Từ kinh nghiệm giảng dạy, cô Phan Mỹ Dung cho rằng, giáo viên cần nghiên cứu, phân tích đề tham khảo một cách chính xác, đánh giá đúng mức độ của đề thi; xác định số lượng, nội dung kiến thức ở từng bài. Tiếp theo, giáo viên đánh giá lại năng lực, điều kiện học tập của học sinh mà mình đang dạy để có định hướng ôn tập phù hợp.
“Năm nay, đề có kiến thức bám sát nội dung chương trình học, tập trung vào các nội dung trọng tâm, cơ bản nhất. Đặc biệt có cập nhật, lồng ghép các vấn đề nổi bật trong xã hội hiện nay (công tác phòng, chống dịch Covid-19). Cách đặt câu hỏi xúc tích, dễ hiểu; nội dung thuộc kiến thức 12 chiếm 90%, kiến thức 11 chiếm 10%. Nội dung kiến thức 11 mức độ là nhận biết, tập trung vào 5 bài đầu của chương trình (công dân với sự phát triển kinh tế). Nội dung kiến thức 12 có số lượng câu hỏi tập trung vào chương trình học kì I nhiều (bài 2, 3, 4, 6) chiếm 27 câu trong tổng số câu hỏi” – cô Dung phân tích.
Theo cấu trúc, nội dung đề thi thảm khảo, cô Dung cho rằng, nên ôn tập cho học sinh theo hướng:
Thứ nhất: tập trung ôn tập các nội dung trọng tâm, cơ bản: ôn tập những bài, những nội dung có trong đề thi minh họa. Trong quá trình ôn tập, cần chỉ rõ cho học sinh biết đâu là kiến thức phải nhớ, phải học thuộc, những kiến thức phải hiểu, vận dụng làm bài tập.
Thứ 2: ôn tập chủ yếu kiến thức lớp 12. Tăng cường ôn tập kiến thức lý thuyết, dành nhiều thời gian trả bài học sinh, đặc biệt là học sinh trung bình, yếu. Về thực hành, cho học sinh giải đề thi tổng hợp, các đề thi THPT, đề tham khảo, minh hoạ của Bộ GD&ĐT ở các năm trước.
Thứ 3: khâu tổ chức ôn tập nên kết hợp ôn tập tập trung và online. Đối với ôn tập trên online chủ yếu là giao bài tập, tổ chức các kì thi cho các em vào làm.
Thứ 4: cần quan tâm, sâu sát và kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh trong quản lý nề nếp học tập của học sinh, 100% học sinh phải được ôn đầy đủ kiến thức cho kì thi.
Cuối cùng: tổ chức kì thi thử cho học sinh trải nghiệm và đánh giá lại năng lực của mình. Từ đó, có sự điều chỉnh kịp thời.
Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài đạt kết quả cao nhất trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, lời khuyên của cô Dung là ngoài ôn tập đầy đủ trên lớp, học sinh nên có kế hoạch tự học ở nhà (đây là điều quan trọng). Tăng cường giải bài tập, giải đề để khắc sâu kiến thức lý thuyết.
Bài học nên thiết kế dưới dạng sơ đồ, đánh dấu những nội dung quan trọng theo hướng dẫn của giáo viên ôn tập. Khi học bài cần nhớ các từ khoá (khái niệm, định nghĩa).
“Đối với môn Giáo dục công dân, phải đặc biệt chú ý tới biện pháp “loại trừ” khi làm bài. Cụ thể, loại trừ các phương án có từ ngữ trừu tượng, từ lạ chưa từng nghe qua, không có trong nội dung bài học...
Học sinh rất dễ lấy điểm 10 môn Giáo dục công dân nếu học và nắm vững kiến thức; chịu khó đọc đề và phân tích đề. Các câu hỏi vận dụng cao, học sinh nên đọc kĩ yêu cầu của câu hỏi, xác định hành vi của các nhân vật trong tình huống, khoanh tròn tên các nhân vật theo yêu cầu câu hỏi (vi phạm, không vi phạm); sau đó đối chiếu với đáp án để tìm ra câu trả lời đúng nhất” – cô Dung lưu ý.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
“Năm nay, đề có kiến thức bám sát nội dung chương trình học, tập trung vào các nội dung trọng tâm, cơ bản nhất. Đặc biệt có cập nhật, lồng ghép các vấn đề nổi bật trong xã hội hiện nay (công tác phòng, chống dịch Covid-19). Cách đặt câu hỏi xúc tích, dễ hiểu; nội dung thuộc kiến thức 12 chiếm 90%, kiến thức 11 chiếm 10%. Nội dung kiến thức 11 mức độ là nhận biết, tập trung vào 5 bài đầu của chương trình (công dân với sự phát triển kinh tế). Nội dung kiến thức 12 có số lượng câu hỏi tập trung vào chương trình học kì I nhiều (bài 2, 3, 4, 6) chiếm 27 câu trong tổng số câu hỏi” – cô Dung phân tích.
Theo cấu trúc, nội dung đề thi thảm khảo, cô Dung cho rằng, nên ôn tập cho học sinh theo hướng:
Thứ nhất: tập trung ôn tập các nội dung trọng tâm, cơ bản: ôn tập những bài, những nội dung có trong đề thi minh họa. Trong quá trình ôn tập, cần chỉ rõ cho học sinh biết đâu là kiến thức phải nhớ, phải học thuộc, những kiến thức phải hiểu, vận dụng làm bài tập.
Thứ 2: ôn tập chủ yếu kiến thức lớp 12. Tăng cường ôn tập kiến thức lý thuyết, dành nhiều thời gian trả bài học sinh, đặc biệt là học sinh trung bình, yếu. Về thực hành, cho học sinh giải đề thi tổng hợp, các đề thi THPT, đề tham khảo, minh hoạ của Bộ GD&ĐT ở các năm trước.
Thứ 3: khâu tổ chức ôn tập nên kết hợp ôn tập tập trung và online. Đối với ôn tập trên online chủ yếu là giao bài tập, tổ chức các kì thi cho các em vào làm.
Thứ 4: cần quan tâm, sâu sát và kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh trong quản lý nề nếp học tập của học sinh, 100% học sinh phải được ôn đầy đủ kiến thức cho kì thi.
Cuối cùng: tổ chức kì thi thử cho học sinh trải nghiệm và đánh giá lại năng lực của mình. Từ đó, có sự điều chỉnh kịp thời.
Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài đạt kết quả cao nhất trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, lời khuyên của cô Dung là ngoài ôn tập đầy đủ trên lớp, học sinh nên có kế hoạch tự học ở nhà (đây là điều quan trọng). Tăng cường giải bài tập, giải đề để khắc sâu kiến thức lý thuyết.
Bài học nên thiết kế dưới dạng sơ đồ, đánh dấu những nội dung quan trọng theo hướng dẫn của giáo viên ôn tập. Khi học bài cần nhớ các từ khoá (khái niệm, định nghĩa).
“Đối với môn Giáo dục công dân, phải đặc biệt chú ý tới biện pháp “loại trừ” khi làm bài. Cụ thể, loại trừ các phương án có từ ngữ trừu tượng, từ lạ chưa từng nghe qua, không có trong nội dung bài học...
Học sinh rất dễ lấy điểm 10 môn Giáo dục công dân nếu học và nắm vững kiến thức; chịu khó đọc đề và phân tích đề. Các câu hỏi vận dụng cao, học sinh nên đọc kĩ yêu cầu của câu hỏi, xác định hành vi của các nhân vật trong tình huống, khoanh tròn tên các nhân vật theo yêu cầu câu hỏi (vi phạm, không vi phạm); sau đó đối chiếu với đáp án để tìm ra câu trả lời đúng nhất” – cô Dung lưu ý.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại