Lời bình của Trịnh Thanh Sơn
Bài thơ Đất nước được Nguyễn Đình Thi sáng tác vào cuối năm 1948 (theo hồi ức của nhà văn Tô Hoài) tại chiến khu Việt Bắc, mà cụ thể là ở vùng rừng núi Tuyên Quang. Lúc đó, ông đang là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Văn nghệ Việt Nam.
Đất nước ra đời sau bài hát Người Hà Nội chưa đầy một năm, vì vậy không khí trường ca vẫn còn thấm đẫm. Có thể coi Đất nước của Nguyễn Đình Thi là một trường ca thu nhỏ, bởi nó mang trong mình đầy đủ những phẩm chất cốt lõi của một trường ca. Chính vì vậy, bài thơ Đất nước đã là một gợi ý cho rất nhiều những trường ca sau này, xuất hiện trong thời chống Mỹ. Tôi nói là những "gợi ý", nhưng thực chất đó là những bài học về phương pháp tư tưởng, phong cách nghệ thuật, và cả thủ pháp nghệ thuật khi tiến hành một trường ca.
Tuy nhiên, bài thơ Đất nước vẫn nguyên vẹn và mãi nguyên vẹn là một bài thơ trữ tình hoành tráng và lộng lẫy. Nhà thơ sáng tác bài thơ này ở tuổi 24, ở tuổi ấy mà viết như thế, chỉ có những thiên tài mới làm nổi, chỉ có dân tộc và cách mạng mới làm nổi. Tài năng của Nguyễn Đình Thi đã gặp được thiên thời - địa lợi - nhân hòa, gặp được ngọn gió lớn mà ta vẫn quen gọi là "bão táp Cách mạng", vì thế mà vút lên, vì thế mà bền lâu, vì thế mà cách tân và hiện đại.
Nói "hiện đại" là ngầm so sánh với cái gì trước đó là "chưa hiện đại". Ở đây tôi muốn dừng lại ở một so sánh nho nhỏ, rằng Đất nước của Nguyễn Đình Thi hiện đại hơn Thơ mới trước đó không bao lâu.
Ông mở đầu bài thơ bằng việc tả mùa thu, một mùa thu như bao mùa thu trong cách nhìn của mùa thu thứ nhất, mùa thu đầu tiên:
Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Ta nhớ những ngày thu đã xa...
"Những ngày thu đã xa" là những ngày thu nào vậy? Phải chăng, đó là một nỗi buồn trong thơ Bích Khê:
Ô hay! Buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi, vàng rơi... thu mênh mông!
Hay trong thơ Chế Lan Viên trước đó:
Thu đến đây, chừ biết nói răng
Chừ đây buồn giận biết sao ngăn
Tìm trong những sắc hoa đang rụng
Ta kiếm trong hoa chút sắc tàn!
Không phải vậy, nỗi nhớ mùa thu năm xưa là một mùa thu rất khác. Đó là mùa thu năm 1946, đất nước sau bao cố gắng của Bác Hồ, vẫn phải một lần nữa đứng lên đánh Pháp, đấy là mùa thu nhà thơ trẻ phải rời Thủ đô Hà Nội thân yêu một lần nữa để trở lại chiến khu Việt Bắc, với niềm tin "Kháng chiến trường kỳ nhất định thắng lợi". Phút chia tay với Thủ đô yêu dấu chưa đầy một tuổi Dân chủ Cộng hòa, tâm trạng nhà thơ mới bồi hồi, xao xuyến, xa xót làm sao:
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy!
Thơ ấy có nhạc và có hoa. Giai điệu đã sẵn trong giai điệu và tiết tấu của thơ rồi, còn vẽ một bức tranh lụa hay sơn dầu thì sao? Khó nhất là tả cho được cái buổi sáng "chớm lạnh", và những đường phố dài "xao xác hơi may". Còn "người ra đi đầu không ngoảnh lại" và "sau lưng thềm nắng lá rơi đầy" chắc chắn là "nhìn được" bằng đường nét, bố cục và mầu sắc.
Nhưng không phải vậy đâu, tả được cái tình rưng rưng nước mắt của người "ra đi đầu không ngoảnh lại" kia mới là thật khó. Cái ấy, cái điều chiêm cảm ấy, chỉ có thơ mới làm được!
Và thơ cũng làm được một điều hơn thế, rằng chỉ sau hai khổ thơ đầu với lưu luyến, buồn thương, đau xót tiễn đưa, mùa thu bỗng khác hẳn, sáng bừng lên với một mầu sắc khác, bởi tâm trạng của người thơ đã khác, khỏe mạnh, tự tin và sáng bừng lên:
Mùa thu nay khác rồi!
Chỉ với năm chữ mở đầu của khổ thơ thứ ba "Mùa thu nay khác rồi" ta thấy tâm thế của người thơ đã chuyển, đã vươn tới một vị thế cao hơn, tự tin và sung mãn hơn trong tầm vóc của một nội lực lớn. Hình tượng của nhà thơ bỗng cao sừng sững:
Ta đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc, nói cười, thiết tha...
Nhận thức về "nội hàm" của một mùa thu mới là vô cùng sáng rõ và cách tân, bởi đây là mùa thu khác, mùa thu của những người đã có quyền làm chủ núi đồi, làm chủ những rừng tre phấp phới, và là một "mùa thu thay áo mới", một mùa thu "trong biếc, nói cười, thiết tha!".
Câu cuối của khổ thơ này thật tài hoa, và nó là đặc sản của thi tài Nguyễn Đình Thi.
Sự kết hợp của những tính từ - động từ - trạng từ, bất ngờ đến nỗi làm ta phải sững sờ trong chiêm cảm một vẻ đẹp ngôn ngữ Việt mà trước đây chưa bao giờ có. Ai trong biếc? Ai nói cười? Ai thiết tha? Chính là hồn của mùa thu mới, hồn của dân tộc vậy!
Một câu thơ mà làm sáng cả non sông, đất nước và làm cho chúng ta tự hào, tự tin biết bao. Một đất nước, với những ngày thu ấy, sẽ mãi mãi trường tồn. Đó là chủ quyền của người Việt, của giống nòi dân Việt. Trong cảm hứng hào sảng ấy ông viết tiếp:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm ngát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông chảy nặng phù sa...
Để rồi, vang vọng những câu thơ hào sảng nhất về giống nòi:
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về
Ngày xưa nói về gì vậy?
Những buổi ngày xưa nói gì đây?
Và ông trả lời như một bích họa
Thắm đỏ máu xương, rằng:
Ôi! Những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai xé nát trời chiều
Và: Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu
Tôi gọi những câu thơ này là những câu thơ thăng hoa nhất của người chiến sĩ - nghệ sĩ Nguyễn Đình Thi. Ngoài những gì hay và đẹp nhất mà ông đã dâng hiến cho nền thi ca hiện đại Việt Nam, những câu thơ trên, ông đã tự khiêm nhường bộc lộ một thiên tài thi ca, ít ai sánh nổi:
Cảm hứng rộng dài đất nước, dân tộc và cá nhân người chiến sĩ đã gắng quện vào nhau, hòa đồng trong nhau, để bản thân người nghệ sĩ bỗng trở thành một tế bào của đất nước. Một đất nước từng Ngời lên nét mặt quê hương/ Mỗi gốc lúa, bờ tre hồn hậu/ Cũng bật lên những tiếng căm hờn! Rồi ông nói, như hai triệu người dân chết đói nói, như tiếng vọng của những âm hồn:
Bát cơm chan đầy nước mắt
Bay còn giằng khỏi miệng ta
Thằng giặc Tây, thằng chúa đất
Đứa đè cổ, đứa lột da...
Đau buồn ấy là đau buồn ký sự, đau buồn nhiếp ảnh, đau buồn hội họa. Còn đau buồn và phản kháng thơ phải cao bút lên như thế này, sâu thẳm và triết luận trong một so sánh và phương pháp tư tưởng đầy nghịch lý, minh triết như thế này:
Xiềng xích chúng bay không khóa được
Trời đầy chim và đất đầy hoa
Súng đạn chúng bay không bắn được
Lòng dân ta yêu nước thương nhà...
Những câu thơ tưởng như một lời đại ngôn ấy, bỗng làm người đọc xúc động và thẩm thấu một ý nghĩa quan trọng trong triết học về lẽ sống. Ai giết nổi chim và hoa? Ai bắn được "lòng dân ta yêu nước thương nhà!" Ấy là sự bắn vào hư không, ấy là sự tàn sát trong vô vọng. Hệ quả cuối cùng, chỉ là sự thất bại mà thôi!
Chủ nghĩa thực dân cũ trên toàn cầu đã thất bại hoàn toàn vì chân lý giản dị ấy, và Nguyễn Đình Thi - với một chiêm cảm lớn, đã tổng kết qua thơ.
Càng đọc Đất nước, chúng ta càng cảm nhận và thấu suốt, đó là một bài thơ lớn, được viết từ một tâm hồn, tâm hồn của một nghệ sĩ đồng hành với lòng dân, biết tôn vinh một giá trị vĩnh hằng, đó là tấm lòng cửa người dân với quê hương, đất nước. Non sông nước Việt vẫn trường tồn, đã trường tồn, đang trường tồn và sẽ trường tồn bởi một giá trị văn hóa vĩnh hằng, đó chính là: "Lòng dân ta yêu nước, thương nhà!
Trong những ngày mùa thu tháng Tám, kỷ niệm 60 năm thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đọc lại bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi, chúng ta cảm thấy một niềm tự hào dân tộc từ trong sâu thẳm tâm hồn:
Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn, đứng dậy sáng lòa!
Những câu thơ ấy cho ta gặp lại một mùa thu năm xưa, một mùa thu định mệnh của toàn dân tộc, và bỗng cảm thấy tâm hồn thanh thản, sạch trong "mát trong như sáng năm xưa".
Viết về bài thơ Đất nước, tôi ngỡ như được gặp lại ông - một Nguyễn Đình Thi ân tình và cởi mở, thường gật đầu hiền hậu khi gặp tôi ở sân 51 Trần Hưng Đạo, đôi khi vẫy tay gọi lôi lên phòng của ông, tặng tôi một tập thơ vừa xuất bản. Trong tôi, Nguyễn Đình Thi vĩnh hằng là một nhà văn lớn, một nghệ sĩ lớn và độc đáo của dân tộc Việt.
Cùng với những bản nhạc Diệt phát xít, Người Hà Nội, bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi mãi mãi sống cùng non sông đất nước.
Bài thơ Đất nước được Nguyễn Đình Thi sáng tác vào cuối năm 1948 (theo hồi ức của nhà văn Tô Hoài) tại chiến khu Việt Bắc, mà cụ thể là ở vùng rừng núi Tuyên Quang. Lúc đó, ông đang là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Văn nghệ Việt Nam.
Đất nước ra đời sau bài hát Người Hà Nội chưa đầy một năm, vì vậy không khí trường ca vẫn còn thấm đẫm. Có thể coi Đất nước của Nguyễn Đình Thi là một trường ca thu nhỏ, bởi nó mang trong mình đầy đủ những phẩm chất cốt lõi của một trường ca. Chính vì vậy, bài thơ Đất nước đã là một gợi ý cho rất nhiều những trường ca sau này, xuất hiện trong thời chống Mỹ. Tôi nói là những "gợi ý", nhưng thực chất đó là những bài học về phương pháp tư tưởng, phong cách nghệ thuật, và cả thủ pháp nghệ thuật khi tiến hành một trường ca.
Tuy nhiên, bài thơ Đất nước vẫn nguyên vẹn và mãi nguyên vẹn là một bài thơ trữ tình hoành tráng và lộng lẫy. Nhà thơ sáng tác bài thơ này ở tuổi 24, ở tuổi ấy mà viết như thế, chỉ có những thiên tài mới làm nổi, chỉ có dân tộc và cách mạng mới làm nổi. Tài năng của Nguyễn Đình Thi đã gặp được thiên thời - địa lợi - nhân hòa, gặp được ngọn gió lớn mà ta vẫn quen gọi là "bão táp Cách mạng", vì thế mà vút lên, vì thế mà bền lâu, vì thế mà cách tân và hiện đại.
Nói "hiện đại" là ngầm so sánh với cái gì trước đó là "chưa hiện đại". Ở đây tôi muốn dừng lại ở một so sánh nho nhỏ, rằng Đất nước của Nguyễn Đình Thi hiện đại hơn Thơ mới trước đó không bao lâu.
Ông mở đầu bài thơ bằng việc tả mùa thu, một mùa thu như bao mùa thu trong cách nhìn của mùa thu thứ nhất, mùa thu đầu tiên:
Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Ta nhớ những ngày thu đã xa...
"Những ngày thu đã xa" là những ngày thu nào vậy? Phải chăng, đó là một nỗi buồn trong thơ Bích Khê:
Ô hay! Buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi, vàng rơi... thu mênh mông!
Hay trong thơ Chế Lan Viên trước đó:
Thu đến đây, chừ biết nói răng
Chừ đây buồn giận biết sao ngăn
Tìm trong những sắc hoa đang rụng
Ta kiếm trong hoa chút sắc tàn!
Không phải vậy, nỗi nhớ mùa thu năm xưa là một mùa thu rất khác. Đó là mùa thu năm 1946, đất nước sau bao cố gắng của Bác Hồ, vẫn phải một lần nữa đứng lên đánh Pháp, đấy là mùa thu nhà thơ trẻ phải rời Thủ đô Hà Nội thân yêu một lần nữa để trở lại chiến khu Việt Bắc, với niềm tin "Kháng chiến trường kỳ nhất định thắng lợi". Phút chia tay với Thủ đô yêu dấu chưa đầy một tuổi Dân chủ Cộng hòa, tâm trạng nhà thơ mới bồi hồi, xao xuyến, xa xót làm sao:
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy!
Thơ ấy có nhạc và có hoa. Giai điệu đã sẵn trong giai điệu và tiết tấu của thơ rồi, còn vẽ một bức tranh lụa hay sơn dầu thì sao? Khó nhất là tả cho được cái buổi sáng "chớm lạnh", và những đường phố dài "xao xác hơi may". Còn "người ra đi đầu không ngoảnh lại" và "sau lưng thềm nắng lá rơi đầy" chắc chắn là "nhìn được" bằng đường nét, bố cục và mầu sắc.
Nhưng không phải vậy đâu, tả được cái tình rưng rưng nước mắt của người "ra đi đầu không ngoảnh lại" kia mới là thật khó. Cái ấy, cái điều chiêm cảm ấy, chỉ có thơ mới làm được!
Và thơ cũng làm được một điều hơn thế, rằng chỉ sau hai khổ thơ đầu với lưu luyến, buồn thương, đau xót tiễn đưa, mùa thu bỗng khác hẳn, sáng bừng lên với một mầu sắc khác, bởi tâm trạng của người thơ đã khác, khỏe mạnh, tự tin và sáng bừng lên:
Mùa thu nay khác rồi!
Chỉ với năm chữ mở đầu của khổ thơ thứ ba "Mùa thu nay khác rồi" ta thấy tâm thế của người thơ đã chuyển, đã vươn tới một vị thế cao hơn, tự tin và sung mãn hơn trong tầm vóc của một nội lực lớn. Hình tượng của nhà thơ bỗng cao sừng sững:
Ta đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc, nói cười, thiết tha...
Nhận thức về "nội hàm" của một mùa thu mới là vô cùng sáng rõ và cách tân, bởi đây là mùa thu khác, mùa thu của những người đã có quyền làm chủ núi đồi, làm chủ những rừng tre phấp phới, và là một "mùa thu thay áo mới", một mùa thu "trong biếc, nói cười, thiết tha!".
Câu cuối của khổ thơ này thật tài hoa, và nó là đặc sản của thi tài Nguyễn Đình Thi.
Sự kết hợp của những tính từ - động từ - trạng từ, bất ngờ đến nỗi làm ta phải sững sờ trong chiêm cảm một vẻ đẹp ngôn ngữ Việt mà trước đây chưa bao giờ có. Ai trong biếc? Ai nói cười? Ai thiết tha? Chính là hồn của mùa thu mới, hồn của dân tộc vậy!
Một câu thơ mà làm sáng cả non sông, đất nước và làm cho chúng ta tự hào, tự tin biết bao. Một đất nước, với những ngày thu ấy, sẽ mãi mãi trường tồn. Đó là chủ quyền của người Việt, của giống nòi dân Việt. Trong cảm hứng hào sảng ấy ông viết tiếp:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm ngát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông chảy nặng phù sa...
Để rồi, vang vọng những câu thơ hào sảng nhất về giống nòi:
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về
Ngày xưa nói về gì vậy?
Những buổi ngày xưa nói gì đây?
Và ông trả lời như một bích họa
Thắm đỏ máu xương, rằng:
Ôi! Những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai xé nát trời chiều
Và: Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu
Tôi gọi những câu thơ này là những câu thơ thăng hoa nhất của người chiến sĩ - nghệ sĩ Nguyễn Đình Thi. Ngoài những gì hay và đẹp nhất mà ông đã dâng hiến cho nền thi ca hiện đại Việt Nam, những câu thơ trên, ông đã tự khiêm nhường bộc lộ một thiên tài thi ca, ít ai sánh nổi:
Cảm hứng rộng dài đất nước, dân tộc và cá nhân người chiến sĩ đã gắng quện vào nhau, hòa đồng trong nhau, để bản thân người nghệ sĩ bỗng trở thành một tế bào của đất nước. Một đất nước từng Ngời lên nét mặt quê hương/ Mỗi gốc lúa, bờ tre hồn hậu/ Cũng bật lên những tiếng căm hờn! Rồi ông nói, như hai triệu người dân chết đói nói, như tiếng vọng của những âm hồn:
Bát cơm chan đầy nước mắt
Bay còn giằng khỏi miệng ta
Thằng giặc Tây, thằng chúa đất
Đứa đè cổ, đứa lột da...
Đau buồn ấy là đau buồn ký sự, đau buồn nhiếp ảnh, đau buồn hội họa. Còn đau buồn và phản kháng thơ phải cao bút lên như thế này, sâu thẳm và triết luận trong một so sánh và phương pháp tư tưởng đầy nghịch lý, minh triết như thế này:
Xiềng xích chúng bay không khóa được
Trời đầy chim và đất đầy hoa
Súng đạn chúng bay không bắn được
Lòng dân ta yêu nước thương nhà...
Những câu thơ tưởng như một lời đại ngôn ấy, bỗng làm người đọc xúc động và thẩm thấu một ý nghĩa quan trọng trong triết học về lẽ sống. Ai giết nổi chim và hoa? Ai bắn được "lòng dân ta yêu nước thương nhà!" Ấy là sự bắn vào hư không, ấy là sự tàn sát trong vô vọng. Hệ quả cuối cùng, chỉ là sự thất bại mà thôi!
Chủ nghĩa thực dân cũ trên toàn cầu đã thất bại hoàn toàn vì chân lý giản dị ấy, và Nguyễn Đình Thi - với một chiêm cảm lớn, đã tổng kết qua thơ.
Càng đọc Đất nước, chúng ta càng cảm nhận và thấu suốt, đó là một bài thơ lớn, được viết từ một tâm hồn, tâm hồn của một nghệ sĩ đồng hành với lòng dân, biết tôn vinh một giá trị vĩnh hằng, đó là tấm lòng cửa người dân với quê hương, đất nước. Non sông nước Việt vẫn trường tồn, đã trường tồn, đang trường tồn và sẽ trường tồn bởi một giá trị văn hóa vĩnh hằng, đó chính là: "Lòng dân ta yêu nước, thương nhà!
Trong những ngày mùa thu tháng Tám, kỷ niệm 60 năm thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đọc lại bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi, chúng ta cảm thấy một niềm tự hào dân tộc từ trong sâu thẳm tâm hồn:
Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn, đứng dậy sáng lòa!
Những câu thơ ấy cho ta gặp lại một mùa thu năm xưa, một mùa thu định mệnh của toàn dân tộc, và bỗng cảm thấy tâm hồn thanh thản, sạch trong "mát trong như sáng năm xưa".
Viết về bài thơ Đất nước, tôi ngỡ như được gặp lại ông - một Nguyễn Đình Thi ân tình và cởi mở, thường gật đầu hiền hậu khi gặp tôi ở sân 51 Trần Hưng Đạo, đôi khi vẫy tay gọi lôi lên phòng của ông, tặng tôi một tập thơ vừa xuất bản. Trong tôi, Nguyễn Đình Thi vĩnh hằng là một nhà văn lớn, một nghệ sĩ lớn và độc đáo của dân tộc Việt.
Cùng với những bản nhạc Diệt phát xít, Người Hà Nội, bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi mãi mãi sống cùng non sông đất nước.