Thầy Ngô Duy Phong, Tổ trưởng, trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, An Giang nhận định, đề tham khảo môn Vật lý gồm 40 câu, trong đó có 36 câu nằm trong chương trình lớp 12 và 4 câu chương trình lớp 11. Các câu thuộc kiến thức lớp 11 thuộc mức độ thông hiểu.
Với nội dung kiến thức lớp 12, phần học kỳ I có 24 câu, chiếm 60% đề (trong đó có 8 câu vận dụng ở mức độ cao); phần học kỳ II có 12 câu, chiếm 30% đề (trong đó có 7 câu biết, 5 câu vận dụng mức độ 1). Nội dụng đề bám sát tinh giản nội dung của Bộ GD&ĐT.
“Tính tổng số, đề có 32 câu mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, chiếm 80%; chỉ có 8 câu mức độ vận dụng cao, là từ câu số 33 đến 40. Đề dễ hơn năm 2019, nhưng vẫn phân loại tốt, học sinh trung bình có thể làm từ 5 – 6 điểm; học sinh khá có thể làm từ 7 - 8 điểm” – thầy Ngô Duy Phong cho hay.
Cũng phân tích đề minh họa Vật lý, cô Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Trường THPT Ban Mai, Hà Nội nhận định: các câu hỏi vào phần kiến thức Vật lý lớp 11 thuộc các chương Điện tích – Điện trường và Dòng điện không đổi, Từ trường; Mắt – Các dụng cụ quang;
Các câu hỏi vào phần kiến thức Vật lý lớp 12 thuộc các chương: Dao động cơ; Sóng cơ; Điện xoay chiều; Dao động và sóng điện từ; Sóng ánh sáng; Lượng tử ánh sáng; Hạt nhân nguyên tử.
Mức độ đề khá dễ so với đề thi THPT năm 2019 với nhiều câu hỏi có dạng khá quen thuộc. Cụ thể: 70% số câu hỏi ở mức độ nhận biết và thông hiểu; 30% số câu hỏi còn lại ở mức độ vận dụng và vận dụng cao. Các câu ở mức độ nhận biết chủ yếu thuộc chương trình lớp 12, một số ít rơi vào lớp 11.
Có khoảng 10% câu hỏi vận dụng cao vẫn rơi vào các chương Dao động cơ, Sóng cơ và Điện xoay chiều, thuộc chương trình Vật lí 12 như các năm trước. Các câu vận dụng cao nhiều nhất vẫn thuộc chương Điện xoay chiều (2 câu), nằm trong phần kiến thức về mạch điện xoay chiều R,L, C có các thông số thay đổi, đồ thị điện.
“Câu vận dụng cao thuộc chương Sóng cơ cũng là một bài toán không mới về khoảng cách trong giao thoa sóng. Câu hỏi vận dụng cao thuộc chương Dao động cơ là một câu hỏi khá quen thuộc về dao động của con lắc đơn trong điện trường” – cô Nguyễn Thị Minh Nguyệt cho biết.
Từ đề thi tham khảo định hướng triển khai công tác ôn thi THPT quốc gia môn Vật lý, thầy Ngô Duy Phong lưu ý, với đề thi minh họa của Bộ GD&ĐT, giáo viên giảng dạy vật lý lớp 12 năm học này có phần nhẹ nhàng hơn, nên tập trung ôn nhiều ở kiến thức học kỳ I lớp 12 (phân phối thời lượng nhiều hơn), còn học kỳ II tuyệt đối bám sát nội dung tinh giản của Bộ GD&ĐT.
Nếu sau khi kết thúc học kỳ II nhà trường tổ chức ôn tập trung cho học sinh từ 4 tuần đến 6 tuần (tối thiểu 4 tiết/tuần) thì hy vọng rằng kết quả sẽ khả quan hơn năm học 2018-2019.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
Với nội dung kiến thức lớp 12, phần học kỳ I có 24 câu, chiếm 60% đề (trong đó có 8 câu vận dụng ở mức độ cao); phần học kỳ II có 12 câu, chiếm 30% đề (trong đó có 7 câu biết, 5 câu vận dụng mức độ 1). Nội dụng đề bám sát tinh giản nội dung của Bộ GD&ĐT.
“Tính tổng số, đề có 32 câu mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, chiếm 80%; chỉ có 8 câu mức độ vận dụng cao, là từ câu số 33 đến 40. Đề dễ hơn năm 2019, nhưng vẫn phân loại tốt, học sinh trung bình có thể làm từ 5 – 6 điểm; học sinh khá có thể làm từ 7 - 8 điểm” – thầy Ngô Duy Phong cho hay.
Cũng phân tích đề minh họa Vật lý, cô Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Trường THPT Ban Mai, Hà Nội nhận định: các câu hỏi vào phần kiến thức Vật lý lớp 11 thuộc các chương Điện tích – Điện trường và Dòng điện không đổi, Từ trường; Mắt – Các dụng cụ quang;
Các câu hỏi vào phần kiến thức Vật lý lớp 12 thuộc các chương: Dao động cơ; Sóng cơ; Điện xoay chiều; Dao động và sóng điện từ; Sóng ánh sáng; Lượng tử ánh sáng; Hạt nhân nguyên tử.
Mức độ đề khá dễ so với đề thi THPT năm 2019 với nhiều câu hỏi có dạng khá quen thuộc. Cụ thể: 70% số câu hỏi ở mức độ nhận biết và thông hiểu; 30% số câu hỏi còn lại ở mức độ vận dụng và vận dụng cao. Các câu ở mức độ nhận biết chủ yếu thuộc chương trình lớp 12, một số ít rơi vào lớp 11.
Có khoảng 10% câu hỏi vận dụng cao vẫn rơi vào các chương Dao động cơ, Sóng cơ và Điện xoay chiều, thuộc chương trình Vật lí 12 như các năm trước. Các câu vận dụng cao nhiều nhất vẫn thuộc chương Điện xoay chiều (2 câu), nằm trong phần kiến thức về mạch điện xoay chiều R,L, C có các thông số thay đổi, đồ thị điện.
“Câu vận dụng cao thuộc chương Sóng cơ cũng là một bài toán không mới về khoảng cách trong giao thoa sóng. Câu hỏi vận dụng cao thuộc chương Dao động cơ là một câu hỏi khá quen thuộc về dao động của con lắc đơn trong điện trường” – cô Nguyễn Thị Minh Nguyệt cho biết.
Từ đề thi tham khảo định hướng triển khai công tác ôn thi THPT quốc gia môn Vật lý, thầy Ngô Duy Phong lưu ý, với đề thi minh họa của Bộ GD&ĐT, giáo viên giảng dạy vật lý lớp 12 năm học này có phần nhẹ nhàng hơn, nên tập trung ôn nhiều ở kiến thức học kỳ I lớp 12 (phân phối thời lượng nhiều hơn), còn học kỳ II tuyệt đối bám sát nội dung tinh giản của Bộ GD&ĐT.
Nếu sau khi kết thúc học kỳ II nhà trường tổ chức ôn tập trung cho học sinh từ 4 tuần đến 6 tuần (tối thiểu 4 tiết/tuần) thì hy vọng rằng kết quả sẽ khả quan hơn năm học 2018-2019.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
Last edited by a moderator: