Cuộc đời thăng trầm ít biết của nữ sĩ tài sắc Đoàn Thị Điểm

Khánh Linh

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Đoàn Thị Điểm (1705-1749), hiệu Hồng Hà, là nữ sĩ Việt Nam thời Lê Trung Hưng. Là con nhà nho nên ngay từ thuở nhỏ bà đã được học đủ Tứ Thư, Ngũ Kinh… lại thông minh, xinh đẹp, nên đến năm 16 tuổi, bà đã nổi tiếng là một tài nữ trẻ tuổi nổi tiếng khắp kinh thành thăng Long.Quan Thượng thư Lê Anh Tuấn, đã nhận bà làm con nuôi và có ý tiến cử bà vào cung Chúa Trịnh để dạy các cung nữ, bà kiên quyết từ chối, vì không muốn bị gò bó trong chốn triều đình.Năm bà 25 tuổi, biến cố gia đình liên tiếp ập đến, đầu tiên là cha mất, ít lâu sau anh trai mất, một mình nữ sĩ phải gồng gánh cả gia đình. Bà vừa bốc thuốc, vừa dạy học để lo toan cuộc sống hàng ngày.Cuộc sống vất vả và gánh nặng trên vai với mẹ già, chị dâu mù lòa, đàn cháu bé dại, nên ai hỏi cưới nữ sĩ Đoàn Thị Điểm đều từ chối. Mãi đến năm 37 tuổi cảm phục tài trí của Nguyễn Kiều, một tiến sĩ nổi tiếng thời đấy bà mới nhận lời. Sau này, Nguyễn Kiều có thơ: “Nhân duyên gặp gỡ nhất trần gian/Cả cuộc đời ta được phúc ban/Ai bảo khát khao tiên nữ nữa/Nàng tiên đã xuống cõi nhân hoàn”.Đáng tiếc, hôn nhân vừa thành, Nguyễn Kiều phải đi sứ Trung Quốc ba năm. Khi về ông được cử làm Tham thị ở Nghệ An. Nữ sĩ cùng đi với chồng, nhưng trên đường đi, bà bị cảm nặng, chạy chữa không khỏi, mất ở Nghệ An vào ngày 11/9 năm Mậu Thìn (1748), lúc 43 tuổi.Sống cuộc đời ngắn ngủi và thăng trầm, nhưng sinh thời nữ sĩ Đoàn Thị Điểm được đánh giá là bậc nhất về sắc đẹp lẫn tài văn bên cạnh Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan và Sương Nguyệt Anh.Bà là tác giả tập Truyền kỳ tân phả (chữ Hán), và tác giả của truyện thơ Chinh phụ ngâm (bản chữ Nôm- 412 câu thơ) được bà dịch từ nguyên bản Chinh phụ ngâm khúc (viết bằng chữ Hán của Đặng Trần Côn).Đến nay cùng với Truyện Kiều của Nguyễn Du, Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, bản dịch Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm được xem là tác phẩm ưu tú của nền thi văn trung đại Việt Nam.Bà còn viết tập Nữ trung tùng phận gồm 1401 câu thơ và bài Bộ bộ thiềm-Thu từ (tức Bộ bộ thiềm- Bài hát mùa thu). Ngoài ra còn có một số bài thơ văn khác của bà (gồm chữ Hán, chữ Nôm) được chép trong tập Hồng Hà phu nhân di văn của tiến sĩ Nguyễn Kiều mới được phát hiện gần đây.Cảm phục tài năng của Đoàn Thị Điểm, nhà văn Lê Phương Liên đã xuất bản cuốn “Nữ sĩ thời gió bụi", cuốn tiểu thuyết dã sử viết về nữ sĩ Hoàng hà. Mời độc giả xem video:Nhiều nơi dọa phạt tù các trò đùa Cá tháng Tư liên quan tới Covid-19. Nguồn: THDT.


Đoàn Thị Điểm (1705-1749), hiệu Hồng Hà, là nữ sĩ Việt Nam thời Lê Trung Hưng. Là con nhà nho nên ngay từ thuở nhỏ bà đã được học đủ Tứ Thư, Ngũ Kinh… lại thông minh, xinh đẹp, nên đến năm 16 tuổi, bà đã nổi tiếng là một tài nữ trẻ tuổi nổi tiếng khắp kinh thành thăng Long.


Quan Thượng thư Lê Anh Tuấn, đã nhận bà làm con nuôi và có ý tiến cử bà vào cung Chúa Trịnh để dạy các cung nữ, bà kiên quyết từ chối, vì không muốn bị gò bó trong chốn triều đình.


Năm bà 25 tuổi, biến cố gia đình liên tiếp ập đến, đầu tiên là cha mất, ít lâu sau anh trai mất, một mình nữ sĩ phải gồng gánh cả gia đình. Bà vừa bốc thuốc, vừa dạy học để lo toan cuộc sống hàng ngày.


Cuộc sống vất vả và gánh nặng trên vai với mẹ già, chị dâu mù lòa, đàn cháu bé dại, nên ai hỏi cưới nữ sĩ Đoàn Thị Điểm đều từ chối. Mãi đến năm 37 tuổi cảm phục tài trí của Nguyễn Kiều, một tiến sĩ nổi tiếng thời đấy bà mới nhận lời. Sau này, Nguyễn Kiều có thơ: “Nhân duyên gặp gỡ nhất trần gian/Cả cuộc đời ta được phúc ban/Ai bảo khát khao tiên nữ nữa/Nàng tiên đã xuống cõi nhân hoàn”.


Đáng tiếc, hôn nhân vừa thành, Nguyễn Kiều phải đi sứ Trung Quốc ba năm. Khi về ông được cử làm Tham thị ở Nghệ An. Nữ sĩ cùng đi với chồng, nhưng trên đường đi, bà bị cảm nặng, chạy chữa không khỏi, mất ở Nghệ An vào ngày 11/9 năm Mậu Thìn (1748), lúc 43 tuổi.


Sống cuộc đời ngắn ngủi và thăng trầm, nhưng sinh thời nữ sĩ Đoàn Thị Điểm được đánh giá là bậc nhất về sắc đẹp lẫn tài văn bên cạnh Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan và Sương Nguyệt Anh.


Bà là tác giả tập Truyền kỳ tân phả (chữ Hán), và tác giả của truyện thơ Chinh phụ ngâm (bản chữ Nôm- 412 câu thơ) được bà dịch từ nguyên bản Chinh phụ ngâm khúc (viết bằng chữ Hán của Đặng Trần Côn).


Đến nay cùng với Truyện Kiều của Nguyễn Du, Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, bản dịch Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm được xem là tác phẩm ưu tú của nền thi văn trung đại Việt Nam.


Bà còn viết tập Nữ trung tùng phận gồm 1401 câu thơ và bài Bộ bộ thiềm-Thu từ (tức Bộ bộ thiềm- Bài hát mùa thu). Ngoài ra còn có một số bài thơ văn khác của bà (gồm chữ Hán, chữ Nôm) được chép trong tập Hồng Hà phu nhân di văn của tiến sĩ Nguyễn Kiều mới được phát hiện gần đây.


Cảm phục tài năng của Đoàn Thị Điểm, nhà văn Lê Phương Liên đã xuất bản cuốn “Nữ sĩ thời gió bụi", cuốn tiểu thuyết dã sử viết về nữ sĩ Hoàng hà.


Mời độc giả xem video:Nhiều nơi dọa phạt tù các trò đùa Cá tháng Tư liên quan tới Covid-19. Nguồn: THDT.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
 

Bình luận bằng Facebook

Top