Cực sốc: Gia Cát Lượng tính kế hại chết con nuôi Lưu Bị?

Khánh Linh

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Khấu Phong là cháu ngoại của dòng tộc họ Lưu ở quận Trường Sa -một chiến trường ác liệt thời Tam Quốc (nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc). Khi Lưu Bị đến Kinh Châu và vẫn chưa có con trai nối dõi nên đã nhận Khấu Phong làm con nuôi. Theo đó, con nuôi Lưu Bị đổi sang họ Lưu.Vào thời điểm nhận Lưu Phong làm con nuôi, Lưu Bị có ý muốn bồi dưỡng người này thành người kế nhiệm sự nghiệp của mình. Sở dĩ như vậy là vì Lưu Bị nhận thấy Lưu Phong là người thông minh, giỏi giang.Theo sử sách, Lưu Phong là một tướng tài của nhà Thục Hán nên được mọi người kính trọng và tán dương. Con nuôi Lưu Bị nhiều lần dẫn quân và lập được nhiều công lao lớn.Thế nhưng, khi Quan Vũ đánh mất Kinh Châu, Lưu Phong chỉ khoanh tay đứng nhìn mà không đưa quân tới cứu viện. Việc làm này của ông trái mệnh lệnh của Lưu Bị khiến cha nuôi và Gia Cát Lượng không khỏi thất vọng, thậm chí tức giận vì Quan Vũ chết.Gia Cát Lượng cho rằng, mặc dù Lưu Phong thông minh, có tài nhưng lại không nghe lệnh quân chủ (tức Lưu Bị). Nếu giữ người này lại thì ắt sẽ có thể gây ra đại họa về sau. Vì vậy, Gia Cát Lượng có ý định loại bỏ Lưu Phong.Trong một lần trò chuyện với Lưu Bị, Gia Cát Lượng nói: "Phong cương mãnh, dị thế chi hậu chung nan chế ngự". Ý của vị quân sự lỗi lạc nhà Thục Hán là: Lưu Phong là người thông minh, dũng mãnh.Khi Lưu Bị còn sống có thể khống chế người con nuôi này. Tuy nhiên, khi ông không còn nữa thì e rằng nhà Thục có thể gặp biến cố.Sau khi suy nghĩ kỹ lời của Gia Cát Lượng, Lưu Bị ban chết cho con nuôi Lưu Phong. Trước khi chết, con nuôi của Lưu Bị cũng ân hận vì không nghe theo mệnh lệnh của quân chủ nên nhận lấy kết cục cay đắng.Theo đó, nhiều sử gia nhận định Gia Cát Lượng gián tiếp gây ra cái chết của Lưu Phong.Việc loại bỏ một tướng tài của nhà Thục Hán như Lưu Phong được cho là một trong những nguyên nhân khiến nước này liên tiếp thất bại trong các cuộc Bắc phạt về sau. Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.


Khấu Phong là cháu ngoại của dòng tộc họ Lưu ở quận Trường Sa -một chiến trường ác liệt thời Tam Quốc (nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc). Khi Lưu Bị đến Kinh Châu và vẫn chưa có con trai nối dõi nên đã nhận Khấu Phong làm con nuôi. Theo đó, con nuôi Lưu Bị đổi sang họ Lưu.


Vào thời điểm nhận Lưu Phong làm con nuôi, Lưu Bị có ý muốn bồi dưỡng người này thành người kế nhiệm sự nghiệp của mình. Sở dĩ như vậy là vì Lưu Bị nhận thấy Lưu Phong là người thông minh, giỏi giang.


Theo sử sách, Lưu Phong là một tướng tài của nhà Thục Hán nên được mọi người kính trọng và tán dương. Con nuôi Lưu Bị nhiều lần dẫn quân và lập được nhiều công lao lớn.


Thế nhưng, khi Quan Vũ đánh mất Kinh Châu, Lưu Phong chỉ khoanh tay đứng nhìn mà không đưa quân tới cứu viện. Việc làm này của ông trái mệnh lệnh của Lưu Bị khiến cha nuôi và Gia Cát Lượng không khỏi thất vọng, thậm chí tức giận vì Quan Vũ chết.


Gia Cát Lượng cho rằng, mặc dù Lưu Phong thông minh, có tài nhưng lại không nghe lệnh quân chủ (tức Lưu Bị). Nếu giữ người này lại thì ắt sẽ có thể gây ra đại họa về sau. Vì vậy, Gia Cát Lượng có ý định loại bỏ Lưu Phong.


Trong một lần trò chuyện với Lưu Bị, Gia Cát Lượng nói: "Phong cương mãnh, dị thế chi hậu chung nan chế ngự". Ý của vị quân sự lỗi lạc nhà Thục Hán là: Lưu Phong là người thông minh, dũng mãnh.


Khi Lưu Bị còn sống có thể khống chế người con nuôi này. Tuy nhiên, khi ông không còn nữa thì e rằng nhà Thục có thể gặp biến cố.


Sau khi suy nghĩ kỹ lời của Gia Cát Lượng, Lưu Bị ban chết cho con nuôi Lưu Phong. Trước khi chết, con nuôi của Lưu Bị cũng ân hận vì không nghe theo mệnh lệnh của quân chủ nên nhận lấy kết cục cay đắng.


Theo đó, nhiều sử gia nhận định Gia Cát Lượng gián tiếp gây ra cái chết của Lưu Phong.


Việc loại bỏ một tướng tài của nhà Thục Hán như Lưu Phong được cho là một trong những nguyên nhân khiến nước này liên tiếp thất bại trong các cuộc Bắc phạt về sau.


Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
 

Bình luận bằng Facebook

Top