Dạy tiếng Anh bằng blog

bu0n_c4_+)0j

Thành viên
#1
Phong trào viết blog đã trở nên rất phổ biến trong giới trẻ. Vì vậy blog và giảng dạy tiếng Anh có vẻ là một “cặp đôi” (couple) lý tưởng – thỏa mãn cả nhu cầu “công nghệ hóa, hiện đại hóa” dạy học, cũng như khuyến khích tính tích cực và sự hứng thú học tập của học sinh.


1. Những lợi ích do blog mang lại

Một trong những lý do thuyết phục nhất cho việc sử dụng blog trong việc dạy và học ngoại ngữ mà Global Education muốn đề cập đó là khả năng thu hút “độc giả” (audience) cho những bài viết của học sinh. Thường thì chỉ có các thầy cô là đọc bài viết của học sinh, và các thầy cô cũng chỉ tập trung vào các lỗi ngữ pháp (grammar), chứ chưa chú trọng về mặt nội dung bài viết (content). Tuy nhiên, nếu sử dụng blog thì không chỉ giáo viên mà các bạn học cùng lớp, cùng trường hay thậm chí phụ huynh hay bất cứ ai nối mạng đều có thể đọc bài đó. Nhờ vậy, học sinh sẽ viết có trách nhiệm hơn, chau chuốt đến từng câu văn bài viết (entry) của mình.

Không chỉ khuyến khích học sinh viết có trách nhiệm, blog còn là nguồn cung cấp các bài đọc (reading) vô cùng phong phú.

Bên cạnh đó, thông qua những entry – những tâm sự chia sẻ (share) hay nhận xét (comment), học sinh sẽ có cảm giác mình thuộc về một cộng đồng chung (community); nhờ đó sẽ tăng sự hiểu biết cũng như gắn bó giữa các thành viên trong lớp. Đặc biệt, ngay cả những học sinh ít nói (quiet) nhất lớp cũng sẽ cảm thấy dễ dàng chia sẻ qua blog.

Blog cũng khuyến khích học sinh trao đổi, thảo luận trước và sau mỗi bài học.

Blog cũng là một hồ sơ (report) chân thực và toàn diện về sự tiến bộ của khả năng viết của học sinh dựa trên cơ sở so sánh với các bài viết trước đó.

2. Một vài gợi ý cho các hoạt động dựa trên blog:

· Vị khách bí ẩn (mystery guest): Mời một giáo viên hay một học sinh trường khác làm vị khách bí ẩn của blog. Khuyến khích học sinh tìm hiểu “personal information” của vị khách bí ẩn thông qua những entries của vị khách hay blog của chính vị khách đó.
· Các dự án: Blog là mảnh đất màu mỡ cho các dự án (project), đặc biệt là những dự án có sự tham gia một cách tích cực của các các thành viên – ví dụ các em có thể làm những chùm bài giới thiệu về trường lớp, sở thích, hay văn hóa của đất nước mình.
· Bình chọn: hàng tuần các thầy cô có thể cho tiến hành bình chọn các entries theo các tiêu chí khác nhau, ví dụ: entry có ít lỗi ngữ pháp nhất (the least grammartical mistakes), hay entry có nội dung hấp dẫn nhất (the hottest entry).

Sự kết hợp giữa học tập với vui chơi giải trí bao giờ cũng đem lại những hiệu quả bất ngờ đấy các bạn ạ!


Thanh Hòa - Global Education (giới thiệu)
 

Bình luận bằng Facebook

Top