Đề có cấu trúc đúng như một số năm gần đây Bộ GD&ĐT đã đưa ra. Đề khoa học, gọn và khơi gợi sáng tạo. Với nhiều thầy cô giáo dạy Ngữ văn, đề ít nhiều đã gợi ý, “định hướng” cách dạy, cách ôn mùa thi THPT QG năm 2020.
Đề tham khảo ra giữa mùa phòng chống dịch
Năm học 2019-2020 này là một năm học khó khăn và thử thách, với kỳ nghỉ kéo dài “bất đắc dĩ” để phòng chống dịch bệnh Covid-19, nên đề tham khảo hợp lý sẽ đưa đến tâm lý yên tâm cho học sinh lớp 12 năm nay cùng phụ huynh của các em. Vì việc học online, học trên truyền hình đã được ứng dụng ở các tỉnh thành nhưng khó có thể nói đạt hiệu quả đồng đều và hoàn toàn thay thế được việc học tập trực tiếp ở trường, được thầy cô sát bên giảng dạy, đôn đốc.
Về kiến thức tổng thể, đề thi môn Ngữ văn tham khảo đã đưa ra vấn đề từ cuộc sống và vấn đề văn học khá phù hợp với tâm lý và khả năng của đông đảo học sinh.
Trong khuôn khổ một đề văn, học sinh được nghe bàn đến cách hiểu phù hợp về người anh hùng, chuyện nghe ngỡ lý tưởng mà lại cho thấy không xa lạ. Chung quy vẫn là “câu chuyện” ý chí và nghị lực của con người. Trong đoạn nghị luận xã hội, học sinh rất dễ liên hệ đến thời điểm chống covid-19 hiện nay.
Với bài nghị luận văn học, đề thu hút sự chú ý và khả năng thuyết phục của người làm bài đến thân phận nhân vật Mị - một phụ nữ nghèo bị áp bức đọa đày ở vùng cao trước Cách mạng Tháng Tám. Đặc biệt yêu cầu trọng tâm của đề lại không bàn về nỗi khổ của Mị mà về sức trẻ ngày xuân của cô với khát vọng được sống vui và được thương yêu.
Câu hỏi phần đọc hiểu khơi gợi những cách nghĩ sáng tạo
Ở phần đọc hiểu, trừ câu yêu cầu mức thông hiểu thì độ mở của đề đều có ở các câu hỏi còn lại, với mức độ khác nhau. Trong phần đọc hiểu này, câu 3 có thể thấy câu hỏi đã khích lệ học sinh theo tư tưởng của văn bản nhưng vẫn có thể viết về những nghĩ suy khác. Đó là câu hỏi: “Anh/Chị hiểu như thế nào về câu: Anh hùng không phải là mẫu người “hoàn hảo” vì chẳng có ai hoàn hảo?”.
Và ở câu 4, vấn đề được hỏi cũng mở ra nhiều tầng suy nghĩ cho học sinh. Các em có thể chủ động bày tỏ đồng tình hay không đồng tình với quan niệm: “Chúng ta đều mắc sai lầm nhưng điều đó không phủ nhận những cống hiến của chúng ta trong đời? Vì sao?”.
Đây cũng là một câu rất mở, vì cái khó của câu 4 là nói chuyện lớn lao trong một dung lượng nhỏ. Học sinh có thể viết cả trang về sai lầm và cống hiến mà vẫn không đạt yêu cầu, nếu không có được những ý thuyết phục. Trong khi đó, chỉ cần viết khoảng 7-8 dòng lại có thể đạt điểm tối đa của câu này. Bởi vì viết về cống hiến từ những học trò chưa thật hiểu cống hiến là gì, và không từng nghĩ về việc sống cống hiến thực sự sẽ thế nào thì đoạn viết sẽ dễ sáo rỗng. Đây cũng là điểm phân hóa của đề.
Cũng có ý kiến rằng sao đề không ra một câu liên quan đến dịch bệnh mà cả thế giới và chúng ta đang chung tay đẩy lùi. Có lẽ lời đáp là chính trong đề này, nếu muốn học sinh hoàn toàn có thể nói về thực tế vừa nêu, đề gợi để học sinh mở. Vì chính trong cuộc chiến chống Covid-19, đã có cacs “anh hùng là người muốn cống hiến, sẵn sàng trở thành hình mẫu và sống thật với niềm tin xác quyết của mình”. Nếu có chút gì băn khoăn thì đo là từ “xác quyết” có phần không rõ ràng nghĩa lắm với học sinh lớp 12.
Về câu nghị luận xã hội, đề yêu cầu viết đoạn luận xã hội trình bày suy nghĩ về những hành động nhỏ làm nên người anh hùng giữa đời thường. Học sinh cần có những liên hệ thực tế để thấy được giá trị của những hành động nhỏ. Qua đây còn có thể nói về ý chí của con người trong cuộc sống. Nếu có ý thức hoàn thiện bản thân và hết mình cho những điều thiện, điều tốt thì đã trong “hành trình” thành người anh hùng.
Câu nghị luận văn học “dễ thở” hơn vì không thuộc dạng so sánh
Về câu nghị luận văn học, học sinh được thể hiện cảm thụ một đoạn văn trong truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài, đó cũng chính là đoạn văn đậm chất thơ. Được viết về tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân là điều thú vị với những học trò có khả năng học môn Ngữ văn.
Còn với những học sinh học ban tự nhiên thì việc đạt được yêu cầu trung bình cũng không khó. Chỉ có điều, học sinh lười nhớ dẫn chứng thì sẽ bị “vỡ mộng”, vì làm bài mà không nhớ dẫn chứng cụ thể thì sẽ khó thuyết phục để có mức điểm tốt. Việc cầu mong của học sinh ngại học là có sẵn đoạn trích văn bản đã không trở thành hiện thực. Khi cả đề nghị luận văn học chỉ khoảng 1 dòng.
Thế nên có thể thấy rõ: đề tham khảo lần này của Bộ GD&Đt đưa ra không khó để đạt điểm 5-6. Nhưng nếu không có cách hiểu đúng và lập luận hợp lý về “anh hùng” và sự không hoàn hảo của người anh hùng, cũng như không có sự thích thú khi học bài đọc hiểu “Vợ chồng A Phủ” thì người làm bài thi cũng rất khó đạt điểm cao. Cái hay của đề này là tính phân hóa. Đề không khó nhưng để có điểm đỗ cao hẳn thì lại không hề dễ. Đặc biệt, nếu người viết sáng tạo biết suy luận thể hiện sự kết nối với cuộc đời, thì bài làm lại càng thành công hơn.
Với câu nghị luận văn học, đề tham khảo Ngữ văn năm nay nằm trong nội dung học sinh được học trong cấp THPT và đặc biệt là lớp 12. Học sinh không bất ngờ nội dung, cấu trúc lại cơ bản khá sát với đề thi năm trước. Nhất là trong phần nghị luận văn học, ngữ liệu khai thác không ở thế yêu cầu so sánh hai ngữ liệu như đề minh họa nên có phần “dễ thở” hơn.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
Đề tham khảo ra giữa mùa phòng chống dịch
Năm học 2019-2020 này là một năm học khó khăn và thử thách, với kỳ nghỉ kéo dài “bất đắc dĩ” để phòng chống dịch bệnh Covid-19, nên đề tham khảo hợp lý sẽ đưa đến tâm lý yên tâm cho học sinh lớp 12 năm nay cùng phụ huynh của các em. Vì việc học online, học trên truyền hình đã được ứng dụng ở các tỉnh thành nhưng khó có thể nói đạt hiệu quả đồng đều và hoàn toàn thay thế được việc học tập trực tiếp ở trường, được thầy cô sát bên giảng dạy, đôn đốc.
Về kiến thức tổng thể, đề thi môn Ngữ văn tham khảo đã đưa ra vấn đề từ cuộc sống và vấn đề văn học khá phù hợp với tâm lý và khả năng của đông đảo học sinh.
Trong khuôn khổ một đề văn, học sinh được nghe bàn đến cách hiểu phù hợp về người anh hùng, chuyện nghe ngỡ lý tưởng mà lại cho thấy không xa lạ. Chung quy vẫn là “câu chuyện” ý chí và nghị lực của con người. Trong đoạn nghị luận xã hội, học sinh rất dễ liên hệ đến thời điểm chống covid-19 hiện nay.
Với bài nghị luận văn học, đề thu hút sự chú ý và khả năng thuyết phục của người làm bài đến thân phận nhân vật Mị - một phụ nữ nghèo bị áp bức đọa đày ở vùng cao trước Cách mạng Tháng Tám. Đặc biệt yêu cầu trọng tâm của đề lại không bàn về nỗi khổ của Mị mà về sức trẻ ngày xuân của cô với khát vọng được sống vui và được thương yêu.
Câu hỏi phần đọc hiểu khơi gợi những cách nghĩ sáng tạo
Ở phần đọc hiểu, trừ câu yêu cầu mức thông hiểu thì độ mở của đề đều có ở các câu hỏi còn lại, với mức độ khác nhau. Trong phần đọc hiểu này, câu 3 có thể thấy câu hỏi đã khích lệ học sinh theo tư tưởng của văn bản nhưng vẫn có thể viết về những nghĩ suy khác. Đó là câu hỏi: “Anh/Chị hiểu như thế nào về câu: Anh hùng không phải là mẫu người “hoàn hảo” vì chẳng có ai hoàn hảo?”.
Và ở câu 4, vấn đề được hỏi cũng mở ra nhiều tầng suy nghĩ cho học sinh. Các em có thể chủ động bày tỏ đồng tình hay không đồng tình với quan niệm: “Chúng ta đều mắc sai lầm nhưng điều đó không phủ nhận những cống hiến của chúng ta trong đời? Vì sao?”.
Đây cũng là một câu rất mở, vì cái khó của câu 4 là nói chuyện lớn lao trong một dung lượng nhỏ. Học sinh có thể viết cả trang về sai lầm và cống hiến mà vẫn không đạt yêu cầu, nếu không có được những ý thuyết phục. Trong khi đó, chỉ cần viết khoảng 7-8 dòng lại có thể đạt điểm tối đa của câu này. Bởi vì viết về cống hiến từ những học trò chưa thật hiểu cống hiến là gì, và không từng nghĩ về việc sống cống hiến thực sự sẽ thế nào thì đoạn viết sẽ dễ sáo rỗng. Đây cũng là điểm phân hóa của đề.
Cũng có ý kiến rằng sao đề không ra một câu liên quan đến dịch bệnh mà cả thế giới và chúng ta đang chung tay đẩy lùi. Có lẽ lời đáp là chính trong đề này, nếu muốn học sinh hoàn toàn có thể nói về thực tế vừa nêu, đề gợi để học sinh mở. Vì chính trong cuộc chiến chống Covid-19, đã có cacs “anh hùng là người muốn cống hiến, sẵn sàng trở thành hình mẫu và sống thật với niềm tin xác quyết của mình”. Nếu có chút gì băn khoăn thì đo là từ “xác quyết” có phần không rõ ràng nghĩa lắm với học sinh lớp 12.
Về câu nghị luận xã hội, đề yêu cầu viết đoạn luận xã hội trình bày suy nghĩ về những hành động nhỏ làm nên người anh hùng giữa đời thường. Học sinh cần có những liên hệ thực tế để thấy được giá trị của những hành động nhỏ. Qua đây còn có thể nói về ý chí của con người trong cuộc sống. Nếu có ý thức hoàn thiện bản thân và hết mình cho những điều thiện, điều tốt thì đã trong “hành trình” thành người anh hùng.
Câu nghị luận văn học “dễ thở” hơn vì không thuộc dạng so sánh
Về câu nghị luận văn học, học sinh được thể hiện cảm thụ một đoạn văn trong truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài, đó cũng chính là đoạn văn đậm chất thơ. Được viết về tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân là điều thú vị với những học trò có khả năng học môn Ngữ văn.
Còn với những học sinh học ban tự nhiên thì việc đạt được yêu cầu trung bình cũng không khó. Chỉ có điều, học sinh lười nhớ dẫn chứng thì sẽ bị “vỡ mộng”, vì làm bài mà không nhớ dẫn chứng cụ thể thì sẽ khó thuyết phục để có mức điểm tốt. Việc cầu mong của học sinh ngại học là có sẵn đoạn trích văn bản đã không trở thành hiện thực. Khi cả đề nghị luận văn học chỉ khoảng 1 dòng.
Thế nên có thể thấy rõ: đề tham khảo lần này của Bộ GD&Đt đưa ra không khó để đạt điểm 5-6. Nhưng nếu không có cách hiểu đúng và lập luận hợp lý về “anh hùng” và sự không hoàn hảo của người anh hùng, cũng như không có sự thích thú khi học bài đọc hiểu “Vợ chồng A Phủ” thì người làm bài thi cũng rất khó đạt điểm cao. Cái hay của đề này là tính phân hóa. Đề không khó nhưng để có điểm đỗ cao hẳn thì lại không hề dễ. Đặc biệt, nếu người viết sáng tạo biết suy luận thể hiện sự kết nối với cuộc đời, thì bài làm lại càng thành công hơn.
Với câu nghị luận văn học, đề tham khảo Ngữ văn năm nay nằm trong nội dung học sinh được học trong cấp THPT và đặc biệt là lớp 12. Học sinh không bất ngờ nội dung, cấu trúc lại cơ bản khá sát với đề thi năm trước. Nhất là trong phần nghị luận văn học, ngữ liệu khai thác không ở thế yêu cầu so sánh hai ngữ liệu như đề minh họa nên có phần “dễ thở” hơn.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại