Thằng Tân đứng ngẩn người trước sân nhìn theo con Diệu vừa mới đi ngang qua. Đôi mắt cứ mãi dõi theo dù nhỏ đã khuất sau một hàng rào có cây h
Thằng Tân đứng ngẩn người trước sân nhìn theo con Diệu vừa mới đi ngang qua. Đôi mắt cứ mãi dõi theo dù nhỏ đã khuất sau một hàng rào có cây hoàng yến và dây leo phủ kín.
Nó bồi hồi nhớ lại cái tuổi thần tiên cùng nhau đi học. Con nhỏ bím tóc ngắn, nhịp bước chân nhanh nhẹn, thường bỏ nó phía sau lưng cả một đoạn đường dài. Cái dáng ấy quá quen thuộc! Rất thân thuộc. Tuy lớn lên có thay đổi về ngoại hình và cả luôn gương mặt. Nhưng với cái tướng đi vội vàng thì nó luôn chậm rãi trong trí nhớ của thằng Tân từ đó và cho tới tận ngày nay. Gợi cho nhớ lại cái thuở chưa biết gì cứ hồn nhiên mà gọi nhau mày tao, mi tớ, dù biết nó lớn hơn con nhỏ đến hẳn ba tuổi. Còn một điều khiến thằng Tân nhớ nhất: con nhỏ nó yêu màu tím từ bé cho đến lớn.
Ngày ấy trong cặp luôn có một cây bút máy kèm với một lọ mực tím lịm. Khi bơm đầy ngòi sơ ý thì mực lem đầy tay và dính cả trong chiếc áo dài trắng tinh. Nhiều khi đến nhà thằng Tân nhờ chỉ cho một số bài tập. Trang vở con nhỏ chỉ duy nhất một màu mực tím mà chẳng bao giờ có loại màu khác, dù có rất nhiều bút bi chứ không riêng gì cây bút máy. Nhớ cái thuở còn học cấp hai! Mỗi lần đi ngang qua cái căn nhà có hàng rào bông tím ngắt. Nó đều ngắt một cánh hoa nâng niu trong đôi bàn tay bé nhỏ trắng nõn, rồi e ấp cài lên mái tóc trong niềm vui hân hoan. Đôi mắt chớp chớp, bờ môi cười hí hửng trong niềm vui sướng rộn ràng! Đến giờ tan trường ra về cũng vậy. Đó như một thói quen của một cô bé, chỉ mới có mười mấy tuổi đầu mà đã mơ mộng ngập tràn ý thơ, nhuốm đầy sắc màu từ một tâm hồn trinh nguyên tươi sáng quá trong trẻo. Chỉ khi nào tới cổng hàng rào thằng Tân mới có cơ hội đuổi theo kịp, giá như không có giàn hoa tím thì chắc chắn còn đi sau lưng con nhỏ dài dài. Muốn trò chuyện thì phải đi thật nhanh, có khi chạy theo muốn hụt hơi mới ngang bằng được với con nhỏ. Cũng do cái tật chậm chạp như rùa bò mà ra…
– Mày làm gì mà đi nhanh vậy Diệu, lúc nào cũng bỏ tao ở tít đằng sau. Mày đang suy nghĩ cái gì trong đầu?
– Ai biểu mày đi chậm chi.
– Nếu không giàn hoa tím này để mày đứng lại, chắc tao không có dịp mà đứng đây để nói chuyện được cùng với mày đâu.
– Nói cái gì bây giờ, tao và mày nói với nhau mỗi ngày đó thôi. Tao cũng không biết sao tao có thể đi nhanh đến vậy, cứ thả hồn vu vơ đây đó, rồi tự đi nhanh mà hoàn toàn không để ý.
– Thì đi chung để nói chuyện cho vui, quên cái mỏi giò vả lại cho có bạn đỡ buồn. Mà mày hái mấy cái bông này chi mà thấy ngày nào cũng hái hết vậy nè?.
– Tao hái để ép vào trang vở.
– Sao mày không ép cái lá thuộc bài giống y chang tao nè.
– Mày biết ở đâu có lá thuộc bài hả Tửng.
– Biết chứ! Tao mà không ư.
– Vậy dẫn tao đi hái với. Mà xa không?.
– Gần lắm, trên đường mình về luôn, để tao dẫn đi, mà mày đi chậm chậm thôi nha.
Con nhỏ không quên cầm cánh hoa tím cài lên tóc rồi đi cùng thằng Tân bước trên lối nhỏ như mọi ngày. Nó khều vai con nhỏ chỉ tay vào trong sân nhà của chị Út Nhỏ.
– Ở trong đó, mày đứng đây đi, để tao vào xin vài lá rồi trở ra.
– Ủa nhà chị Út Nhỏ có trồng cây thuộc bài sao, vậy mà đi ngang thường ngày tao không biết gì hết trơn đó Tửng.
– Ở sau vườn cây cảnh có trồng cây này. Mày cứ mơ mộng thẫn thờ ở đâu đâu, đi thì y như chạy nợ lấy gì để ý mà biết. Vả lại! Mày có ra phía sau nhà chị Út Nhỏ bao giờ đâu mà thấy.
– Thế sao mày lại biết?. Mà thôi vào xin đi, nhớ hái nhiều đó nha.
– Tao biết là do lúc trước tao lẻn vào ăn trộm mận rồi thấy. Mà mày xin nhiều để làm gì?.
-_Trời ơi! Người ta đồn mày là thằng chúa hái trộm mà nào giờ tao đâu có tin. Không chừng cây xoài trước nhà tao mày hái chứ không ai hết. Xin nhiều vì tao có nhiều cuốn tập lẫn sách, nên cần nhiều để ép vào.
– Thôi hai nhánh là đủ rồi.
– Cũng được.
– Rồi, mày đứng đây chờ tao ra nghen.
– Thằng Tân trở ra với hai nhánh lá thuộc bài trên tay cùng với sự vỗ tay vui mừng khen ngợi của con nhỏ. Nó vội vàng lấy cuốn nhật ký dày đặc, lật ra ép vào trang chính giữa miệng cười tươi như hoa. Nó ngắt lại một nhánh rồi đưa cho thằng Tân.
– Nè! Mày cũng ép vào cuốn tập luôn đi. Tao nghe nói suốt ngày mày không thuộc bài hay bị thầy phạt đứng trước lớp.
– Ừ đúng rồi, tao cũng có cuốn nhật ký, nhưng chỉ có vài dòng tự bạch của các bạn cùng lớp. Tao đưa cho mày! Tối mày về viết tự bạch vào đây, rồi mai đi học trả lại cho tao.
– Mày lớp lớn, còn tao lớp nhỏ, tao viết vào đó để làm gì chứ.
– Thì viết vào cho có nhiều vậy mà.
– Ừ thôi đưa đây! sẵn đó tao bỏ nhánh thuộc bài vào cho mày luôn.
– Được đó, thôi mình về, chiều lắm rồi.
Nhà của con nhỏ ở cuối xóm, còn nhà thằng Tân ở ngay giữa. Cứ mỗi lần con nhỏ đi học ngang qua! Nó hay đứng dưới cây bông giấy trước ngõ kêu thằng Tân vô thay đồ đi học cho kịp giờ. Nó như chiếc đồng hồ báo thức của thằng Tân. Nhờ có vậy mà thằng Tân nó yên tâm mải mê chơi chẳng màng gì tới giờ giấc. Luôn luôn được con bé kêu réo thật đúng với thời gian đến trường. Ngày nào mà thằng Tân thay đồ chậm đều bị con nhỏ chửi te tua vì cái tính chậm như rùa bò. Mới có bây lớn mà còn bày đặt chải chuốt rồi ngắm nghía trong gương lâu lắc lâu lơ, lại còn xịt nước hoa nước hương điệu đà y như con gái mới lớn. Con nhỏ nhìn mà chỉ biết lắc đầu rồi đứng ngồi không yên cứ nôn nao vì sợ bị trễ giờ.
Nhiều lúc con nhỏ bị bệnh nghỉ học một ngày. Thằng Tân ỷ lại chơi quá lố giờ, nhìn ngó chưa thấy bóng dáng của con nhỏ đứng trước hàng rào kêu gọi như thường ngày. Nó vội vã ba chân bốn cẳng ráo riết mà chạy đến trường. Đến nơi mồ hôi ướt đẫm chiếc áo trắng, vài chiếc nút còn chưa cài hết, đầu tóc rối xù không gọn gàng theo kiểu chải bảy ba như thường lệ. Nó bặm môi nghiến răng mà rủa thầm con nhỏ, đổ lỗi gần trễ giờ là do chính nó gây ra vì nghỉ học mà chẳng chịu báo trước cho biết.
Rồi tới thời gian học cấp ba ở huyện, thằng Tân bắt đầu mến nhỏ Diệu từ đây. Năm ấy thằng Tân học lớp mười hai rồi nghỉ nửa chừng. Con Diệu học lớp mười, tiếp tục đi trên chiếc xe đạp từ xã đến huyện, rồi từ huyện trở về. Thời gian cứ như thế hết ngày hết tháng lặng lẽ mà trôi đi. Cứ chiều chiều thằng Tân thường đứng bên hàng rào đợi con nhỏ đi học về ngang chỉ đơn giản là nhận được cái nụ cười của con nhỏ mỗi lần đạp xe qua. Nụ cười và cái dáng mỏng manh như lá cỏ trong tà áo dài đã nhuộm trắng hồn thằng Tân từ dạo đó. Thanh xuân ấy tràn lên những màu nắng từ ánh mắt hồn nhiên của con nhỏ như một bình minh hiện lên những tia nắng đầu ngày. Mái tóc bay bay như đang ngỏ cùng với gió, nụ cười ấy như ánh chiều đang trải xuống trong tâm hồn thằng Tân, thật rung cảm ấm áp. Mới ngày nào cô bé ngày xưa ấy tóc còn thắt bím nhảy dây rồi cò cò. Thế mà bây giờ nó đã ra dáng con gái càng nhìn càng say đắm, thế rồi thằng Tân yêu lúc nào cũng chẳng hay. Thấy con nhỏ có tâm hồn mơ mộng văn chương lai láng. Thằng Tân cũng bắt chước học người ta làm thơ để tỏ tình nay mai! Nó viết vào nhật ký chật kín cả một cuốn mà chả có bài nào đọc cho ra hồn ra vía.
Một chiều thằng Tân đứng dưới cây hoa giấy thập thò đưa mắt nhìn ra đầu ngõ. Thấy con nhỏ tung tăng trên chiếc xe đạp đi học về, vừa đạp vừa hát nghêu ngao trên lối nhỏ có những lá me bay. Cái giỏ xe đựng đầy hoa lục bình tím, thằng Tân vội vàng cầm cuốn nhật ký và cây bút bi, nó ngó mắt lên trời như đang suy nghĩ gì đó nhằm tìm cảm hứng để viết như một nhà thơ thứ thiệt. Con nhỏ vừa tới thấy lạ lùng dừng xe lại hỏi thăm:
– Ủa Tửng! Bộ tính đi học lại hay sao mà cầm tập với bút vậy?.
– Cái gì mà Tửng! Tao lớn rồi nghen mày.
– Nào giờ tao vẫn gọi mày là thế mà.
– Hồi đó còn nhỏ gọi được! Chứ bây giờ tao đã lớn chừng này rồi, gọi vậy người ta nghe cười chết.
– Nhưng mày dự tính đi học lại hay sao vậy Tửng?.
– Đó…đó…lại gọi Tửng nữa… mày kêu tên thật của tao bộ không được hay sao? Kêu tên thật đi rồi tao mới trả lời.
– Tửng thì nói đại là Tửng đi, có ai cười đâu mà sợ. Nơi này chỉ có 2 đứa mà! Ừ thì…Tân… đó. Rồi trả lời đi.
– Báo cho mày một tin, tao sắp trở thành nhà thơ.
– Cái gì… mày mà cũng thành nhà thơ! Tao có nghe lầm không vậy?.
– Chứ sao. Tao đang viết để chuẩn bị in thành một tập thơ riêng luôn đó.
– Thật vậy luôn đó hả. Mà mày viết thơ từ khi nào, sao tao hoàn toàn không biết?
– Mày thì làm sao mà biết được. Tao viết từ lúc bắt đầu yêu con nhỏ kia. Sao! Giờ mày có muốn đọc không? Tao cho mượn đọc.
– Ủa! Mày có bạn gái luôn rồi hả. Ừ cho tao mượn đi, tao thích đọc thơ lắm! Mà mày có bài nào viết về màu tím không?.
– Có đầy hết! Tao với mày cùng yêu màu tím, nên thơ tao cũng phải có màu tím trong đó là chuyện đương nhiên.
– Xạo quá. Mày mà yêu màu tím cái nỗi gì. Hồi đó đi học tao hái hoa tím mày cứ la! Còn nói khùng, cái màu ấy xấu xí lại buồn thiu thì có cái gì mà yêu mà ngắm suốt. Bây giờ mày lại nói mày yêu màu tím! Thật khó tin quá à.
– Thiệt mà, tao yêu nhưng tao để trong bụng chứ không lộ ngoài ra như mày.
– Thế mày có biết màu tím tượng trưng cho điều gì không?.
– Sao lại không, màu tím tượng trưng cho tình yêu, cho người con gái.
– Tào lao… Không biết thì đừng nói, chứng tỏ mày không hề thích màu tím.
– Chứ theo mày màu tím mang ý nghĩa gì?.
– Màu tím là màu thủy chung, mơ mộng.
– Đúng rồi đó. Tao biết mà tại thử mày thôi, xem coi mày có biết chính xác hay không.
– Xạo…thôi nói nhiều quá! Cho tao mượn cuốn nhật ký thơ của mày đi, tối về đọc.
– Đây, thơ tình chính hiệu dành tặng cho con nhỏ tao đang yêu thầm.
– Ừ cảm ơn! Thôi tao về nha Tửng.
– Lại nữa…Tân chứ Tửng gì mày?.
Con nhỏ vui mừng đưa tay cầm cuốn nhật ký của thằng Tân vừa mới trao. Nó cười rồi đạp xe đi khuất bên hàng rào râm bụt sau một cua quẹo cuối ngõ. Thằng Tân vui quá đành vỗ tay và khen chính mình vì kế hoạch sắp xếp của nó quá thành công, suôn sẻ. Rồi đây con nhỏ sẽ đọc được những lời ngỏ từ sâu thăm thẳm bên trong đáy lòng mà nó chưa một lần dám thổ lộ khi gặp nhau đối diện. Cứ mỗi lần định nói nhưng khi nhìn vào mắt của con nhỏ thì ấp a ấp úng như thằng bị cà lăm kinh niên! Rồi tim cứ đập thình thịch, lòng dạ bồi hồi như ai cầm cây dùi gõ từng hồi trống vang dội! Chẳng dám nói dù chỉ là ba từ ngắn gọn “anh thương em”
Chắc chắn con nhỏ sẽ bị rung động vì những bài thơ tình chan chứa sâu sắc lẫn cảm động thiết tha. Lời thơ ấy sẽ ngấm vào ngõ hồn tràn xuống tâm can gợi nhớ đến người viết miên man. Nghĩ thế nó cười rồi lấy một tay che mặt trong sự mắc cỡ quá đỗi của chính mình.
Đêm đó thằng Tân không sao ngủ được. Nó nghĩ đến những bài thơ tình trong cuốn nhật ký! Rồi đôi mắt rưng rưng của con nhỏ khi đọc, và những câu nói đầy khen ngợi như: “thơ hay quá vậy trời! Nội dung sao giống hai đứa mình hồi đó quá! Tân ơi! Diệu cũng rất mến Tân”. Nghĩ tới, nó trùm mền kín bít rồi cười khoái chí một mình như sắp trúng mánh một cái gì đó mà đã đợi chờ khao khát mòn mỏi mãi từ lâu! Nay mới chính thức có được và sở hữu trong tay.
Chiều đó, cứ chắp tay sau lưng đi tới đi lui trong cái sân nhà. Nó đoán trước cái của câu của con nhỏ sẽ hỏi, và giờ nó đang tìm câu trả lời cho thỏa đáng, thật hay, thật lãng mạn, để tránh tình trạng lúc đó đối diện với con bé run quá rồi bị vấp câu từ, chẳng mạch lạc hoặc nói lạc chủ ý với những gì soạn sẵn cả một ngày. Để tăng thêm phần ấn tượng, nó lén vào vườn rau nhà hàng xóm hái một mớ hoa đậu biếc. Dù bị chủ nhà bắt gặp rồi mắng cho một trận nhưng nó vẫn vui cười vì sắp được lòng của con nhỏ. Giờ có bắt trói lại đánh cho một trận bầm giập thì nó cũng chịu chứ nói chi là la với mắng.
Thấy thấp thoáng chiếc xe đạp của con nhỏ sắp tới gần. Nó hồi hộp nhịp tim đập rất nhanh! Vẫn như hôm qua, nó bước tới hàng rào ngó rồi ngó mắt lên trời, cầm cuốn tập đã lật sẵn ra bỏ tất cả bông đậu biếc lên đó rồi giả vờ suy nghĩ thả hồn theo gió theo mây. Làm ngơ như chẳng biết sự xuất hiện của con nhỏ. Nó tự vỗ vào đùi cái đét, nói lẩm bẩm rồi cười ha hả “tới rồi tới rồi, chuẩn bị dính kèo thơm” rồi im lặng tập trung cao độ với gương mặt quá đỗi nghiêm túc. Con nhỏ dừng xe lại, vẫn như nụ cười của ngày hôm qua. Nó mở cái cập lấy cuốn nhật ký ra.
– Nè, trả lại cho mày.
– Sao? Mày thấy thế nào?… Mày đã đọc hết rồi chưa”.
– Rồi hết cả cuốn luôn.
– Mày thấy sao? Có cảm nhận có nét gì đó giống như mình hồi đi học cấp hai không?.
– Tao nói thật nha Tửng…
– Ừ mày nói đi! Tao đang chờ nghe.
– Mà mày có muốn nghe thật không?.
– Rất muốn… rất muốn… tao đang đợi chờ câu nói của mày đã từ rất lâu.
– Vậy tao nói nha…
-_Ừ nói đi… ý mà chưa khoan đã… để tao nhắm mắt lại nghe cho nó êm ái… đó xong rồi… nói đi.
Thằng Tân nhắm mắt lại, tay vịn ngực, thấy rất rõ nhịp tim đập rất nhanh. Cảm xúc dâng trào trộn lẫn sự hồi hộp, chút xao xuyến đầu tiên.
– Mày đừng có viết thơ nữa Tửng ơi.
– Ủa sao vậy?. – Thằng Tân ngơ ngác chẳng hiểu gì.
– Vì thơ văn của đất nước mình đang đẹp, rất muôn màu, từ ngữ lắm phong phú lẫn thẩm mỹ. Vì thế mày đừng có phá để nó mất đi nét đẹp vốn có.
– Ủa là sao? Tao không hiểu gì hết trơn vậy.
– Thơ của mày nó dở lắm.
-_Cái gì…tao thấy đọc cũng phiêu mà.
– Trời ơi… hay hả? Cái gì mà “mỗi khi em đi ngang qua nhà anh, anh nhìn em muốn lòi mắt ra! Rồi còn cái gì… trông con chó đi, anh cứ nhớ cái dáng em… Rồi còn! Mỗi khi buồn anh lại ôm con chó mà nhớ em da diết”. Trời ơi… mày làm thơ gì mà kì cục vậy Tửng?
– Thì đó là sự thật. Không ấy, để tao viết bài khác cho mày đọc nha.
– Thôi được rồi nhà thơ Tửng. Một lần là tởn tới già không dám đọc lần thứ hai đâu. Đừng có viết thơ nữa.
– Nhưng… cái bài “anh yêu em” mày có đọc chưa.
– Rồi.
– Vậy mày có hiểu ý nói gì không?”.
– Trời Phật cũng không hiểu chứ đừng nói đến người phàm như tao. Thôi về đây. Ở đâu có bông đậu biếc đẹp vậy, cho tao nha.
– Ừ cho mày đó! Mà mày đọc không hiểu gì hết trơn hết trọi sao Diệu?
– Tao nói rồi, có thần tiên giáng thế cũng không hiểu nổi đâu. Thôi chào nhà thơ Tửng, tao về đây.
Thằng Tân đứng tần ngần nhìn theo con nhỏ, rồi nhìn lại cuốn nhật ký mình đang cầm mà cái mặt buồn so. Mọi kế hoạch dựng ra cứ tưởng sẽ thành công trong êm đềm suôn sẻ, hóa ra lại thất vọng tới ê chề thảm bại.
Những năm sau thằng Tân rời quê hương đi làm ở xa. Có dịp nó trở về thăm nhà được gia đình báo tin con Diệu bây giờ đã làm kế toán cho một trường tiểu học, hai ngày nữa là tới đám cưới của nó. Chồng nó là một sĩ quan trong đồn biên phòng ở xã.
Thằng Tân cầm lấy cái thiệp hồng mà thấy lòng mình buồn rười rượi. Cái buồn ấy chỉ thoáng qua và đi rất nhẹ nhàng nhưng nó lặp lại rất nhiều lần trong ký ức luôn khơi dậy một bóng dáng thân quen. Nơi nó đang trông ra là một khung trời tuổi mộng thần tiên của hai đứa hồi đó! Cảnh vật trước mắt giờ cứ hiện lại trong trí nhớ cái ngày ấy mãi không thôi.
Ngày đám cưới của con Diệu thằng Tân có đến tham dự. Con nhỏ vẫn yêu màu tím y chang thuở ban đầu! Nó mặc trên người chiếc áo cô dâu màu tím hoa cà quá lộng lẫy kiêu sa, nụ cười chào đón quan khách như đưa thằng Tân trở về cái thời đi học của chuỗi ngày vắng xa, có chút hồn nhiên trong sáng đầy thơ ngây. Chắc chắn một điều trong một cái đám cưới đông đúc người hiện diện, nhưng con nhỏ không hề hay biết! Vẫn có một người đang âm thầm buồn man mác, hồi tưởng lại kỷ niệm xa lắc hồi ấu thơ của hai đứa trẻ chân in nát những ngõ đường tung tăng đi tới trường trong đôi tà áo trắng. Nó gục mặt cho sự luyến tiếc của chính mình.
Dù con nhỏ có nhìn xuống và thấy thằng Tân của ngày nào đi chăng nữa cũng chẳng hề có một chút cảm xúc nào. Nhưng ngược lại đôi mắt thằng Tân luôn nhìn con nhỏ trong ngày vui cưới với đăm chiêu nỗi buồn. Giống như ngày ấy con nhỏ đi học đạp xe ngang qua nhà, rồi nhìn thằng Tân nở nụ cười trong cái nắng chiều vàng hoe nhuộm ánh tóc, nụ cười ấy không khác gì so với bây giờ. Nụ cười mà thằng Tân đã hái trộm rồi giấu kín vào tận tâm can cho tới tận giờ này.
Đôi khi thằng Tân xem lại cuốn nhật ký của mình hồi còn đi học. Thấy dòng tự bạch của con nhỏ với nét chữ mực tím đã nhạt phai theo tháng ngày. Cái nhánh lá thuộc bài cũng khô queo chỉ còn là cái xác nằm im lìm trên trang giấy trắng mộng. Nó cười cho một khoảng thời gian mà tâm hồn đầy mơ mộng như cánh chim phiêu du bay tít hướng trời xa! Như trang vở trắng tinh e ấp bài thơ mỗi khi trao nhau cuốn nhật ký để về nhà đọc. Mỗi mùa hè run rẩy trong niềm nhớ, bắt tiếng ve để thay cho tiếng ngỏ trong những lá thư mà chưa dám gửi bao giờ. Đó là một khoảng lặng rất êm ái lẫn du dương. Cũng là màu thời gian đẹp nhất của tuổi học trò đã khắc lên hoài niệm.
Cho đến tận bây giờ những lúc thằng Tân nghỉ phép về thăm nhà. Cứ mỗi lần con nhỏ bồng con đi ngang qua, nó nhìn thằng Tân bên hàng rào nở nụ cười rồi bước đi rất vội vã. Nụ cười và cái dáng mong manh ấy đã kéo thằng Tân trở về những tháng ngày ấy, thật xao xuyến bồi hồi.
Con nhỏ đã đi khuất, thằng Tân nhìn theo rồi lẩm bẩm một mình. “Em là khung trời thơ ấu đầy ngọt ngào của tôi. Em đã dạy tôi biết mơ mộng mở ra một cánh cửa tâm hồn. Em giỏi, em hiểu nhiều lắm – nhưng đố em biết: thuở ấy tôi yêu ai”? Một thuở dại khờ đầy hồn nhiên trong sáng. Đã tô lên những gam màu trông rất sặc sỡ tươi tắn bóng thời gian. Tuy lớn lên có thay đổi xác tướng theo dần năm tháng, nhưng cái hồn vẫn luôn còn ở lại! Vẫn luôn gặp ngày thơ dại cùng những sắc màu hiện lên trong tâm trí mỗi khi đi qua nhau, gặp mặt rồi cười chào. Những lần như thế một nỗi buồn nhè nhẹ thoáng hiện lên trên gương mặt của thằng Tân! Như chiếc lá rơi xuống, cơn gió về ngang cuốn đi khỏi cái ngõ chiều mênh mang.
Con Diệu vẫn trong chiếc áo sơ mi tím. Cái bước chân nhanh nhẹn của nó khuất sau một cua quẹo ở cuối ngõ hàng ba. Đôi mắt thằng Tân dõi theo tới khi con nhỏ mất dạng mới thôi. Tiếc là chẳng còn cái giàn hoa tím nào ở đây như thuở ấy, nếu còn chắc chắn con nhỏ sẽ ghé lại và ở lâu thêm chút nữa. Thằng Tân ngậm ngùi đưa tay lên chống cằm giống hệt thuở ấy chờ con nhỏ đi qua đưa cuốn nhật ký với mấy bài thơ tình. Nó cười rồi thì thầm chép miệng “ôi cái dáng ngày xưa ấy”.
Truyện ngắn của Quang Nguyễn
Nguồn: truyenngan.net
Thằng Tân đứng ngẩn người trước sân nhìn theo con Diệu vừa mới đi ngang qua. Đôi mắt cứ mãi dõi theo dù nhỏ đã khuất sau một hàng rào có cây hoàng yến và dây leo phủ kín.
Nó bồi hồi nhớ lại cái tuổi thần tiên cùng nhau đi học. Con nhỏ bím tóc ngắn, nhịp bước chân nhanh nhẹn, thường bỏ nó phía sau lưng cả một đoạn đường dài. Cái dáng ấy quá quen thuộc! Rất thân thuộc. Tuy lớn lên có thay đổi về ngoại hình và cả luôn gương mặt. Nhưng với cái tướng đi vội vàng thì nó luôn chậm rãi trong trí nhớ của thằng Tân từ đó và cho tới tận ngày nay. Gợi cho nhớ lại cái thuở chưa biết gì cứ hồn nhiên mà gọi nhau mày tao, mi tớ, dù biết nó lớn hơn con nhỏ đến hẳn ba tuổi. Còn một điều khiến thằng Tân nhớ nhất: con nhỏ nó yêu màu tím từ bé cho đến lớn.
Ngày ấy trong cặp luôn có một cây bút máy kèm với một lọ mực tím lịm. Khi bơm đầy ngòi sơ ý thì mực lem đầy tay và dính cả trong chiếc áo dài trắng tinh. Nhiều khi đến nhà thằng Tân nhờ chỉ cho một số bài tập. Trang vở con nhỏ chỉ duy nhất một màu mực tím mà chẳng bao giờ có loại màu khác, dù có rất nhiều bút bi chứ không riêng gì cây bút máy. Nhớ cái thuở còn học cấp hai! Mỗi lần đi ngang qua cái căn nhà có hàng rào bông tím ngắt. Nó đều ngắt một cánh hoa nâng niu trong đôi bàn tay bé nhỏ trắng nõn, rồi e ấp cài lên mái tóc trong niềm vui hân hoan. Đôi mắt chớp chớp, bờ môi cười hí hửng trong niềm vui sướng rộn ràng! Đến giờ tan trường ra về cũng vậy. Đó như một thói quen của một cô bé, chỉ mới có mười mấy tuổi đầu mà đã mơ mộng ngập tràn ý thơ, nhuốm đầy sắc màu từ một tâm hồn trinh nguyên tươi sáng quá trong trẻo. Chỉ khi nào tới cổng hàng rào thằng Tân mới có cơ hội đuổi theo kịp, giá như không có giàn hoa tím thì chắc chắn còn đi sau lưng con nhỏ dài dài. Muốn trò chuyện thì phải đi thật nhanh, có khi chạy theo muốn hụt hơi mới ngang bằng được với con nhỏ. Cũng do cái tật chậm chạp như rùa bò mà ra…
– Mày làm gì mà đi nhanh vậy Diệu, lúc nào cũng bỏ tao ở tít đằng sau. Mày đang suy nghĩ cái gì trong đầu?
– Ai biểu mày đi chậm chi.
– Nếu không giàn hoa tím này để mày đứng lại, chắc tao không có dịp mà đứng đây để nói chuyện được cùng với mày đâu.
– Nói cái gì bây giờ, tao và mày nói với nhau mỗi ngày đó thôi. Tao cũng không biết sao tao có thể đi nhanh đến vậy, cứ thả hồn vu vơ đây đó, rồi tự đi nhanh mà hoàn toàn không để ý.
– Thì đi chung để nói chuyện cho vui, quên cái mỏi giò vả lại cho có bạn đỡ buồn. Mà mày hái mấy cái bông này chi mà thấy ngày nào cũng hái hết vậy nè?.
– Tao hái để ép vào trang vở.
– Sao mày không ép cái lá thuộc bài giống y chang tao nè.
– Mày biết ở đâu có lá thuộc bài hả Tửng.
– Biết chứ! Tao mà không ư.
– Vậy dẫn tao đi hái với. Mà xa không?.
– Gần lắm, trên đường mình về luôn, để tao dẫn đi, mà mày đi chậm chậm thôi nha.
Con nhỏ không quên cầm cánh hoa tím cài lên tóc rồi đi cùng thằng Tân bước trên lối nhỏ như mọi ngày. Nó khều vai con nhỏ chỉ tay vào trong sân nhà của chị Út Nhỏ.
– Ở trong đó, mày đứng đây đi, để tao vào xin vài lá rồi trở ra.
– Ủa nhà chị Út Nhỏ có trồng cây thuộc bài sao, vậy mà đi ngang thường ngày tao không biết gì hết trơn đó Tửng.
– Ở sau vườn cây cảnh có trồng cây này. Mày cứ mơ mộng thẫn thờ ở đâu đâu, đi thì y như chạy nợ lấy gì để ý mà biết. Vả lại! Mày có ra phía sau nhà chị Út Nhỏ bao giờ đâu mà thấy.
– Thế sao mày lại biết?. Mà thôi vào xin đi, nhớ hái nhiều đó nha.
– Tao biết là do lúc trước tao lẻn vào ăn trộm mận rồi thấy. Mà mày xin nhiều để làm gì?.
-_Trời ơi! Người ta đồn mày là thằng chúa hái trộm mà nào giờ tao đâu có tin. Không chừng cây xoài trước nhà tao mày hái chứ không ai hết. Xin nhiều vì tao có nhiều cuốn tập lẫn sách, nên cần nhiều để ép vào.
– Thôi hai nhánh là đủ rồi.
– Cũng được.
– Rồi, mày đứng đây chờ tao ra nghen.
– Thằng Tân trở ra với hai nhánh lá thuộc bài trên tay cùng với sự vỗ tay vui mừng khen ngợi của con nhỏ. Nó vội vàng lấy cuốn nhật ký dày đặc, lật ra ép vào trang chính giữa miệng cười tươi như hoa. Nó ngắt lại một nhánh rồi đưa cho thằng Tân.
– Nè! Mày cũng ép vào cuốn tập luôn đi. Tao nghe nói suốt ngày mày không thuộc bài hay bị thầy phạt đứng trước lớp.
– Ừ đúng rồi, tao cũng có cuốn nhật ký, nhưng chỉ có vài dòng tự bạch của các bạn cùng lớp. Tao đưa cho mày! Tối mày về viết tự bạch vào đây, rồi mai đi học trả lại cho tao.
– Mày lớp lớn, còn tao lớp nhỏ, tao viết vào đó để làm gì chứ.
– Thì viết vào cho có nhiều vậy mà.
– Ừ thôi đưa đây! sẵn đó tao bỏ nhánh thuộc bài vào cho mày luôn.
– Được đó, thôi mình về, chiều lắm rồi.
Nhà của con nhỏ ở cuối xóm, còn nhà thằng Tân ở ngay giữa. Cứ mỗi lần con nhỏ đi học ngang qua! Nó hay đứng dưới cây bông giấy trước ngõ kêu thằng Tân vô thay đồ đi học cho kịp giờ. Nó như chiếc đồng hồ báo thức của thằng Tân. Nhờ có vậy mà thằng Tân nó yên tâm mải mê chơi chẳng màng gì tới giờ giấc. Luôn luôn được con bé kêu réo thật đúng với thời gian đến trường. Ngày nào mà thằng Tân thay đồ chậm đều bị con nhỏ chửi te tua vì cái tính chậm như rùa bò. Mới có bây lớn mà còn bày đặt chải chuốt rồi ngắm nghía trong gương lâu lắc lâu lơ, lại còn xịt nước hoa nước hương điệu đà y như con gái mới lớn. Con nhỏ nhìn mà chỉ biết lắc đầu rồi đứng ngồi không yên cứ nôn nao vì sợ bị trễ giờ.
Nhiều lúc con nhỏ bị bệnh nghỉ học một ngày. Thằng Tân ỷ lại chơi quá lố giờ, nhìn ngó chưa thấy bóng dáng của con nhỏ đứng trước hàng rào kêu gọi như thường ngày. Nó vội vã ba chân bốn cẳng ráo riết mà chạy đến trường. Đến nơi mồ hôi ướt đẫm chiếc áo trắng, vài chiếc nút còn chưa cài hết, đầu tóc rối xù không gọn gàng theo kiểu chải bảy ba như thường lệ. Nó bặm môi nghiến răng mà rủa thầm con nhỏ, đổ lỗi gần trễ giờ là do chính nó gây ra vì nghỉ học mà chẳng chịu báo trước cho biết.
Rồi tới thời gian học cấp ba ở huyện, thằng Tân bắt đầu mến nhỏ Diệu từ đây. Năm ấy thằng Tân học lớp mười hai rồi nghỉ nửa chừng. Con Diệu học lớp mười, tiếp tục đi trên chiếc xe đạp từ xã đến huyện, rồi từ huyện trở về. Thời gian cứ như thế hết ngày hết tháng lặng lẽ mà trôi đi. Cứ chiều chiều thằng Tân thường đứng bên hàng rào đợi con nhỏ đi học về ngang chỉ đơn giản là nhận được cái nụ cười của con nhỏ mỗi lần đạp xe qua. Nụ cười và cái dáng mỏng manh như lá cỏ trong tà áo dài đã nhuộm trắng hồn thằng Tân từ dạo đó. Thanh xuân ấy tràn lên những màu nắng từ ánh mắt hồn nhiên của con nhỏ như một bình minh hiện lên những tia nắng đầu ngày. Mái tóc bay bay như đang ngỏ cùng với gió, nụ cười ấy như ánh chiều đang trải xuống trong tâm hồn thằng Tân, thật rung cảm ấm áp. Mới ngày nào cô bé ngày xưa ấy tóc còn thắt bím nhảy dây rồi cò cò. Thế mà bây giờ nó đã ra dáng con gái càng nhìn càng say đắm, thế rồi thằng Tân yêu lúc nào cũng chẳng hay. Thấy con nhỏ có tâm hồn mơ mộng văn chương lai láng. Thằng Tân cũng bắt chước học người ta làm thơ để tỏ tình nay mai! Nó viết vào nhật ký chật kín cả một cuốn mà chả có bài nào đọc cho ra hồn ra vía.
Một chiều thằng Tân đứng dưới cây hoa giấy thập thò đưa mắt nhìn ra đầu ngõ. Thấy con nhỏ tung tăng trên chiếc xe đạp đi học về, vừa đạp vừa hát nghêu ngao trên lối nhỏ có những lá me bay. Cái giỏ xe đựng đầy hoa lục bình tím, thằng Tân vội vàng cầm cuốn nhật ký và cây bút bi, nó ngó mắt lên trời như đang suy nghĩ gì đó nhằm tìm cảm hứng để viết như một nhà thơ thứ thiệt. Con nhỏ vừa tới thấy lạ lùng dừng xe lại hỏi thăm:
– Ủa Tửng! Bộ tính đi học lại hay sao mà cầm tập với bút vậy?.
– Cái gì mà Tửng! Tao lớn rồi nghen mày.
– Nào giờ tao vẫn gọi mày là thế mà.
– Hồi đó còn nhỏ gọi được! Chứ bây giờ tao đã lớn chừng này rồi, gọi vậy người ta nghe cười chết.
– Nhưng mày dự tính đi học lại hay sao vậy Tửng?.
– Đó…đó…lại gọi Tửng nữa… mày kêu tên thật của tao bộ không được hay sao? Kêu tên thật đi rồi tao mới trả lời.
– Tửng thì nói đại là Tửng đi, có ai cười đâu mà sợ. Nơi này chỉ có 2 đứa mà! Ừ thì…Tân… đó. Rồi trả lời đi.
– Báo cho mày một tin, tao sắp trở thành nhà thơ.
– Cái gì… mày mà cũng thành nhà thơ! Tao có nghe lầm không vậy?.
– Chứ sao. Tao đang viết để chuẩn bị in thành một tập thơ riêng luôn đó.
– Thật vậy luôn đó hả. Mà mày viết thơ từ khi nào, sao tao hoàn toàn không biết?
– Mày thì làm sao mà biết được. Tao viết từ lúc bắt đầu yêu con nhỏ kia. Sao! Giờ mày có muốn đọc không? Tao cho mượn đọc.
– Ủa! Mày có bạn gái luôn rồi hả. Ừ cho tao mượn đi, tao thích đọc thơ lắm! Mà mày có bài nào viết về màu tím không?.
– Có đầy hết! Tao với mày cùng yêu màu tím, nên thơ tao cũng phải có màu tím trong đó là chuyện đương nhiên.
– Xạo quá. Mày mà yêu màu tím cái nỗi gì. Hồi đó đi học tao hái hoa tím mày cứ la! Còn nói khùng, cái màu ấy xấu xí lại buồn thiu thì có cái gì mà yêu mà ngắm suốt. Bây giờ mày lại nói mày yêu màu tím! Thật khó tin quá à.
– Thiệt mà, tao yêu nhưng tao để trong bụng chứ không lộ ngoài ra như mày.
– Thế mày có biết màu tím tượng trưng cho điều gì không?.
– Sao lại không, màu tím tượng trưng cho tình yêu, cho người con gái.
– Tào lao… Không biết thì đừng nói, chứng tỏ mày không hề thích màu tím.
– Chứ theo mày màu tím mang ý nghĩa gì?.
– Màu tím là màu thủy chung, mơ mộng.
– Đúng rồi đó. Tao biết mà tại thử mày thôi, xem coi mày có biết chính xác hay không.
– Xạo…thôi nói nhiều quá! Cho tao mượn cuốn nhật ký thơ của mày đi, tối về đọc.
– Đây, thơ tình chính hiệu dành tặng cho con nhỏ tao đang yêu thầm.
– Ừ cảm ơn! Thôi tao về nha Tửng.
– Lại nữa…Tân chứ Tửng gì mày?.
Con nhỏ vui mừng đưa tay cầm cuốn nhật ký của thằng Tân vừa mới trao. Nó cười rồi đạp xe đi khuất bên hàng rào râm bụt sau một cua quẹo cuối ngõ. Thằng Tân vui quá đành vỗ tay và khen chính mình vì kế hoạch sắp xếp của nó quá thành công, suôn sẻ. Rồi đây con nhỏ sẽ đọc được những lời ngỏ từ sâu thăm thẳm bên trong đáy lòng mà nó chưa một lần dám thổ lộ khi gặp nhau đối diện. Cứ mỗi lần định nói nhưng khi nhìn vào mắt của con nhỏ thì ấp a ấp úng như thằng bị cà lăm kinh niên! Rồi tim cứ đập thình thịch, lòng dạ bồi hồi như ai cầm cây dùi gõ từng hồi trống vang dội! Chẳng dám nói dù chỉ là ba từ ngắn gọn “anh thương em”
Chắc chắn con nhỏ sẽ bị rung động vì những bài thơ tình chan chứa sâu sắc lẫn cảm động thiết tha. Lời thơ ấy sẽ ngấm vào ngõ hồn tràn xuống tâm can gợi nhớ đến người viết miên man. Nghĩ thế nó cười rồi lấy một tay che mặt trong sự mắc cỡ quá đỗi của chính mình.
Đêm đó thằng Tân không sao ngủ được. Nó nghĩ đến những bài thơ tình trong cuốn nhật ký! Rồi đôi mắt rưng rưng của con nhỏ khi đọc, và những câu nói đầy khen ngợi như: “thơ hay quá vậy trời! Nội dung sao giống hai đứa mình hồi đó quá! Tân ơi! Diệu cũng rất mến Tân”. Nghĩ tới, nó trùm mền kín bít rồi cười khoái chí một mình như sắp trúng mánh một cái gì đó mà đã đợi chờ khao khát mòn mỏi mãi từ lâu! Nay mới chính thức có được và sở hữu trong tay.
Chiều đó, cứ chắp tay sau lưng đi tới đi lui trong cái sân nhà. Nó đoán trước cái của câu của con nhỏ sẽ hỏi, và giờ nó đang tìm câu trả lời cho thỏa đáng, thật hay, thật lãng mạn, để tránh tình trạng lúc đó đối diện với con bé run quá rồi bị vấp câu từ, chẳng mạch lạc hoặc nói lạc chủ ý với những gì soạn sẵn cả một ngày. Để tăng thêm phần ấn tượng, nó lén vào vườn rau nhà hàng xóm hái một mớ hoa đậu biếc. Dù bị chủ nhà bắt gặp rồi mắng cho một trận nhưng nó vẫn vui cười vì sắp được lòng của con nhỏ. Giờ có bắt trói lại đánh cho một trận bầm giập thì nó cũng chịu chứ nói chi là la với mắng.
Thấy thấp thoáng chiếc xe đạp của con nhỏ sắp tới gần. Nó hồi hộp nhịp tim đập rất nhanh! Vẫn như hôm qua, nó bước tới hàng rào ngó rồi ngó mắt lên trời, cầm cuốn tập đã lật sẵn ra bỏ tất cả bông đậu biếc lên đó rồi giả vờ suy nghĩ thả hồn theo gió theo mây. Làm ngơ như chẳng biết sự xuất hiện của con nhỏ. Nó tự vỗ vào đùi cái đét, nói lẩm bẩm rồi cười ha hả “tới rồi tới rồi, chuẩn bị dính kèo thơm” rồi im lặng tập trung cao độ với gương mặt quá đỗi nghiêm túc. Con nhỏ dừng xe lại, vẫn như nụ cười của ngày hôm qua. Nó mở cái cập lấy cuốn nhật ký ra.
– Nè, trả lại cho mày.
– Sao? Mày thấy thế nào?… Mày đã đọc hết rồi chưa”.
– Rồi hết cả cuốn luôn.
– Mày thấy sao? Có cảm nhận có nét gì đó giống như mình hồi đi học cấp hai không?.
– Tao nói thật nha Tửng…
– Ừ mày nói đi! Tao đang chờ nghe.
– Mà mày có muốn nghe thật không?.
– Rất muốn… rất muốn… tao đang đợi chờ câu nói của mày đã từ rất lâu.
– Vậy tao nói nha…
-_Ừ nói đi… ý mà chưa khoan đã… để tao nhắm mắt lại nghe cho nó êm ái… đó xong rồi… nói đi.
Thằng Tân nhắm mắt lại, tay vịn ngực, thấy rất rõ nhịp tim đập rất nhanh. Cảm xúc dâng trào trộn lẫn sự hồi hộp, chút xao xuyến đầu tiên.
– Mày đừng có viết thơ nữa Tửng ơi.
– Ủa sao vậy?. – Thằng Tân ngơ ngác chẳng hiểu gì.
– Vì thơ văn của đất nước mình đang đẹp, rất muôn màu, từ ngữ lắm phong phú lẫn thẩm mỹ. Vì thế mày đừng có phá để nó mất đi nét đẹp vốn có.
– Ủa là sao? Tao không hiểu gì hết trơn vậy.
– Thơ của mày nó dở lắm.
-_Cái gì…tao thấy đọc cũng phiêu mà.
– Trời ơi… hay hả? Cái gì mà “mỗi khi em đi ngang qua nhà anh, anh nhìn em muốn lòi mắt ra! Rồi còn cái gì… trông con chó đi, anh cứ nhớ cái dáng em… Rồi còn! Mỗi khi buồn anh lại ôm con chó mà nhớ em da diết”. Trời ơi… mày làm thơ gì mà kì cục vậy Tửng?
– Thì đó là sự thật. Không ấy, để tao viết bài khác cho mày đọc nha.
– Thôi được rồi nhà thơ Tửng. Một lần là tởn tới già không dám đọc lần thứ hai đâu. Đừng có viết thơ nữa.
– Nhưng… cái bài “anh yêu em” mày có đọc chưa.
– Rồi.
– Vậy mày có hiểu ý nói gì không?”.
– Trời Phật cũng không hiểu chứ đừng nói đến người phàm như tao. Thôi về đây. Ở đâu có bông đậu biếc đẹp vậy, cho tao nha.
– Ừ cho mày đó! Mà mày đọc không hiểu gì hết trơn hết trọi sao Diệu?
– Tao nói rồi, có thần tiên giáng thế cũng không hiểu nổi đâu. Thôi chào nhà thơ Tửng, tao về đây.
Thằng Tân đứng tần ngần nhìn theo con nhỏ, rồi nhìn lại cuốn nhật ký mình đang cầm mà cái mặt buồn so. Mọi kế hoạch dựng ra cứ tưởng sẽ thành công trong êm đềm suôn sẻ, hóa ra lại thất vọng tới ê chề thảm bại.
Những năm sau thằng Tân rời quê hương đi làm ở xa. Có dịp nó trở về thăm nhà được gia đình báo tin con Diệu bây giờ đã làm kế toán cho một trường tiểu học, hai ngày nữa là tới đám cưới của nó. Chồng nó là một sĩ quan trong đồn biên phòng ở xã.
Thằng Tân cầm lấy cái thiệp hồng mà thấy lòng mình buồn rười rượi. Cái buồn ấy chỉ thoáng qua và đi rất nhẹ nhàng nhưng nó lặp lại rất nhiều lần trong ký ức luôn khơi dậy một bóng dáng thân quen. Nơi nó đang trông ra là một khung trời tuổi mộng thần tiên của hai đứa hồi đó! Cảnh vật trước mắt giờ cứ hiện lại trong trí nhớ cái ngày ấy mãi không thôi.
Ngày đám cưới của con Diệu thằng Tân có đến tham dự. Con nhỏ vẫn yêu màu tím y chang thuở ban đầu! Nó mặc trên người chiếc áo cô dâu màu tím hoa cà quá lộng lẫy kiêu sa, nụ cười chào đón quan khách như đưa thằng Tân trở về cái thời đi học của chuỗi ngày vắng xa, có chút hồn nhiên trong sáng đầy thơ ngây. Chắc chắn một điều trong một cái đám cưới đông đúc người hiện diện, nhưng con nhỏ không hề hay biết! Vẫn có một người đang âm thầm buồn man mác, hồi tưởng lại kỷ niệm xa lắc hồi ấu thơ của hai đứa trẻ chân in nát những ngõ đường tung tăng đi tới trường trong đôi tà áo trắng. Nó gục mặt cho sự luyến tiếc của chính mình.
Dù con nhỏ có nhìn xuống và thấy thằng Tân của ngày nào đi chăng nữa cũng chẳng hề có một chút cảm xúc nào. Nhưng ngược lại đôi mắt thằng Tân luôn nhìn con nhỏ trong ngày vui cưới với đăm chiêu nỗi buồn. Giống như ngày ấy con nhỏ đi học đạp xe ngang qua nhà, rồi nhìn thằng Tân nở nụ cười trong cái nắng chiều vàng hoe nhuộm ánh tóc, nụ cười ấy không khác gì so với bây giờ. Nụ cười mà thằng Tân đã hái trộm rồi giấu kín vào tận tâm can cho tới tận giờ này.
Đôi khi thằng Tân xem lại cuốn nhật ký của mình hồi còn đi học. Thấy dòng tự bạch của con nhỏ với nét chữ mực tím đã nhạt phai theo tháng ngày. Cái nhánh lá thuộc bài cũng khô queo chỉ còn là cái xác nằm im lìm trên trang giấy trắng mộng. Nó cười cho một khoảng thời gian mà tâm hồn đầy mơ mộng như cánh chim phiêu du bay tít hướng trời xa! Như trang vở trắng tinh e ấp bài thơ mỗi khi trao nhau cuốn nhật ký để về nhà đọc. Mỗi mùa hè run rẩy trong niềm nhớ, bắt tiếng ve để thay cho tiếng ngỏ trong những lá thư mà chưa dám gửi bao giờ. Đó là một khoảng lặng rất êm ái lẫn du dương. Cũng là màu thời gian đẹp nhất của tuổi học trò đã khắc lên hoài niệm.
Cho đến tận bây giờ những lúc thằng Tân nghỉ phép về thăm nhà. Cứ mỗi lần con nhỏ bồng con đi ngang qua, nó nhìn thằng Tân bên hàng rào nở nụ cười rồi bước đi rất vội vã. Nụ cười và cái dáng mong manh ấy đã kéo thằng Tân trở về những tháng ngày ấy, thật xao xuyến bồi hồi.
Con nhỏ đã đi khuất, thằng Tân nhìn theo rồi lẩm bẩm một mình. “Em là khung trời thơ ấu đầy ngọt ngào của tôi. Em đã dạy tôi biết mơ mộng mở ra một cánh cửa tâm hồn. Em giỏi, em hiểu nhiều lắm – nhưng đố em biết: thuở ấy tôi yêu ai”? Một thuở dại khờ đầy hồn nhiên trong sáng. Đã tô lên những gam màu trông rất sặc sỡ tươi tắn bóng thời gian. Tuy lớn lên có thay đổi xác tướng theo dần năm tháng, nhưng cái hồn vẫn luôn còn ở lại! Vẫn luôn gặp ngày thơ dại cùng những sắc màu hiện lên trong tâm trí mỗi khi đi qua nhau, gặp mặt rồi cười chào. Những lần như thế một nỗi buồn nhè nhẹ thoáng hiện lên trên gương mặt của thằng Tân! Như chiếc lá rơi xuống, cơn gió về ngang cuốn đi khỏi cái ngõ chiều mênh mang.
Con Diệu vẫn trong chiếc áo sơ mi tím. Cái bước chân nhanh nhẹn của nó khuất sau một cua quẹo ở cuối ngõ hàng ba. Đôi mắt thằng Tân dõi theo tới khi con nhỏ mất dạng mới thôi. Tiếc là chẳng còn cái giàn hoa tím nào ở đây như thuở ấy, nếu còn chắc chắn con nhỏ sẽ ghé lại và ở lâu thêm chút nữa. Thằng Tân ngậm ngùi đưa tay lên chống cằm giống hệt thuở ấy chờ con nhỏ đi qua đưa cuốn nhật ký với mấy bài thơ tình. Nó cười rồi thì thầm chép miệng “ôi cái dáng ngày xưa ấy”.
Truyện ngắn của Quang Nguyễn
Nguồn: truyenngan.net