Một số kinh nghiệm về đào tạo giáo viên ở Singapore được ThS. Dương Thị Thuý Hà (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) chia sẻ tại Hội thảo khoa học quốc tế “Kinh nghiệm của Malaysia và Singapore về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thông, CBQL các cơ sở giáo dục phổ thông và giảng viên sư phạm” do Trường ĐHSP Hà Nội tổ chức.
Thận trọng trong tuyển chọn và sự hợp tác chặt chẽ “3 bên”
ThS. Dương Thị Thuý Hà cho biết: Bộ Giáo dục Singapore đã rất thận trọng trong tuyển chọn những giáo viên tiềm năng từ số học sinh thuộc nhóm dẫn đầu về thành tích học tập sau khi tốt nghiệp THPT. Ngoài thành tích học tập, người được tuyển chọn phải có sự yêu thích, cam kết gắn bó với công việc giảng dạy.
Các giáo viên tiềm năng này trong thời gian đào tạo sẽ được hưởng mức trợ cấp tương đương 60% lương của giáo viên chính thức. Tuy nhiên, vì được hưởng quyền lợi này nên họ cũng phải cam kết sẽ tham gia giảng dạy trong ít nhất 3 năm sau khi chính thức vào nghề.
Mọi giáo viên đều phải được đào tạo theo chương trình giảng dạy của Viện Giáo dục Quốc gia. Viện Giáo dục Quốc gia cũng có mối liên hệ mật thiết với các trường bởi chính tại các trường phổ thông, những giáo viên cao cấp (master teacher) sẽ đóng vai trò dẫn dắt, chỉ bảo thêm cho mọi giáo viên mới ra trường trong nhiều năm
NIE sẽ chịu trách nhiệm cung ứng nhân sự giáo viên cho hệ thống các lớp từ 1-12. Còn một chương trình đào tạo hai năm tại các trường CĐ công nghệ sẽ tạo nguồn giáo viên cho các cấp học nhỏ hơn như mẫu giáo, mầm non.
Nhân tố quan trọng đem lại thành công cho các chương trình đào tạo giáo viên của NIE chính là sự hợp tác chặt chẽ “ba bên” giữa NIE, Bộ Giáo dục Singapore và các trường trong nước. Bộ ba này cùng đồng thuận quan điểm trong sứ mệnh cũng như tầm nhìn về việc đào tạo thế hệ giáo viên có tư duy sáng tạo. Điều này đảm bảo sự đồng thuận quan điểm về sứ mệnh, tầm nhìn, hệ thống giá trị của nhà trường cũng như quá trình thực thi nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên sau đào tạo.
Phương pháp giáo dục độc đáo
Theo ThS. Dương Thị Thuý Hà, dù du học Singapore ở bậc học nào, học sinh, sinh viên cũng đều được giảng dạy theo phương pháp khác biệt, chú trọng vào việc rèn luyện nhân cách, tư duy hơn là ép buộc học viên theo một khuôn mẫu nhất định.
Ngoài ra, sự thấu hiểu của giáo viên cũng tác động đến tư tưởng của các bậc phụ huynh, giúp giảm áp lực cho học sinh từ bậc tiểu học, tạo điều kiện cho các em được phát triển một cách tự nhiên nhất.
Các trường thuộc hệ công lập do Chính phủ quản lý và hệ ngoài công lập được quản lý chặt chẽ bởi Hội đồng Giáo dục Tư thục (CPE) để đảm bảo quyền lợi cho sinh viên quốc tế.
Các khóa học được công nhận cũng như cấp bằng bởi nhiều đơn vị giáo dục đối tác danh tiếng ở Anh, Australia, Mỹ, Pháp, Thụy Sĩ, Ireland… giúp sinh viên được thụ hưởng chất lượng, bằng cấp tương đương và được công nhận quốc tế, cũng như có cơ hội nghề nghiệp ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Sinh viên không chỉ được giảng dạy lý thuyết mà còn có thể thực hành xuyên suốt quá trình học. Phương pháp học tập tương tác, kích thích tư duy, phát triển các kỹ năng mềm nhằm giúp sinh viên có kiến thức và kỹ năng vững chắc, tăng lợi thế cạnh tranh trong thị trường tuyển dụng và hỗ trợ công việc sau này.
Một cột mốc quan trọng trong những cải cách giáo dục gần đây ở Singapore là tầm nhìn chiến lược “nhà trường tư duy, quốc gia học tập” với vai trò định hướng đổi mới cho giáo dục từ năm 1997.
“Nhà trường tư duy” là mô hình trường học - nơi tư duy sáng tạo, niềm say mê học tập suốt đời và tinh thần phụng sự Tổ quốc của học sinh được kích thích ngay từ tuổi nhỏ. Dưới tầm nhìn của chiến lược giáo dục, nhiều sáng kiến đa dạng đã được thực hiện trên từng khía cạnh của hệ thống giáo dục quốc gia.
Theo chiến lược “dạy ít, học nhiều”, giáo dục Singapore tập trung nâng cao chất lượng học tập của sinh viên bằng cách tạo thêm nhiều “khoảng trống” trong chương trình học để giáo viên có thể thực hiện những kế hoạch giảng dạy riêng, cùng sinh viên định hình một môi trường giáo dục riêng và bồi dưỡng nghiệp vụ.
Với mô hình “dạy ít, học nhiều”, kiểu học vẹt, học vì thành tích và phong cách giảng dạy “dành cho tất cả mọi người” sẽ bị loại bỏ. Thay vào đó, sinh viên sẽ chủ động hơn trong học tập, khám phá tri thức thông qua các thí nghiệm, trải nghiệm thực tế, học các kỹ năng sống và xây dựng nhân cách nhờ chiến lược đào tạo hiệu quả và sáng tạo. Ngoài ra, sinh viên cũng có thêm nhiều cơ hội học tập và rèn luyện toàn diện để phát triển tư duy, nhân cách và những tố chất để thành công trong tương lai.
Để hỗ trợ việc đổi mới giáo dục, Bộ Giáo dục Singapore cam kết thực hiện những thay đổi về cấu trúc chương trình học và cung cấp những nguồn lực cần thiết. Bộ sẽ tăng cường tính linh hoạt, chủ động của các trường bằng cách rút gọn chương trình giảng dạy tới 10-20% để tạo “thời gian trống”. Bộ Giáo dục cũng giảm 2 giờ làm mỗi tuần cho mỗi giáo viên để họ có thêm thời gian lên kế hoạch giảng dạy và trao đổi kinh nghiệm chuyên môn.
Singapore là nơi mà nghề giáo được xã hội kính trọng, dạy học là một nghề cao quý nên có tính chọn lọc cao. Singapore chọn lọc kỹ các sinh viên thi vào ngành sư phạm trước khi đào tạo họ và chỉ tiêu tuyển sinh tương đương với lượng giáo viên thiếu trong ngành.
Nghề giáo là nghề hấp dẫn
ThS. Dương Thị Thuý Hà nhận định: Singapore dẫn đầu châu Á về khả năng chuẩn bị tốt nhất cho tương lai người học và đứng thứ nhất thế giới về chính sách giáo dục.Theo đó, giáo viên ngày càng có vị thế cao trong xã hội Singapore là yếu tố cốt yếu thu hút những học sinh giỏi theo ngành sư phạm, cho họ động lực theo đuổi nghề giáo lâu dài.
Trung bình, giáo viên THCS ở Singapore nhận lương cao thứ 16 thế giới. Mức lương của giáo viên nước này thấp hơn đáng kể so với một số nước châu Á như Nhật Bản (thứ 2), Hàn Quốc (thứ 3).
Hàng năm, Bộ giáo dục Singapore đều tiến hành kiểm tra mức lương khởi điểm của các ngành nghề khác nhau, theo đó sẽ có điều chỉnh mức lương dành cho các giáo viên mới ra nghề để đảm bảo trong mắt các tân cử nhân, nghề giáo cũng có sức hấp dẫn tương đương các ngành nghề khác.
Theo thời gian, mặc dù lương nhà giáo không tăng nhiều như lương các nghề khác, nhưng bù lại họ được tiếp cận với nhiều cơ hội khác nhau để có thể nắm giữ những vai trò khác ngoài cương vị một nhà giáo.
Giáo viên có nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp
ThS. Dương Thị Thuý Hà cho biết: Mỗi năm, các giáo viên được hưởng 100 giờ dành cho phát triển nghề nghiệp, họ sẽ tham gia các khoá học tại Viện Giáo dục Quốc gia tập trung vào một môn học nào đó hay kiến thức sư phạm, cũng có thể giúp giáo viên có cơ hội lấy được những bằng cấp cao hơn.
Phần lớn khoảng thời gian dành cho phát triển nghề nghiệp này được thực hiện ngay tại ngôi trường mà giáo viên đó đang giảng dạy, do chính các chuyên gia phát triển đội ngũ nhân lực của nhà trường đảm nhiệm.
Trường học nào cũng có một quỹ chuyên dùng để hỗ trợ phát triển nghề nghiệp giáo viên, trong đó cho giáo viên tiếp xúc với các vấn đề mới về giáo dục bằng cách tạo điều kiện tham quan các mô hình giáo dục hiệu quả của những nước khác.
Năm 2010, Trung tâm giáo viên Singapore bắt đầu đi vào hoạt động để khuyến khích các giáo viên tích cực chia sẻ những phương pháp giảng dạy tốt nhất. Cũng giống như mọi ngành nghề khác ở Singapore, hàng năm ngành giáo dục nước này đều có những phần thưởng tôn vinh cụ thể với các thành tựu, đóng góp xuất sắc của các nhà giáo cho sự nghiệp giáo dục.
Chất lượng giáo dục đảm bảo
Theo ThS. Dương Thị Thuý Hà, tại Singapore, chất lượng giáo dục luôn luôn được chú trọng cả về cơ sở vật chất và tài sản trí tuệ.
Ngoài hệ thống các trường công lập, tại Singapore còn có một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong việc biến Singapore thành Global Schoolhouse, mang sinh viên quốc tế trên toàn thế giới đến đây học tập và đem lại cho Singapore nguồn thu đáng kể, đó là hệ thống các trường tư.
Hệ thống các trường tư đào tạo bậc đại học và sau đại học tại Singapore được định hướng theo chủ trương “đi tắt đón đầu”. Điều này có nghĩa là họ không tự cấp bằng đại học và sau đại học mà tìm kiếm, liên kết đào tạo với các đại học đối tác nước ngoài - những trường đã có kinh nghiệm đào tạo lâu năm và đã được thế giới công nhận về chất lượng đào tạo.
Chất lượng đào tạo tại các trường tư được kiểm soát chặt chẽ bởi Ủy ban quản lý các trường tư Council for Private Education (CPE) trực thuộc Bộ Giáo dục Singapore với các chính sách ngặt nghèo, đảm bảo chất lượng đào tạo, bằng cấp và đặc biệt là chính sách bảo vệ sinh viên quốc tế đến theo học tại Singapore...
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
Thận trọng trong tuyển chọn và sự hợp tác chặt chẽ “3 bên”
ThS. Dương Thị Thuý Hà cho biết: Bộ Giáo dục Singapore đã rất thận trọng trong tuyển chọn những giáo viên tiềm năng từ số học sinh thuộc nhóm dẫn đầu về thành tích học tập sau khi tốt nghiệp THPT. Ngoài thành tích học tập, người được tuyển chọn phải có sự yêu thích, cam kết gắn bó với công việc giảng dạy.
Các giáo viên tiềm năng này trong thời gian đào tạo sẽ được hưởng mức trợ cấp tương đương 60% lương của giáo viên chính thức. Tuy nhiên, vì được hưởng quyền lợi này nên họ cũng phải cam kết sẽ tham gia giảng dạy trong ít nhất 3 năm sau khi chính thức vào nghề.
Mọi giáo viên đều phải được đào tạo theo chương trình giảng dạy của Viện Giáo dục Quốc gia. Viện Giáo dục Quốc gia cũng có mối liên hệ mật thiết với các trường bởi chính tại các trường phổ thông, những giáo viên cao cấp (master teacher) sẽ đóng vai trò dẫn dắt, chỉ bảo thêm cho mọi giáo viên mới ra trường trong nhiều năm
NIE sẽ chịu trách nhiệm cung ứng nhân sự giáo viên cho hệ thống các lớp từ 1-12. Còn một chương trình đào tạo hai năm tại các trường CĐ công nghệ sẽ tạo nguồn giáo viên cho các cấp học nhỏ hơn như mẫu giáo, mầm non.
Nhân tố quan trọng đem lại thành công cho các chương trình đào tạo giáo viên của NIE chính là sự hợp tác chặt chẽ “ba bên” giữa NIE, Bộ Giáo dục Singapore và các trường trong nước. Bộ ba này cùng đồng thuận quan điểm trong sứ mệnh cũng như tầm nhìn về việc đào tạo thế hệ giáo viên có tư duy sáng tạo. Điều này đảm bảo sự đồng thuận quan điểm về sứ mệnh, tầm nhìn, hệ thống giá trị của nhà trường cũng như quá trình thực thi nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên sau đào tạo.
Phương pháp giáo dục độc đáo
Theo ThS. Dương Thị Thuý Hà, dù du học Singapore ở bậc học nào, học sinh, sinh viên cũng đều được giảng dạy theo phương pháp khác biệt, chú trọng vào việc rèn luyện nhân cách, tư duy hơn là ép buộc học viên theo một khuôn mẫu nhất định.
Ngoài ra, sự thấu hiểu của giáo viên cũng tác động đến tư tưởng của các bậc phụ huynh, giúp giảm áp lực cho học sinh từ bậc tiểu học, tạo điều kiện cho các em được phát triển một cách tự nhiên nhất.
Các trường thuộc hệ công lập do Chính phủ quản lý và hệ ngoài công lập được quản lý chặt chẽ bởi Hội đồng Giáo dục Tư thục (CPE) để đảm bảo quyền lợi cho sinh viên quốc tế.
Các khóa học được công nhận cũng như cấp bằng bởi nhiều đơn vị giáo dục đối tác danh tiếng ở Anh, Australia, Mỹ, Pháp, Thụy Sĩ, Ireland… giúp sinh viên được thụ hưởng chất lượng, bằng cấp tương đương và được công nhận quốc tế, cũng như có cơ hội nghề nghiệp ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Sinh viên không chỉ được giảng dạy lý thuyết mà còn có thể thực hành xuyên suốt quá trình học. Phương pháp học tập tương tác, kích thích tư duy, phát triển các kỹ năng mềm nhằm giúp sinh viên có kiến thức và kỹ năng vững chắc, tăng lợi thế cạnh tranh trong thị trường tuyển dụng và hỗ trợ công việc sau này.
Một cột mốc quan trọng trong những cải cách giáo dục gần đây ở Singapore là tầm nhìn chiến lược “nhà trường tư duy, quốc gia học tập” với vai trò định hướng đổi mới cho giáo dục từ năm 1997.
“Nhà trường tư duy” là mô hình trường học - nơi tư duy sáng tạo, niềm say mê học tập suốt đời và tinh thần phụng sự Tổ quốc của học sinh được kích thích ngay từ tuổi nhỏ. Dưới tầm nhìn của chiến lược giáo dục, nhiều sáng kiến đa dạng đã được thực hiện trên từng khía cạnh của hệ thống giáo dục quốc gia.
Theo chiến lược “dạy ít, học nhiều”, giáo dục Singapore tập trung nâng cao chất lượng học tập của sinh viên bằng cách tạo thêm nhiều “khoảng trống” trong chương trình học để giáo viên có thể thực hiện những kế hoạch giảng dạy riêng, cùng sinh viên định hình một môi trường giáo dục riêng và bồi dưỡng nghiệp vụ.
Với mô hình “dạy ít, học nhiều”, kiểu học vẹt, học vì thành tích và phong cách giảng dạy “dành cho tất cả mọi người” sẽ bị loại bỏ. Thay vào đó, sinh viên sẽ chủ động hơn trong học tập, khám phá tri thức thông qua các thí nghiệm, trải nghiệm thực tế, học các kỹ năng sống và xây dựng nhân cách nhờ chiến lược đào tạo hiệu quả và sáng tạo. Ngoài ra, sinh viên cũng có thêm nhiều cơ hội học tập và rèn luyện toàn diện để phát triển tư duy, nhân cách và những tố chất để thành công trong tương lai.
Để hỗ trợ việc đổi mới giáo dục, Bộ Giáo dục Singapore cam kết thực hiện những thay đổi về cấu trúc chương trình học và cung cấp những nguồn lực cần thiết. Bộ sẽ tăng cường tính linh hoạt, chủ động của các trường bằng cách rút gọn chương trình giảng dạy tới 10-20% để tạo “thời gian trống”. Bộ Giáo dục cũng giảm 2 giờ làm mỗi tuần cho mỗi giáo viên để họ có thêm thời gian lên kế hoạch giảng dạy và trao đổi kinh nghiệm chuyên môn.
Singapore là nơi mà nghề giáo được xã hội kính trọng, dạy học là một nghề cao quý nên có tính chọn lọc cao. Singapore chọn lọc kỹ các sinh viên thi vào ngành sư phạm trước khi đào tạo họ và chỉ tiêu tuyển sinh tương đương với lượng giáo viên thiếu trong ngành.
Nghề giáo là nghề hấp dẫn
ThS. Dương Thị Thuý Hà nhận định: Singapore dẫn đầu châu Á về khả năng chuẩn bị tốt nhất cho tương lai người học và đứng thứ nhất thế giới về chính sách giáo dục.Theo đó, giáo viên ngày càng có vị thế cao trong xã hội Singapore là yếu tố cốt yếu thu hút những học sinh giỏi theo ngành sư phạm, cho họ động lực theo đuổi nghề giáo lâu dài.
Trung bình, giáo viên THCS ở Singapore nhận lương cao thứ 16 thế giới. Mức lương của giáo viên nước này thấp hơn đáng kể so với một số nước châu Á như Nhật Bản (thứ 2), Hàn Quốc (thứ 3).
Hàng năm, Bộ giáo dục Singapore đều tiến hành kiểm tra mức lương khởi điểm của các ngành nghề khác nhau, theo đó sẽ có điều chỉnh mức lương dành cho các giáo viên mới ra nghề để đảm bảo trong mắt các tân cử nhân, nghề giáo cũng có sức hấp dẫn tương đương các ngành nghề khác.
Theo thời gian, mặc dù lương nhà giáo không tăng nhiều như lương các nghề khác, nhưng bù lại họ được tiếp cận với nhiều cơ hội khác nhau để có thể nắm giữ những vai trò khác ngoài cương vị một nhà giáo.
Giáo viên có nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp
ThS. Dương Thị Thuý Hà cho biết: Mỗi năm, các giáo viên được hưởng 100 giờ dành cho phát triển nghề nghiệp, họ sẽ tham gia các khoá học tại Viện Giáo dục Quốc gia tập trung vào một môn học nào đó hay kiến thức sư phạm, cũng có thể giúp giáo viên có cơ hội lấy được những bằng cấp cao hơn.
Phần lớn khoảng thời gian dành cho phát triển nghề nghiệp này được thực hiện ngay tại ngôi trường mà giáo viên đó đang giảng dạy, do chính các chuyên gia phát triển đội ngũ nhân lực của nhà trường đảm nhiệm.
Trường học nào cũng có một quỹ chuyên dùng để hỗ trợ phát triển nghề nghiệp giáo viên, trong đó cho giáo viên tiếp xúc với các vấn đề mới về giáo dục bằng cách tạo điều kiện tham quan các mô hình giáo dục hiệu quả của những nước khác.
Năm 2010, Trung tâm giáo viên Singapore bắt đầu đi vào hoạt động để khuyến khích các giáo viên tích cực chia sẻ những phương pháp giảng dạy tốt nhất. Cũng giống như mọi ngành nghề khác ở Singapore, hàng năm ngành giáo dục nước này đều có những phần thưởng tôn vinh cụ thể với các thành tựu, đóng góp xuất sắc của các nhà giáo cho sự nghiệp giáo dục.
Chất lượng giáo dục đảm bảo
Theo ThS. Dương Thị Thuý Hà, tại Singapore, chất lượng giáo dục luôn luôn được chú trọng cả về cơ sở vật chất và tài sản trí tuệ.
Ngoài hệ thống các trường công lập, tại Singapore còn có một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong việc biến Singapore thành Global Schoolhouse, mang sinh viên quốc tế trên toàn thế giới đến đây học tập và đem lại cho Singapore nguồn thu đáng kể, đó là hệ thống các trường tư.
Hệ thống các trường tư đào tạo bậc đại học và sau đại học tại Singapore được định hướng theo chủ trương “đi tắt đón đầu”. Điều này có nghĩa là họ không tự cấp bằng đại học và sau đại học mà tìm kiếm, liên kết đào tạo với các đại học đối tác nước ngoài - những trường đã có kinh nghiệm đào tạo lâu năm và đã được thế giới công nhận về chất lượng đào tạo.
Chất lượng đào tạo tại các trường tư được kiểm soát chặt chẽ bởi Ủy ban quản lý các trường tư Council for Private Education (CPE) trực thuộc Bộ Giáo dục Singapore với các chính sách ngặt nghèo, đảm bảo chất lượng đào tạo, bằng cấp và đặc biệt là chính sách bảo vệ sinh viên quốc tế đến theo học tại Singapore...
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại