Trả lời nội dung này, Bộ GD&ĐT chia sẻ ý kiến của cử tri về những bất cập trong quy định về đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên. Tuy nhiên, đối với các nhà giáo khi được điều động về làm công tác quản lý ở phòng/sở GD&ĐT, trở thành công chức (không thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục) và chịu sự điều chỉnh của Luật Cán bộ, công chức, được hưởng các chế độ của công chức (gồm phụ cấp công vụ 25%, phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 và Điều 3 Nghị định số 34/2012/NĐ-CP ngày 15/4/2012 của Chính phủ).
Theo quy tại Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội bắt buộc, các nhà giáo đang giảng dạy được điều động về công tác tại các cơ quan quản lý giáo dục cũng yên tâm hơn vì đỡ thiệt thòi so với đồng nghiệp khi nghỉ hưu.
Cụ thể, khoản 6 Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP quy định: Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định đã đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp thâm niên nghề sau đó chuyển sang ngành nghề không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu không có phụ cấp thâm niên nghề thì được lấy mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tại thời điểm nghỉ hưu, cộng thêm khoản phụ cấp thâm niên nghề (nếu đã được hưởng) tính theo thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp thâm niên nghề, được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu.
Theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp, Chính phủ xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành. Bộ GD&ĐT sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Nội vụ để xây dựng bảng lương đảm bảo quyền lợi phù hợp cho các vị trí cán bộ quản lý giáo dục.
Hải Bình
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
Theo quy tại Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội bắt buộc, các nhà giáo đang giảng dạy được điều động về công tác tại các cơ quan quản lý giáo dục cũng yên tâm hơn vì đỡ thiệt thòi so với đồng nghiệp khi nghỉ hưu.
Cụ thể, khoản 6 Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP quy định: Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định đã đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp thâm niên nghề sau đó chuyển sang ngành nghề không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu không có phụ cấp thâm niên nghề thì được lấy mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tại thời điểm nghỉ hưu, cộng thêm khoản phụ cấp thâm niên nghề (nếu đã được hưởng) tính theo thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp thâm niên nghề, được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu.
Theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp, Chính phủ xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành. Bộ GD&ĐT sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Nội vụ để xây dựng bảng lương đảm bảo quyền lợi phù hợp cho các vị trí cán bộ quản lý giáo dục.
Hải Bình
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại