Lên kế hoạch và thời gian biểu cụ thể
Tại các địa phương, ngay sau khi có thông báo về việc HS nghỉ học để ngăn ngừa việc lây lan do bệnh dịch Covid-19, nhiều nhà trường đã triển khai hướng dẫn HS tự học ở nhà. Thầy Trịnh Nguyễn Thi Bằng - Hiệu trưởng Trường THPT Trần Đại Nghĩa (TP Cần Thơ) cho biết: Ngay sau khi có chỉ đạo chung, Ban Giám hiệu nhà trường đã họp để thống nhất phương thức chỉ đạo phòng chống dịch và hướng dẫn HS tự học ở nhà. GV bộ môn sẽ xây dựng nội dung giảng dạy theo thống nhất chung, bảo đảm yêu cầu tóm tắt kiến thức cơ bản, đưa ra bài tập để HS luyện tập kết hợp với các câu hỏi kiểm tra đánh giá. Nội dung hướng dẫn nằm trong chương trình HS đã được học. GV không tổ chức dạy kiến thức mới.
“Trong giờ dạy trực tuyến, GV sẽ giao nội dung học tập phù hợp với HS, theo thời khoá biểu chung, tránh gây quá tải cho các em. Tuy nhiên, với những trường hợp không có điều kiện tương tác trực tuyến, giáo viên bộ môn phối hợp với giáo viên chủ nhiệm… trực tiếp giao tài liệu học tập đến nhà cho HS. Sau đó giáo viên được phân công theo nhóm lớp tổ chức hướng dẫn các em học tập theo thời gian biểu. GV phải thực hiện nghiêm túc về thời gian, địa điểm dạy học do nhà trường quy định”, thầy Trịnh Nguyễn Thi Bằng thông tin.
Áp dụng hiệu quả phần mềm trực tuyến
Điểm danh HS tham gia học trực tuyến
Cô Vương Trúc Ty, Tổ trưởng bộ môn Tiếng Anh Trường THPT Châu Văn Liêm (TP Cần Thơ) chia sẻ: Trong tuần đầu tiên khi HS phải nghỉ học, các thầy cô giáo trong trường hướng dẫn các em tự học ở nhà qua Zalo, Facebook. Tuy nhiên, tôi nhận thấy việc dạy này chưa thực sự hiệu quả vì khả năng tương tác còn hạn chế. Những tuần học tiếp theo, được sự chỉ đạo hướng dẫn của Ban Giám hiệu nhà trường, GV bắt đầu áp dụng phần mềm Zoom dạy trực tuyến. Ưu điểm của phần mềm này là khả năng tương tác giữa GV và HS tốt hơn bởi thầy cô trao đổi trực tiếp được với học trò. Thông qua webcam, HS và GV đều có thể nhìn thấy nhau nên việc trao đổi, hướng dẫn cũng thuận lợi hơn.
Buổi học đầu tiên HS còn bỡ ngỡ nhưng từ các tiết sau trở đi các em bắt đầu quen với cách dạy của thầy cô nên việc ôn tập cũng thuận lợi hơn. Theo nhận xét của GV Trường THPT Châu Văn Liêm, thông qua cách học tập này HS có nền nếp học tập tốt, đúng thời khóa biểu. Hằng ngày, đúng thời gian quy định các em cùng sử dụng máy tính và điện thoại thông minh có kết nối Internet để tương tác bài học với GV. Ngoài việc HS được hệ thống lại các kiến thức theo từng chuyên đề, các thầy cô còn soạn các bài tập cùng với hệ thống các câu hỏi để HS làm trực tiếp trên hệ thống phần mềm Google forms và Shub classroom. Nhờ đó GV đều có thể nhìn thấy bài làm của tất cả HS để nhận xét và giảng giải thêm cho các em.
Cũng theo cô giáo Vương Trúc Ty, quá trình học online tuy không thể bằng hình thức dạy học trực tiếp, nhưng khi sử dụng 2 phần mềm này, việc ôn tập của HS cũng thực sự có hiệu quả. Mục tiêu nhà trường hướng đến là giúp các em ôn luyện kiến thức trong khoảng thời gian nghỉ học ở nhà. Đặc biệt với HS lớp 12, khoảng thời gian này các em có điều kiện để hệ thống toàn bộ kiến thức đã học. Với môn Tiếng Anh, trong khoảng 3 tuần dạy bằng phần mềm trực tuyến, GV đã ôn luyện cho các em từ bốn đến năm chuyên đề.
Để việc dạy online thực sự hiệu quả, GV phải đầu tư việc soạn bài làm sao phải hấp dẫn, có kèm hình ảnh minh họa và các video clip thì mới thu hút được HS vào giờ dạy của mình. Bởi vậy, soạn bài online đối với các thầy cô sẽ vất vả và đòi hỏi công phu hơn.
Để dạy trực tuyến hiệu quả, khuyến khích giáo viên bộ môn thực hiện các bài kiểm tra, đánh giá HS bằng những hình thức phù hợp. Giáo viên bộ môn có thể cho điểm vào cột điểm kiểm tra miệng, điểm cộng vào cột điểm kiểm tra miệng.
Thầy cô sẽ cài đặt phần mềm, chuẩn bị thiết bị phần cứng, luyện tập thao tác kĩ thuật thuần thục, tránh mất thời gian tiết học. Nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn sử dụng các phần mềm hỗ trợ và áp dụng vào thực tế một cách phù hợp để nâng cao chất lượng giảng dạy. Lưu trữ các nội dung dạy học, tài liệu, sản phẩm của HS vào thư mục do lãnh đạo trường quy định sau khi kết thúc mỗi buổi học. Đặt tên, sắp xếp khoa học để phục vụ cho công tác báo cáo, kiểm tra.
Chia sẻ về kinh nghiệm qua hình thức dạy học trực tuyến, thầy Trịnh Nguyễn Thi Bằng, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Đại Nghĩa cho biết: “Ban Giám hiệu và các GV Tin học của trường đã thống nhất sử dụng các phần mềm trực tuyến hiệu quả hơn để dạy HS từ xa. Trước khi thực hiện thống nhất, nhà trường đã tổ chức tập huấn cho GV toàn trường các kỹ năng về dạy học online. Nhà trường đã bố trí 16 máy có đường truyền tốc độ cao tại các phòng học để thầy cô đến hướng dẫn cho HS tự học. Suốt quá trình dạy có sự trợ giúp của các GV Tin học nên những sự cố trong việc chuyển tải được khắc phục.
“Với đường truyền ổn định, sử dụng phần mềm Zoom có các tính năng tương tác cao giữa thầy và trò nên việc ôn tập kiến thức cho HS thuận lợi. Ưu điểm của phần mềm này còn có thể quản lý được quá trình HS học tập. GV có thể gọi, yêu cầu từng HS trả lời các câu hỏi trên lớp. Nhờ đó, GV sẽ nắm được mức độ tiếp thu của HS để điều chỉnh nội dung giảng dạy. Dạy học trực tuyến sẽ hiệu quả hơn rất nhiều nếu các em có ý thức và chủ động tham gia” - thầy Trịnh Nguyễn Thi Bằng cho biết.
Hồng Vân
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
Tại các địa phương, ngay sau khi có thông báo về việc HS nghỉ học để ngăn ngừa việc lây lan do bệnh dịch Covid-19, nhiều nhà trường đã triển khai hướng dẫn HS tự học ở nhà. Thầy Trịnh Nguyễn Thi Bằng - Hiệu trưởng Trường THPT Trần Đại Nghĩa (TP Cần Thơ) cho biết: Ngay sau khi có chỉ đạo chung, Ban Giám hiệu nhà trường đã họp để thống nhất phương thức chỉ đạo phòng chống dịch và hướng dẫn HS tự học ở nhà. GV bộ môn sẽ xây dựng nội dung giảng dạy theo thống nhất chung, bảo đảm yêu cầu tóm tắt kiến thức cơ bản, đưa ra bài tập để HS luyện tập kết hợp với các câu hỏi kiểm tra đánh giá. Nội dung hướng dẫn nằm trong chương trình HS đã được học. GV không tổ chức dạy kiến thức mới.
“Trong giờ dạy trực tuyến, GV sẽ giao nội dung học tập phù hợp với HS, theo thời khoá biểu chung, tránh gây quá tải cho các em. Tuy nhiên, với những trường hợp không có điều kiện tương tác trực tuyến, giáo viên bộ môn phối hợp với giáo viên chủ nhiệm… trực tiếp giao tài liệu học tập đến nhà cho HS. Sau đó giáo viên được phân công theo nhóm lớp tổ chức hướng dẫn các em học tập theo thời gian biểu. GV phải thực hiện nghiêm túc về thời gian, địa điểm dạy học do nhà trường quy định”, thầy Trịnh Nguyễn Thi Bằng thông tin.
Áp dụng hiệu quả phần mềm trực tuyến
Điểm danh HS tham gia học trực tuyến
Cô Vương Trúc Ty, Tổ trưởng bộ môn Tiếng Anh Trường THPT Châu Văn Liêm (TP Cần Thơ) chia sẻ: Trong tuần đầu tiên khi HS phải nghỉ học, các thầy cô giáo trong trường hướng dẫn các em tự học ở nhà qua Zalo, Facebook. Tuy nhiên, tôi nhận thấy việc dạy này chưa thực sự hiệu quả vì khả năng tương tác còn hạn chế. Những tuần học tiếp theo, được sự chỉ đạo hướng dẫn của Ban Giám hiệu nhà trường, GV bắt đầu áp dụng phần mềm Zoom dạy trực tuyến. Ưu điểm của phần mềm này là khả năng tương tác giữa GV và HS tốt hơn bởi thầy cô trao đổi trực tiếp được với học trò. Thông qua webcam, HS và GV đều có thể nhìn thấy nhau nên việc trao đổi, hướng dẫn cũng thuận lợi hơn.
Buổi học đầu tiên HS còn bỡ ngỡ nhưng từ các tiết sau trở đi các em bắt đầu quen với cách dạy của thầy cô nên việc ôn tập cũng thuận lợi hơn. Theo nhận xét của GV Trường THPT Châu Văn Liêm, thông qua cách học tập này HS có nền nếp học tập tốt, đúng thời khóa biểu. Hằng ngày, đúng thời gian quy định các em cùng sử dụng máy tính và điện thoại thông minh có kết nối Internet để tương tác bài học với GV. Ngoài việc HS được hệ thống lại các kiến thức theo từng chuyên đề, các thầy cô còn soạn các bài tập cùng với hệ thống các câu hỏi để HS làm trực tiếp trên hệ thống phần mềm Google forms và Shub classroom. Nhờ đó GV đều có thể nhìn thấy bài làm của tất cả HS để nhận xét và giảng giải thêm cho các em.
Cũng theo cô giáo Vương Trúc Ty, quá trình học online tuy không thể bằng hình thức dạy học trực tiếp, nhưng khi sử dụng 2 phần mềm này, việc ôn tập của HS cũng thực sự có hiệu quả. Mục tiêu nhà trường hướng đến là giúp các em ôn luyện kiến thức trong khoảng thời gian nghỉ học ở nhà. Đặc biệt với HS lớp 12, khoảng thời gian này các em có điều kiện để hệ thống toàn bộ kiến thức đã học. Với môn Tiếng Anh, trong khoảng 3 tuần dạy bằng phần mềm trực tuyến, GV đã ôn luyện cho các em từ bốn đến năm chuyên đề.
Để việc dạy online thực sự hiệu quả, GV phải đầu tư việc soạn bài làm sao phải hấp dẫn, có kèm hình ảnh minh họa và các video clip thì mới thu hút được HS vào giờ dạy của mình. Bởi vậy, soạn bài online đối với các thầy cô sẽ vất vả và đòi hỏi công phu hơn.
Để dạy trực tuyến hiệu quả, khuyến khích giáo viên bộ môn thực hiện các bài kiểm tra, đánh giá HS bằng những hình thức phù hợp. Giáo viên bộ môn có thể cho điểm vào cột điểm kiểm tra miệng, điểm cộng vào cột điểm kiểm tra miệng.
Thầy cô sẽ cài đặt phần mềm, chuẩn bị thiết bị phần cứng, luyện tập thao tác kĩ thuật thuần thục, tránh mất thời gian tiết học. Nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn sử dụng các phần mềm hỗ trợ và áp dụng vào thực tế một cách phù hợp để nâng cao chất lượng giảng dạy. Lưu trữ các nội dung dạy học, tài liệu, sản phẩm của HS vào thư mục do lãnh đạo trường quy định sau khi kết thúc mỗi buổi học. Đặt tên, sắp xếp khoa học để phục vụ cho công tác báo cáo, kiểm tra.
Chia sẻ về kinh nghiệm qua hình thức dạy học trực tuyến, thầy Trịnh Nguyễn Thi Bằng, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Đại Nghĩa cho biết: “Ban Giám hiệu và các GV Tin học của trường đã thống nhất sử dụng các phần mềm trực tuyến hiệu quả hơn để dạy HS từ xa. Trước khi thực hiện thống nhất, nhà trường đã tổ chức tập huấn cho GV toàn trường các kỹ năng về dạy học online. Nhà trường đã bố trí 16 máy có đường truyền tốc độ cao tại các phòng học để thầy cô đến hướng dẫn cho HS tự học. Suốt quá trình dạy có sự trợ giúp của các GV Tin học nên những sự cố trong việc chuyển tải được khắc phục.
“Với đường truyền ổn định, sử dụng phần mềm Zoom có các tính năng tương tác cao giữa thầy và trò nên việc ôn tập kiến thức cho HS thuận lợi. Ưu điểm của phần mềm này còn có thể quản lý được quá trình HS học tập. GV có thể gọi, yêu cầu từng HS trả lời các câu hỏi trên lớp. Nhờ đó, GV sẽ nắm được mức độ tiếp thu của HS để điều chỉnh nội dung giảng dạy. Dạy học trực tuyến sẽ hiệu quả hơn rất nhiều nếu các em có ý thức và chủ động tham gia” - thầy Trịnh Nguyễn Thi Bằng cho biết.
Hồng Vân
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại