà ở đó cuộc sống đậm đặc nhất, chứa đựng nhiều ý nghĩa nhất, một khoảnh khắc cuộc sống...nhưng bắt buộc con người ở vào một tình thế phải bộc lộ ra cái phần tâm can nhất, cái phần ẩn náu sâu kín nhất, thậm chí có khi là khoảnh khắc chứa đựng cả một đời người, một đời nhân loại”.
(Trang giấy trước đèn, NXB KHXH, H. 1994, tr. 258)
Em hiểu thế nào về “tình thế”? “Tình thế” đặc biệt ấy được thể hiện như thế nào trong văn bản “ Lão Hạc” (Nam Cao) và “Làng” (Kim Lân)?
Hết
Họ và tên thí sinh: ……………………… Số báo danh: ……………..
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm .
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI
MÔN NGỮ VĂN 9
I. Hướng dẫn chung
1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm một cách máy móc, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm.
2. Cần khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo, nội dung bài viết có thể không trùng với yêu cầu trong đáp án nhưng lập luận thuyết phục, văn phong sáng rõ,...
3. Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi phần và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.
4. Điểm toàn bài tính lẻ đến 0,5 điểm.
II. Đáp án và thang điểm:
Câu 1: (3,0 điểm )
a) Tác dụng của điệp ngữ “buồn trông”: (1,0 điểm)
- Điệp ngữ “buồn trông” đứng ở đầu câuđượcnhắc lại 4 lần .
- Buồn trông là mang sẵn nỗi buồn trong lòng mà trông ngóng ra bên ngoài, nhưng càng trông ngóng càng buồn hơn. Vì thế, theo cái nhìn của nàng Kiều nỗi buồn của lòng người tràn ra cảnh vật, thấm vào cảnh vật.
- Điệp ngữ buồn trông vừa gợi ra âm điệu trầm buồn da diết cho cả đoạn thơ vừa diễn tả được tâm trạng sầu muộn triền miên không dứt trong lòng nàng Kiều.
b) Phân tích ý nghĩa các từ láy: (2,0 điểm)
- thấp thoáng, xa xa: không chỉ diễn tả trạng thái lúc ẩn, lúc hiện và ngày càng xa dần của con thuyền nơi cửa bể mà còn gợi sự trông ngóng của Thúy Kiều về ngày đoàn tụ ngày càng trở nên vô vọng, xa vời.
- man mác: gợi hình ảnh bông hoa trôi theo dòng nước, đồng thời thể hiện nỗi buồn về thân phận nổi trôi, vô định.
- rầu rầu: gợi tả dáng vẻ héo úa của nội cỏ nhưng cũng nói lên nỗi héo hon, ngậm ngùi buồn đau không nói thành lời.
- xanh xanh: không chỉ gợi ra màu xanh của cỏ đang lan tới tận chân trời mà còn gợi được cảm giác cô đơn, chán chường, tuyệt vọng trong lòng ngưòi.
-> Các từ láy không chỉ có tác dụng gợi tả bức tranh thiên nhiên mà góp phần thể hiện tâm trạng buồn bã, xót xa, lo sợ, hãi hùng, tuyệt vọng...của nhân vật trữ tình.
Câu 2 (5,0 điểm):
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Trình bày dưới dạng bài văn ngắn hoặc đoạn văn nghị luận xã hội. Sử dụng các thao tác nghị luận một cách phù hợp.
- Biết cách xây dựng và trình bày hệ thống luận điểm khoa học, lập luận chặt chẽ.
- Bố cục rõ ràng; kết cấu chặt chẽ; diễn đạt lưu loát, mạch lạc.
- Không mắc các lỗi: chính tả, dùng từ, ngữ pháp,…
2.Yêu cầu về kiến thức:
a) Giải thích: (1,0 điểm)
- Các từ ngữ:
+ đã khóc: sự buồn bã, đau xót, tuyệt vọng, buông xuôi.
+ không có giày để đi: hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn về vật chất.
+ không có chân để đi giày: hoàn cảnh bất hạnh, nghiệt ngã của số phận.
+ đã khóc vì không có giày để đi cho đến khi: sự nhận thức, “ngộ” ra một vấn đề.
- Ý nghĩa: những thiếu thốn, khó khăn của riêng ta chẳng thấm gì so với những đau xót, bất hạnh của nhiều người khác quanh ta.
b) Bàn luận vấn đề: (3,0 điểm)
- Cuộc sống của mỗi người khó tránh khỏi những khó khăn, trắc trở. Nếu con ngưòi nhận thức lệch lạc, thiếu bản lĩnh nghị lực thì dễ buồn đau, thất vọng, buông xuôi.
- Tuy nhiên, nếu nhìn xung quanh, ta sẽ thấy còn có người phải chịu những thiệt thòi, bất hạnh hơn ta rất nhiều. Vì vậy, con người phải biết tự vượt lên hoàn cảnh của chính mình để trở nên vững vàng và trưởng thành.
- Trên thực tế có những người gục ngã trước số phận nhưng lại có nhiều người giàu nghị lực đã chiến thắng số phận của mình.
c) Rút ra bài học: (1,0 điểm)
Về cách nhìn nhận cuộc sống; về ý chí, nghị lực, niềm tin và sự đồng cảm, sẻ chia...
Câu 3 (12 điểm):
1.Yêu cầu về kĩ năng:
- HS có kĩ năng làm bài nghị luận văn học tổng hợp, biết kết hợp các phép lập luận như giải thích, phân tích, chứng minh...
- Hiểu đúng và hướng trúng vào vấn đề mà đề bài yêu cầu:
- Biết lựa chọn dẫn chứng, phân tích và bình dẫn chứng sao cho làm sáng rõ vấn đề.
- Biết kết hợp với liên hệ, mở rộng để trình bày vấn đề một cách thấu đáo, toàn diện.
- Văn viết có cảm xúc, diễn đạt lưu loát, trôi chảy; biết dùng từ, đặt câu chuẩn xác, gợi cảm.
- Bố cục bài phải hoàn chỉnh, chặt chẽ.
2.Yêu cầu về nội dung kiến thức:
2.1. Giới thiệu chung về hai tác phẩm và vấn đề cần nghị luận. (1,0 điểm)
2.2. Giải thích cách hiểu về tình thế. Nêu được vai trò của việc xây dựng tình thế (hay tình huống) trong truyện.
(2,0 điểm)
-Tình thế truyện hay còn gọi là tình huống là một sự kiện đặc biệt của đời sống được nhà văn sáng tạo trong tác phẩm. Tại sự kiện ấy, bản chất, tâm trạng hay tính cách nhân vật hiện lên sắc nét.
- Qua xây dựng tình thế, ý tưởng của tác giả cũng được bộc lộ trọn vẹn.
- Tạo tình huống là phần quan trọng nhất của quy trình sáng tạo một truyện ngắn.
2.3. Tình thế truyện trong hai văn bản “Lão Hạc” và “Làng”. (8,0 điểm)
a. Giống nhau. (1,0 điểm)
- Văn bản “Lão Hạc” và “Làng” gặp nhau ở cách đặt nhân vật vào những tình thế lựa chọn khá quyết liệt trước khi đi đến quyết định dứt khoát.
- Qua tình thế ấy, cả hai tác giả đều khiến nhân vật rất tự nhiên “ phải bộc lộ ra cái phần tâm can nhất, cái phần ẩn náu sâu kín nhất” của mình.
b. Khác nhau. (7,0 điểm)
b1. Văn bản “Lão Hạc” (Nam Cao). (3,5 điểm)
- Xây dựng nhân vật lão Hạc, Nam Cao đã đặt nhân vật của mình vào trong tình thế hành động.
+ Tình thế 1: Lão Hạc phải lựa chọn giữa việc bán hay không bán“cậu Vàng”. Tình thế ấy khiến lão Hạc đau khổ, dày vò, tâm trạng nặng trĩu. Đó chính là lúc tình thương con, yêu con sâu sắc, âm thầm
cùng với lòng nhân hậu của Lão Hạc được bộc lộ sâu sắc nhất.
+ Tình thế 2: Lão Hạc phải trực tiếp lựa chọn giữa sự sống và cái chết. Chính tình thế này đã đặt dấu lặng cảm xúc, tạo ra giá trị hiện thực sâu sắc cho tác phẩm.
- Tình thế truyện như một “khoảng khắc đậm đặc của đời sống” đã buộc nhân vật Lão Hạc bộc lộ mình với những vẻ đẹp đáng trọng: vẻ đẹp toát ra từ một nhân cách giàu lòng tự trọng, lương thiện, trong sạch và tình yêu thương con sâu nặng... Chính tình thế ấy giúp tác giả thể hiện được số phận đau khổ, vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam. Đồng thời tạo sức hấp dẫn cho tác phẩm cũng như tài năng văn học, tâm hồn của người cầm bút.
b2. Văn bản “Làng” (Kim Lân) (3,5 điểm)
- Xây dựng nhân vật ông Hai, Kim Lân đã đặt nhân vật của mình vào trong tình thế tâm trạng.
+ Tình thế 1: Ở phòng thông tin ra, ông Hai đang hồ hởi, tự hào về những thắng lợi của quân và dân ta thì ông như bị sét đánh về cái tin “dữ” cả làng Chợ Dầu “Việt gian theo Tây”.
+ Tình thế 2: Khi ông Hai đang đau khổ, tủi nhục tột cùng cũng là lúc gia đình ông bị mụ chủ đuổi khéo. Ông Hai bị đẩy vào tình thế bế tắc, tuyệt vọng. Tình huống này đẩy mâu thuẫn truyện tới đỉnh điểm, buộc ông Hai phải lựa chọn dứt khoát: yêu làng hay yêu nước?
- Hai “khoảnh khắc đậm trong đời sống” ấy tạo nên kịch tính, căng thẳng cao độ cho tác phẩm, đồng thời buộc nhân vật phải bộc lộ mình với niềm tự hào, tình yêu quê hương sâu sắc. Qua tình thế truyện, ta còn thấy sáng lên ở nhà văn tấm lòng yêu quý, trân trọng người nông dân.
Để tạo nên tình huống “giàu ý nghĩa” như thế, Kim Lân phải có “biệt tài” trong sáng tạo nghệ thuật.
2.3. Đánh giá, tổng hợp: (1,0 điểm)
- Khẳng định lại giá trị của việc xây dựng tình thế truyện và sức sống bền vững của hai văn bản trong lòng người đọc.
- Ý nghĩa, bài học cho người sáng tác và người tiếp nhận.
Lưu ý:
- Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
- Giáo viên cần linh hoạt trong khi chấm,có thể thưởng cho những bài viết sáng tạo phù hợp với yêu cầu của đề bài.
Người ra đề: Phan Thanh
TRƯỜNG THCS2 TT THANH BA
ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2014 – 2015
Môn: Ngữ văn lớp 9- Lần 2
Thời gian làm bài: 150 phút
(Không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (3,0 điểm):
Cho đoạn thơ sau:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.”
(Trích: “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, SGK Ngữ văn 9, Tập một)
a) Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng điệp từ “buồn trông” trong đoạn thơ trên.
b) Phân tích ý nghĩa của các từ láy trong việc thể hiện tâm trạng nhân vật trữ tình qua đoạn trích.
Câu 2 (5,0 điểm):
Suy nghĩ về ý nghĩa câu nói sau: Tôi đã khóc vì không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày. (Hellen Keller)
Câu 3 (12 điểm):
Nhà văn Nguyễn Minh Châu cho rằng:
“…những người cầm bút có biệt tài có thể chọn ra trong dòng đời xuôi chảy một khoảnh khắc thời gian mà ở đó cuộc sống đậm đặc nhất, chứa đựng nhiều ý nghĩa nhất, một khoảnh khắc cuộc sống...nhưng bắt buộc con người ở vào một tình thế phải bộc lộ ra cái phần tâm can nhất, cái phần ẩn náu sâu kín nhất, thậm chí có khi là khoảnh khắc chứa đựng cả một đời người, một đời nhân loại”.
(Trang giấy trước đèn, NXB KHXH, H. 1994, tr. 258)
Em hiểu thế nào về “tình thế”? “Tình thế” đặc biệt ấy được thể hiện như thế nào trong văn bản “ Lão Hạc” (Nam Cao) và “Làng” (Kim Lân)?
Hết
Họ và tên thí sinh: ……………………… Số báo danh: ……………..
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm .
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI
MÔN NGỮ VĂN 9
I. Hướng dẫn chung
1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm một cách máy móc, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm.
2. Cần khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo, nội dung bài viết có thể không trùng với yêu cầu trong đáp án nhưng lập luận thuyết phục, văn phong sáng rõ,...
3. Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi phần và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.
4. Điểm toàn bài tính lẻ đến 0,5 điểm.
II. Đáp án và thang điểm:
Câu 1: (3,0 điểm )
a) Tác dụng của điệp ngữ “buồn trông”: (1,0 điểm)
- Điệp ngữ “buồn trông” đứng ở đầu câuđượcnhắc lại 4 lần .
- Buồn trông là mang sẵn nỗi buồn trong lòng mà trông ngóng ra bên ngoài, nhưng càng trông ngóng càng buồn hơn. Vì thế, theo cái nhìn của nàng Kiều nỗi buồn của lòng người tràn ra cảnh vật, thấm vào cảnh vật.
- Điệp ngữ buồn trông vừa gợi ra âm điệu trầm buồn da diết cho cả đoạn thơ vừa diễn tả được tâm trạng sầu muộn triền miên không dứt trong lòng nàng Kiều.
b) Phân tích ý nghĩa các từ láy: (2,0 điểm)
- thấp thoáng, xa xa: không chỉ diễn tả trạng thái lúc ẩn, lúc hiện và ngày càng xa dần của con thuyền nơi cửa bể mà còn gợi sự trông ngóng của Thúy Kiều về ngày đoàn tụ ngày càng trở nên vô vọng, xa vời.
- man mác: gợi hình ảnh bông hoa trôi theo dòng nước, đồng thời thể hiện nỗi buồn về thân phận nổi trôi, vô định.
- rầu rầu: gợi tả dáng vẻ héo úa của nội cỏ nhưng cũng nói lên nỗi héo hon, ngậm ngùi buồn đau không nói thành lời.
- xanh xanh: không chỉ gợi ra màu xanh của cỏ đang lan tới tận chân trời mà còn gợi được cảm giác cô đơn, chán chường, tuyệt vọng trong lòng ngưòi.
-> Các từ láy không chỉ có tác dụng gợi tả bức tranh thiên nhiên mà góp phần thể hiện tâm trạng buồn bã, xót xa, lo sợ, hãi hùng, tuyệt vọng...của nhân vật trữ tình.
Câu 2 (5,0 điểm):
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Trình bày dưới dạng bài văn ngắn hoặc đoạn văn nghị luận xã hội. Sử dụng các thao tác nghị luận một cách phù hợp.
- Biết cách xây dựng và trình bày hệ thống luận điểm khoa học, lập luận chặt chẽ.
- Bố cục rõ ràng; kết cấu chặt chẽ; diễn đạt lưu loát, mạch lạc.
- Không mắc các lỗi: chính tả, dùng từ, ngữ pháp,…
2.Yêu cầu về kiến thức:
a) Giải thích: (1,0 điểm)
- Các từ ngữ:
+ đã khóc: sự buồn bã, đau xót, tuyệt vọng, buông xuôi.
+ không có giày để đi: hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn về vật chất.
+ không có chân để đi giày: hoàn cảnh bất hạnh, nghiệt ngã của số phận.
+ đã khóc vì không có giày để đi cho đến khi: sự nhận thức, “ngộ” ra một vấn đề.
- Ý nghĩa: những thiếu thốn, khó khăn của riêng ta chẳng thấm gì so với những đau xót, bất hạnh của nhiều người khác quanh ta.
b) Bàn luận vấn đề: (3,0 điểm)
- Cuộc sống của mỗi người khó tránh khỏi những khó khăn, trắc trở. Nếu con ngưòi nhận thức lệch lạc, thiếu bản lĩnh nghị lực thì dễ buồn đau, thất vọng, buông xuôi.
- Tuy nhiên, nếu nhìn xung quanh, ta sẽ thấy còn có người phải chịu những thiệt thòi, bất hạnh hơn ta rất nhiều. Vì vậy, con người phải biết tự vượt lên hoàn cảnh của chính mình để trở nên vững vàng và trưởng thành.
- Trên thực tế có những người gục ngã trước số phận nhưng lại có nhiều người giàu nghị lực đã chiến thắng số phận của mình.
c) Rút ra bài học: (1,0 điểm)
Về cách nhìn nhận cuộc sống; về ý chí, nghị lực, niềm tin và sự đồng cảm, sẻ chia...
Câu 3 (12 điểm):
1.Yêu cầu về kĩ năng:
- HS có kĩ năng làm bài nghị luận văn học tổng hợp, biết kết hợp các phép lập luận như giải thích, phân tích, chứng minh...
- Hiểu đúng và hướng trúng vào vấn đề mà đề bài yêu cầu:
- Biết lựa chọn dẫn chứng, phân tích và bình dẫn chứng sao cho làm sáng rõ vấn đề.
- Biết kết hợp với liên hệ, mở rộng để trình bày vấn đề một cách thấu đáo, toàn diện.
- Văn viết có cảm xúc, diễn đạt lưu loát, trôi chảy; biết dùng từ, đặt câu chuẩn xác, gợi cảm.
- Bố cục bài phải hoàn chỉnh, chặt chẽ.
2.Yêu cầu về nội dung kiến thức:
2.1. Giới thiệu chung về hai tác phẩm và vấn đề cần nghị luận. (1,0 điểm)
2.2. Giải thích cách hiểu về tình thế. Nêu được vai trò của việc xây dựng tình thế (hay tình huống) trong truyện.
(2,0 điểm)
-Tình thế truyện hay còn gọi là tình huống là một sự kiện đặc biệt của đời sống được nhà văn sáng tạo trong tác phẩm. Tại sự kiện ấy, bản chất, tâm trạng hay tính cách nhân vật hiện lên sắc nét.
- Qua xây dựng tình thế, ý tưởng của tác giả cũng được bộc lộ trọn vẹn.
- Tạo tình huống là phần quan trọng nhất của quy trình sáng tạo một truyện ngắn.
2.3. Tình thế truyện trong hai văn bản “Lão Hạc” và “Làng”. (8,0 điểm)
a. Giống nhau. (1,0 điểm)
- Văn bản “Lão Hạc” và “Làng” gặp nhau ở cách đặt nhân vật vào những tình thế lựa chọn khá quyết liệt trước khi đi đến quyết định dứt khoát.
- Qua tình thế ấy, cả hai tác giả đều khiến nhân vật rất tự nhiên “ phải bộc lộ ra cái phần tâm can nhất, cái phần ẩn náu sâu kín nhất” của mình.
b. Khác nhau. (7,0 điểm)
b1. Văn bản “Lão Hạc” (Nam Cao). (3,5 điểm)
- Xây dựng nhân vật lão Hạc, Nam Cao đã đặt nhân vật của mình vào trong tình thế hành động.
+ Tình thế 1: Lão Hạc phải lựa chọn giữa việc bán hay không bán“cậu Vàng”. Tình thế ấy khiến lão Hạc đau khổ, dày vò, tâm trạng nặng trĩu. Đó chính là lúc tình thương con, yêu con sâu sắc, âm thầm
cùng với lòng nhân hậu của Lão Hạc được bộc lộ sâu sắc nhất.
+ Tình thế 2: Lão Hạc phải trực tiếp lựa chọn giữa sự sống và cái chết. Chính tình thế này đã đặt dấu lặng cảm xúc, tạo ra giá trị hiện thực sâu sắc cho tác phẩm.
- Tình thế truyện như một “khoảng khắc đậm đặc của đời sống” đã buộc nhân vật Lão Hạc bộc lộ mình với những vẻ đẹp đáng trọng: vẻ đẹp toát ra từ một nhân cách giàu lòng tự trọng, lương thiện, trong sạch và tình yêu thương con sâu nặng... Chính tình thế ấy giúp tác giả thể hiện được số phận đau khổ, vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam. Đồng thời tạo sức hấp dẫn cho tác phẩm cũng như tài năng văn học, tâm hồn của người cầm bút.
b2. Văn bản “Làng” (Kim Lân) (3,5 điểm)
- Xây dựng nhân vật ông Hai, Kim Lân đã đặt nhân vật của mình vào trong tình thế tâm trạng.
+ Tình thế 1: Ở phòng thông tin ra, ông Hai đang hồ hởi, tự hào về những thắng lợi của quân và dân ta thì ông như bị sét đánh về cái tin “dữ” cả làng Chợ Dầu “Việt gian theo Tây”.
+ Tình thế 2: Khi ông Hai đang đau khổ, tủi nhục tột cùng cũng là lúc gia đình ông bị mụ chủ đuổi khéo. Ông Hai bị đẩy vào tình thế bế tắc, tuyệt vọng. Tình huống này đẩy mâu thuẫn truyện tới đỉnh điểm, buộc ông Hai phải lựa chọn dứt khoát: yêu làng hay yêu nước?
- Hai “khoảnh khắc đậm trong đời sống” ấy tạo nên kịch tính, căng thẳng cao độ cho tác phẩm, đồng thời buộc nhân vật phải bộc lộ mình với niềm tự hào, tình yêu quê hương sâu sắc. Qua tình thế truyện, ta còn thấy sáng lên ở nhà văn tấm lòng yêu quý, trân trọng người nông dân.
Để tạo nên tình huống “giàu ý nghĩa” như thế, Kim Lân phải có “biệt tài” trong sáng tạo nghệ thuật.
2.3. Đánh giá, tổng hợp: (1,0 điểm)
- Khẳng định lại giá trị của việc xây dựng tình thế truyện và sức sống bền vững của hai văn bản trong lòng người đọc.
- Ý nghĩa, bài học cho người sáng tác và người tiếp nhận.
Lưu ý:
- Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
- Giáo viên cần linh hoạt trong khi chấm,có thể thưởng cho những bài viết sáng tạo phù hợp với yêu cầu của đề bài.
Người ra đề: Phan Thanh
Last edited by a moderator: