Dạy HS kỹ năng, giáo viên cũng cần bồi dưỡng kỹ năng sống

Hoài An

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Nguyên nhân chính là trong tư tưởng giáo viên, phụ huynh chỉ chú trọng đến việc dạy kiến thức, việc rèn kĩ năng sống cho học sinh còn chiếu lệ, giáo viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp mình đang dạy chỉ luôn chú trọng đến việc đọc tốt, làm tính tốt…

Bồi dưỡng kỹ năng sống cho giáo viên

Nếu nói rằng thầy cô giáo không quan tâm đến việc dạy rèn kĩ năng sống là không đúng, nhưng việc rèn kĩ năng sống ở đây là rất hạn chế nhất là việc lồng ghép vào tất cả các môn học cũng như lồng ghép vào các hoạt động ngoại khóa giáo viên còn mơ hồ về việc rèn kĩ năng sống cho học sinh.

Tuy nhiên, trong thực tế bản thân giáo viên cũng không có đủ kỹ năng giảng dạy kỹ năng sống để thay đổi nhận thức, hành vi của học sinh theo hướng tích cực.

Do đó, được trang bị kiến thức về kỹ năng sống là điều rất cần thiết đối với các giáo viên để giáo viên trực tiếp truyền tải đến học sinh nhằm giúp các em có những hành động tích cực thay vì giải quyết vấn đề trong cuộc sống hằng ngày.

Bồi dưỡng giáo viên nhằm giúp giáo viên phân tích được một số nội dung kỹ năng sống cho học sinh tiểu học; giải thích được các nguyên tắc dạy học tích cực trong giảng dạy kỹ năng sống; bước đầu hình thành được các kỹ năng cơ bản để tiến hành giờ dạy kỹ năng sống cho học sinh như kỹ năng tổ chức trò chơi, kỹ năng tạo động lực, điều khiển nhóm, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, kỹ năng đánh giá và khích lệ học sinh… Người giáo viên cần có kĩ năng tự học, tự nghiên, kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin, kĩ năng hợp tác trong dạy học…

Việc bồi dưỡng được xem là một nhu cầu tự thân của mỗi giáo viên, được diễn ra thường xuyên liên tục trong suốt cả quá trình công tác của mỗi người.

Nhà trường cần tổ chức các buổi bồi dưỡng cho giáo viên qua các chuyên đề, sinh hoạt tổ nhóm và trong những buổi ngoại khóa tổ chức cho học sinh ngoài giờ trên lớp để nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ sư phạm cũng chính là nâng cao kỹ năng sống của giáo viên.

Giúp giáo viên nhận thức sâu sắc về việc dạy trẻ kỹ năng sống

Đầu năm học, nhà trường tổ chức chuyên đề rèn kĩ năng sống cho các khối lớp, về thực trạng và giải pháp ở đơn vị trong việc rèn kĩ năng sống cho học sinh bậc học tiểu học do Bộ GD&ĐT phát động.

Qua đó, giúp giáo viên hiểu được rằng chương trình học chính khoá thường cho trẻ tiếp xúc từ từ với các kiến thức văn hoá trong suốt năm học, còn thực tế trẻ sẽ học tốt nhất khi có được cách tiếp cận một cách cân bằng, biết cách phát triển các kỹ năng nhận thức, cảm xúc và xã hội.

Vì thế, khi trẻ tiếp thu được những kỹ năng giao tiếp xã hội và các hành vi ứng xử cơ bản trong nhóm bạn, thì trẻ sẽ nhanh chóng sẵn sàng và có khả năng tập trung vào việc học văn hoá một cách tốt nhất.

Qua việc chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm thực hiện công tác chủ nhiệm và dạy các môn học với lớp chủ nhiệm, sau khi nhận lớp, để tạo sự gần gũi và gắn kết giữa học sinh và giáo viên chủ nhiệm, thì giáo viên cần sắp xếp nhiều thời gian cho học sinh được giới thiệu về mình, động viên khuyến khích các em chia sẻ với nhau về những sở thích, ước mơ tương lai cũng như mong muốn của các em.

Đây là hoạt động giúp cô trò hiểu nhau, đồng thời tạo một môi trường học tập thân thiện “Trường học thật sự trở thành ngôi nhà thứ hai của các em, các thầy cô giáo là những người thân trong gia đình". Đây cũng là một điều kiện rất quan trọng để phát triển khả năng giao tiếp của học sinh. Bởi học sinh không thể mạnh dạn, tự tin trong một môi trường mà giáo viên luôn gò bó và áp đặt.

Tiếp theo, giáo viên cho học sinh tự do lựa chọn vị trí ngồi của mình để qua đó phần nào nắm được đặc điểm tính cách của các em: mạnh dạn hay nhút nhát, thụ động hay tích cực, thích thể hiện hay không thích...

Tiếp tục qua những tuần học sau, giáo viên lại chú ý quan sát những biểu hiện về thái độ học tập, những cử chỉ, hành vi tại vị trí ngồi mà các em chọn để bắt đầu có điều chỉnh phù hợp với việc học tập trên lớp. Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có thể thực hiện trong bất cứ lúc nào, giờ học nào.
Nguồn: giaoducthoidai.vn
 

Bình luận bằng Facebook

Top