Dạng thức trắc nghiệm phù hợp với các kỳ thi tiêu chuẩn hóa, quy mô lớn

Duy Ly

Lang thang mạng
#1


Ngày 12/9, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam trao đổi về dự thảo phương án thi tốt nghiệp THPT quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2017 của Bộ GD&ĐT.
Trước những câu hỏi liên quan đến dạng thức đề thi trong dự thảo, đại diện Hiệp hội đều thể hiện quan điểm đồng tình, ủng hộ việc thi trắc nghiệm với môn Toán, bài thi khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và ngoại ngữ như dự thảo đưa ra.

TS Lê Viết Khuyến nêu quan điểm: Mỗi hình thức thi đều có ưu điểm và hạn chế nhất định, từ thi tự luận, trắc nghiệm hay vấn đáp… Tuy nhiên, với kỳ thi THPT quốc gia cần đánh giá toàn diện, nếu đánh giá theo kiểu thi tự luận - mỗi môn học có 1 bài thi - thì kỳ thi sẽ rất nặng nề.


GS Lâm Quang Thiệp (người đứng phát biểu) và chuyên gia đến từ Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam thể hiện sự ủng hộ với nhiều nội dung trong dự thảo phương án thi tốt nghiệp THPT quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2017
Cùng quan điểm, GS Lâm Quang Thiệp cũng cho rằng, trắc nghiệm và tự luận, mỗi phương pháp có ưu điểm và nhược điểm riêng. Trắc nghiệm thi trong thời gian ngắn, bao phủ môn học, chấm khách quan. Tự luận đánh giá khả năng diễn đạt, tự luận.

Nhưng, nếu dùng cho các kỳ thi tiêu chuẩn hóa, quy mô lớn thì trắc nghiệm áp đảo tự luận về ưu điểm. Bởi với trắc nghiệm, chất lượng của kỳ thi sẽ phụ thuộc vào việc ra đề thi, còn tự luận thì phụ thuộc vào người chấm. “Trên thế giới, các kỳ thi tiêu chuẩn hóa có quy mô lớn cũng dùng đề thi trắc nghiệm” – GS Lâm Quang Thiệp cho hay.

Trước ý kiến với môn Toán, Lịch sử không nên thi trắc nghiệm, GS Lâm Quang Thiệp cho rằng, quan niệm như vậy là nhầm mục tiêu của kỳ thi; kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia không phải để tuyển chọn nhân tài.

Thêm đó, Lịch sử lâu nay vẫn thi tự luận, nhưng để đảm bảo công bằng, khi chấm đều quy định barem chi tiết. Như vậy tức là biến đề tự luận thành đếm ý để chấm điểm – đó cũng chính là phương pháp trắc nghiệm.

PGS Nguyễn Phương Nga (ĐHQG Hà Nội) thể hiện dự đồng tình với nhiều nội dung Dự thảo, như giảm số ngày thi; giao tổ chức thi cho các Sở GD&ĐT; tăng việc sử dụng dạng thức thi trắc nghiệm khách quan với các môn thi để phủ rộng hơn, đo lường được nhiều kiến thức hơn...

“Theo Dự thảo, mỗi thí sinh một đề thi là lý tưởng, không thể chuyển đề thi ra ngoài được. Chấm điểm bằng máy sẽ không còn hiện tượng thầy cô chi phối vào kết quả điểm. Điều quan trọng là phải có ngân hàng câu hỏi tốt” - PGS Nguyễn Phương Nga bày tỏ.

HN
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
 

Bình luận bằng Facebook

Top