Nếu không chú tâm, HS sẽ dễ nhầm lẫn
Nhận xét đề thi THPT môn Địa lý năm 2018 (Mã đề: 302 ), cô Nguyễn Thị Ngọc Bích, Tổ trưởng chuyên môn và cô Quản Thị Huệ, giáo môn Địa lý, Trường Hữu Nghị T78 cho biết: Nhìn chung đề thi năm nay đòi hỏi tư duy địa lý cao hơn cũng như việc mở rộng phạm vi nội dung do gồm cả nội dung lớp 11.
Đề thi này có tính phân hóa rất cao, đặc biệt là với các câu hỏi lý thuyết cả thuộc lớp 11 và lớp 12. Các câu hỏi lý thuyết không yêu cầu HS nhớ số liệu máy móc song đòi hỏi HS có óc suy luận cao và một số kiến thức thời sự cập nhật để có thể chọn đáp án đúng cho các câu hỏi thuộc nhóm câu hỏi đạt điểm 9 – 10.
Theo đánh giá của nhóm GV tổ Địa lý, trong số 6 câu hỏi lý thuyết ở lớp 11, HS sẽ gặp khó ở các câu 64. Trong khi ở phần lý thuyết lớp 12, các câu hỏi được đánh giá là khó gồm câu 62, 68, 69 và các câu từ 70 đến 80… Ví dụ ở các câu 62 HS bị nhiễu ở các đáp án A, B, C; câu 70 HS bị nhiễu ở các đáp án A, B, C; câu 71 HS sẽ bị nhiễu ở phương án C và D,…
Về phần nội dung thực hành, các câu hỏi về Atlat như thường lệ vẫn khá đơn giản bởi chỉ yêu cầu HS quan sát các trang bản đồ cho sẵn để tìm và xác định đối tượng đúng đáp án. Tuy nhiên, các câu hỏi sử dụng Atlat số 53, 61 cũng dễ gây nhầm lẫn cho HS do đòi hỏi sự phân tích thay vì chỉ quan sát. Các câu hỏi làm việc với biểu đồ và bảng số liệu có mức độ khó hơn so với các câu hỏi sử dụng Atlat bởi đòi hỏi HS phân biệt được các dạng biểu đồ hoặc các câu hỏi 55, 60 đòi hỏi HS phải tính toán để cho ra đáp án chính xác.
Với số lượng các câu hỏi khó tăng lên rõ rệt so với đề thi năm ngoái, đặc biệt là các câu hỏi lý thuyết với các đáp án có tính nhiễu cao, nên theo đánh giá của tôi, số lượng điểm trên 9 sẽ không nhiều. Đề thi phù hợp với việc phân hóa HS tốt nghiệp và xét tuyển vào ĐH. Trịnh Huyền (ghi)
Đề thi có tính trực quan
Cô Ngô Thị Tố Nga – giáo viên thỉnh giảng môn Địa lý Trường THPT Bình Minh (Hoài Đức, Hà Nội) nhận xét:
Đề thi môn Địa lý năm nay không khó, bám sát chương trình học và mang tính trực quan rất nhiều. Tương tự như đề thi minh họa được Bộ GD&ĐT ra trước đó, đề thi về cơ bản có sự phân hóa học sinh, 60% kiến thức cơ bản để học sinh tốt nghiệp và 40% kiến thức nâng cao để thí sinh xét tuyển vào đại học. Các câu hỏi được sắp xếp theo mức độ từ dễ đến khó.
Đề thi năm nay tương tự như bài thi Địa lý kỳ thi năm 2017, tuy nhiên, câu hỏi có phần mạch lạc và rõ ràng hơn. Các câu hỏi đi vào trọng tâm, không đánh đố thí sinh, tập trung vào phần vận dụng kỹ năng của học sinh, thể hiện ở số câu hỏi phần thực hành nhiều hơn.Tôi thích nhất câu hỏi về biểu đồ, để xem cách tư duy của học sinh vẽ biểu đồ nào là phù hợp nhất.
Về dự đoán phổ điểm, theo tôi, nếu học sinh không đầu tư lắm cho môn Địa lý, chỉ khai thác Át lát thì có thể đạt 3 điểm. Học sinh học lực trung bình có thể đạt 5 – 6 điểm. Nếu học sinh chăm chỉ học kiến thức trong sách giáo khoa, nghe bài giảng trên lớp, sử dụng Át lát thành thạo là có thể đạt điểm cao môn thi này. Gia Hân (ghi)
Gắn với vấn đề thời sự biển đảo
Theo các giáo viên Tổ chuyên môn Địa lý - Hệ thống GD Hocmai - nhận định: Đề thi Địa lý năm nay nhìn chung là an toàn, độ phân hóa ở mức hợp lý.
Từ câu 62 của đề thi bắt đầu có sự phân hóa (tức là 50% tổng số câu hỏi được dùng để xét tốt nghiệp, 50% số câu hỏi được dùng để phân loại trình độ thí sinh).
Năm nay là năm đầu tiên có sự xuất hiện nội dung của chương trình Địa lý 11 trong đề thi THPT quốc gia. Tỉ lệ câu hỏi thuộc chương trình Địa lý 11 là 20%, còn lại là các câu hỏi thuộc chương trình lớp 12. Các câu hỏi thuộc chương trình lớp 11 chủ yếu ở cấp độ nhận biết; thông hiểu không có câu hỏi vận dụng cao. Các câu hỏi lớp 11 tập trung vào chuyên đề Địa lí khu vực và quốc gia.
Đề thi vẫn sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó nhưng ở mức tương đối. Các câu hỏi cực khó bắt đầu từ câu 75 đến 80. Các câu hỏi này chỉ nằm trong chương trình lớp 12, cụ thể là Địa lí kinh tế và Địa lí vùng kinh tế.
Số câu hỏi thực hành có xu hướng tăng, tỉ lệ cao hơn hẳn so với năm 2017 và đề tham khảo (15 câu thực hành, trong đó 11 câu Atlat).
So với đề thi năm 2017, đề thi không xuất hiện thêm các dạng câu hỏi mới, lạ và tương tự đề thi tham khảo Bộ GD&ĐT đã công bố hồi tháng 1/2018.
Đề thi đã nêu một vấn đề mang tính thời sự - vấn đề Biển đảo Việt Nam – cụ thể ở các câu (câu 68 – mã đề 302) nói về nhân tố để phát triển du lịch Biển đảo Việt Nam, (câu 43 – mã đề 301) – nói về ảnh hưởng của biển Đông với tự nhiên Việt Nam. Duyên Vũ (lược ghi)
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
Nhận xét đề thi THPT môn Địa lý năm 2018 (Mã đề: 302 ), cô Nguyễn Thị Ngọc Bích, Tổ trưởng chuyên môn và cô Quản Thị Huệ, giáo môn Địa lý, Trường Hữu Nghị T78 cho biết: Nhìn chung đề thi năm nay đòi hỏi tư duy địa lý cao hơn cũng như việc mở rộng phạm vi nội dung do gồm cả nội dung lớp 11.
Đề thi này có tính phân hóa rất cao, đặc biệt là với các câu hỏi lý thuyết cả thuộc lớp 11 và lớp 12. Các câu hỏi lý thuyết không yêu cầu HS nhớ số liệu máy móc song đòi hỏi HS có óc suy luận cao và một số kiến thức thời sự cập nhật để có thể chọn đáp án đúng cho các câu hỏi thuộc nhóm câu hỏi đạt điểm 9 – 10.
Theo đánh giá của nhóm GV tổ Địa lý, trong số 6 câu hỏi lý thuyết ở lớp 11, HS sẽ gặp khó ở các câu 64. Trong khi ở phần lý thuyết lớp 12, các câu hỏi được đánh giá là khó gồm câu 62, 68, 69 và các câu từ 70 đến 80… Ví dụ ở các câu 62 HS bị nhiễu ở các đáp án A, B, C; câu 70 HS bị nhiễu ở các đáp án A, B, C; câu 71 HS sẽ bị nhiễu ở phương án C và D,…
Về phần nội dung thực hành, các câu hỏi về Atlat như thường lệ vẫn khá đơn giản bởi chỉ yêu cầu HS quan sát các trang bản đồ cho sẵn để tìm và xác định đối tượng đúng đáp án. Tuy nhiên, các câu hỏi sử dụng Atlat số 53, 61 cũng dễ gây nhầm lẫn cho HS do đòi hỏi sự phân tích thay vì chỉ quan sát. Các câu hỏi làm việc với biểu đồ và bảng số liệu có mức độ khó hơn so với các câu hỏi sử dụng Atlat bởi đòi hỏi HS phân biệt được các dạng biểu đồ hoặc các câu hỏi 55, 60 đòi hỏi HS phải tính toán để cho ra đáp án chính xác.
Với số lượng các câu hỏi khó tăng lên rõ rệt so với đề thi năm ngoái, đặc biệt là các câu hỏi lý thuyết với các đáp án có tính nhiễu cao, nên theo đánh giá của tôi, số lượng điểm trên 9 sẽ không nhiều. Đề thi phù hợp với việc phân hóa HS tốt nghiệp và xét tuyển vào ĐH. Trịnh Huyền (ghi)
Đề thi có tính trực quan
Cô Ngô Thị Tố Nga – giáo viên thỉnh giảng môn Địa lý Trường THPT Bình Minh (Hoài Đức, Hà Nội) nhận xét:
Đề thi môn Địa lý năm nay không khó, bám sát chương trình học và mang tính trực quan rất nhiều. Tương tự như đề thi minh họa được Bộ GD&ĐT ra trước đó, đề thi về cơ bản có sự phân hóa học sinh, 60% kiến thức cơ bản để học sinh tốt nghiệp và 40% kiến thức nâng cao để thí sinh xét tuyển vào đại học. Các câu hỏi được sắp xếp theo mức độ từ dễ đến khó.
Đề thi năm nay tương tự như bài thi Địa lý kỳ thi năm 2017, tuy nhiên, câu hỏi có phần mạch lạc và rõ ràng hơn. Các câu hỏi đi vào trọng tâm, không đánh đố thí sinh, tập trung vào phần vận dụng kỹ năng của học sinh, thể hiện ở số câu hỏi phần thực hành nhiều hơn.Tôi thích nhất câu hỏi về biểu đồ, để xem cách tư duy của học sinh vẽ biểu đồ nào là phù hợp nhất.
Về dự đoán phổ điểm, theo tôi, nếu học sinh không đầu tư lắm cho môn Địa lý, chỉ khai thác Át lát thì có thể đạt 3 điểm. Học sinh học lực trung bình có thể đạt 5 – 6 điểm. Nếu học sinh chăm chỉ học kiến thức trong sách giáo khoa, nghe bài giảng trên lớp, sử dụng Át lát thành thạo là có thể đạt điểm cao môn thi này. Gia Hân (ghi)
Gắn với vấn đề thời sự biển đảo
Theo các giáo viên Tổ chuyên môn Địa lý - Hệ thống GD Hocmai - nhận định: Đề thi Địa lý năm nay nhìn chung là an toàn, độ phân hóa ở mức hợp lý.
Từ câu 62 của đề thi bắt đầu có sự phân hóa (tức là 50% tổng số câu hỏi được dùng để xét tốt nghiệp, 50% số câu hỏi được dùng để phân loại trình độ thí sinh).
Năm nay là năm đầu tiên có sự xuất hiện nội dung của chương trình Địa lý 11 trong đề thi THPT quốc gia. Tỉ lệ câu hỏi thuộc chương trình Địa lý 11 là 20%, còn lại là các câu hỏi thuộc chương trình lớp 12. Các câu hỏi thuộc chương trình lớp 11 chủ yếu ở cấp độ nhận biết; thông hiểu không có câu hỏi vận dụng cao. Các câu hỏi lớp 11 tập trung vào chuyên đề Địa lí khu vực và quốc gia.
Đề thi vẫn sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó nhưng ở mức tương đối. Các câu hỏi cực khó bắt đầu từ câu 75 đến 80. Các câu hỏi này chỉ nằm trong chương trình lớp 12, cụ thể là Địa lí kinh tế và Địa lí vùng kinh tế.
Số câu hỏi thực hành có xu hướng tăng, tỉ lệ cao hơn hẳn so với năm 2017 và đề tham khảo (15 câu thực hành, trong đó 11 câu Atlat).
So với đề thi năm 2017, đề thi không xuất hiện thêm các dạng câu hỏi mới, lạ và tương tự đề thi tham khảo Bộ GD&ĐT đã công bố hồi tháng 1/2018.
Đề thi đã nêu một vấn đề mang tính thời sự - vấn đề Biển đảo Việt Nam – cụ thể ở các câu (câu 68 – mã đề 302) nói về nhân tố để phát triển du lịch Biển đảo Việt Nam, (câu 43 – mã đề 301) – nói về ảnh hưởng của biển Đông với tự nhiên Việt Nam. Duyên Vũ (lược ghi)
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại