Hoạt động thanh tra ngày một chuẩn hóa
Theo bà Nguyễn Thị Quyên Thanh: Công tác thanh tra, kiểm tra của ngành Giáo dục đã thật sự mang tính chuyên nghiệp, tạo sự chuyển biến tích cực, góp phần vào công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT. Các cơ sở giáo dục chú trọng công tác kiện toàn tổ chức, đội ngũ cán bộ, cộng tác viên thanh tra đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng và năng lực đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ thanh tra.
Năm học 2017 - 2018, ngành GD-ĐT Vĩnh Long đã có những giải pháp như nâng cao chất lượng cán bộ thanh tra, hoàn thiện hệ thống văn bản, tăng cường phối hợp giữa Sở GD&ĐT với thanh tra tỉnh, thanh tra huyện, giúp cho công tác thanh tra giáo dục ngày càng được nâng cao, tránh việc để phát sinh khiếu nại, tố cáo vượt cấp, kéo dài.
Với nhiệm vụ tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động thanh tra giáo dục, trong năm học qua, công tác thanh tra của Sở GD&ĐT Vĩnh Long đã đạt một số kết quả đáng khích lệ: Hoạt động thanh tra ngày một chuẩn hoá, tiến hành có trọng tâm, trọng điểm, tập trung thanh tra trách nhiệm quản lý của người đứng đầu các cơ sở giáo dục; nội dung thanh tra tập trung vào: Việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật; việc tổ chức thực hiện 9 nhiệm vụ, 5 giải pháp của ngành và các vấn đề nóng, vấn đề dư luận bức xúc (việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học; thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường; thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm, thu chi tài chính; các kỳ thi…).
Qua thanh tra đã phát hiện những thiếu sót trong công tác quản lý tại các cơ sở giáo dục, các đoàn thanh tra đã tư vấn và chấn chỉnh kịp thời; công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra, kiểm tra được quan tâm đúng mức góp phần giữ vững nề nếp, kỷ cương, nâng cao chất lượng giáo dục của toàn ngành.
Tiếp tục đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra
Bà Nguyễn Thị Quyên Thanh - Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Long
Năm học 2018 - 2019, Sở GD&ĐT Vĩnh Long tiếp tục đổi mới công tác thanh tra kiểm tra theo hướng thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, kết hợp thanh tra theo kế hoạch với thanh tra đột xuất khi có nhu cầu. Chuẩn hoá hoạt động thanh tra, kiểm tra, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT.
Trong đó, chú trọng thanh tra, kiểm tra các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục, việc thực hiện cơ chế tự chủ, vấn đề dân chủ trong nhà trường, thi cấp văn bằng chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, công tác thi tốt nghiệp THPT quốc gia và tuyển sinh cao đẳng, trung cấp nhóm ngành đào tạo giáo viên, tình trạng lạm thu, dạy thêm, học thêm, an toàn trường học, đạo đức lối sống của học sinh và giáo viên; thanh tra trách nhiệm quản lý tài chính, tài sản và trách nhiệm thực hiện pháp luật về tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng của hiệu trưởng các trường trực thuộc; thanh tra trách nhiệm quản lý Nhà nước về ngành Giáo dục của một số Phòng GD&ĐT huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
Lựa chọn người có đủ năng lực phát hiện, tư vấn thúc đẩy, kiến nghị xử lý sai phạm và kiến nghị điều chỉnh chính sách chưa phù hợp tham gia các đoàn thanh tra; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục; giao Chánh Thanh tra chủ trì tổ chức theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra theo quy định.
Tiếp tục quán triệt, thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực thanh tra đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đến năm 2020”, kiện toàn tổ chức, đội ngũ cán bộ thanh tra, cộng tác viên thanh tra. Chỉ đạo Thanh tra Sở hướng dẫn Phòng GD&ĐT về công tác kiểm tra, hướng dẫn cơ sở giáo dục trực thuộc về công tác kiểm tra nội bộ; làm tốt công tác tuyên truyền về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của hoạt động thanh tra, kiểm tra; xem thanh tra, kiểm tra là một công cụ đắc lực trong quản lý nhằm góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2018 - 2019.
Kiến nghị kiện toàn pháp luật về thanh tra giáo dục
Để công tác thanh tra giáo dục tiếp tục được phát huy hiệu quả, ngành GD-ĐT Vĩnh Long kiến nghị Bộ GD&ĐT kiện toàn pháp luật về thanh tra giáo dục, cụ thể: Đề xuất Chính phủ sớm sửa đổi, bổ sung Nghị định 138/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục; đồng thời xác định định mức biên chế thanh tra viên các Sở GD&ĐT theo hướng tăng biên chế; xem xét sửa đổi, bổ sung Thông tư số 51/2012 /TT-BGDĐT quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra của cơ sở giáo dục đại học, trường trung cấp chuyên nghiệp cho phù hợp với Luật Giáo dục nghề nghiệp và Luật Giáo dục đại học.
Song song đó là quan tâm đến công tác thanh tra thực hiện chế độ chính sách nhà giáo để có thêm thực tế về những khó khăn, vướng mắc của địa phương, kịp thời tham mưu cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các luật, đề án có liên quan chế độ chính sách nhà giáo. Đây là dấu hiện rất phấn khởi của ngành Giáo dục và chắc chắn sẽ tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo thực hiện quá trình đổi mới hiệu quả, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
Theo bà Nguyễn Thị Quyên Thanh: Công tác thanh tra, kiểm tra của ngành Giáo dục đã thật sự mang tính chuyên nghiệp, tạo sự chuyển biến tích cực, góp phần vào công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT. Các cơ sở giáo dục chú trọng công tác kiện toàn tổ chức, đội ngũ cán bộ, cộng tác viên thanh tra đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng và năng lực đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ thanh tra.
Năm học 2017 - 2018, ngành GD-ĐT Vĩnh Long đã có những giải pháp như nâng cao chất lượng cán bộ thanh tra, hoàn thiện hệ thống văn bản, tăng cường phối hợp giữa Sở GD&ĐT với thanh tra tỉnh, thanh tra huyện, giúp cho công tác thanh tra giáo dục ngày càng được nâng cao, tránh việc để phát sinh khiếu nại, tố cáo vượt cấp, kéo dài.
Với nhiệm vụ tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động thanh tra giáo dục, trong năm học qua, công tác thanh tra của Sở GD&ĐT Vĩnh Long đã đạt một số kết quả đáng khích lệ: Hoạt động thanh tra ngày một chuẩn hoá, tiến hành có trọng tâm, trọng điểm, tập trung thanh tra trách nhiệm quản lý của người đứng đầu các cơ sở giáo dục; nội dung thanh tra tập trung vào: Việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật; việc tổ chức thực hiện 9 nhiệm vụ, 5 giải pháp của ngành và các vấn đề nóng, vấn đề dư luận bức xúc (việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học; thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường; thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm, thu chi tài chính; các kỳ thi…).
Qua thanh tra đã phát hiện những thiếu sót trong công tác quản lý tại các cơ sở giáo dục, các đoàn thanh tra đã tư vấn và chấn chỉnh kịp thời; công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra, kiểm tra được quan tâm đúng mức góp phần giữ vững nề nếp, kỷ cương, nâng cao chất lượng giáo dục của toàn ngành.
Tiếp tục đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra
Năm học 2018 - 2019, Sở GD&ĐT Vĩnh Long tiếp tục đổi mới công tác thanh tra kiểm tra theo hướng thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, kết hợp thanh tra theo kế hoạch với thanh tra đột xuất khi có nhu cầu. Chuẩn hoá hoạt động thanh tra, kiểm tra, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT.
Trong đó, chú trọng thanh tra, kiểm tra các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục, việc thực hiện cơ chế tự chủ, vấn đề dân chủ trong nhà trường, thi cấp văn bằng chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, công tác thi tốt nghiệp THPT quốc gia và tuyển sinh cao đẳng, trung cấp nhóm ngành đào tạo giáo viên, tình trạng lạm thu, dạy thêm, học thêm, an toàn trường học, đạo đức lối sống của học sinh và giáo viên; thanh tra trách nhiệm quản lý tài chính, tài sản và trách nhiệm thực hiện pháp luật về tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng của hiệu trưởng các trường trực thuộc; thanh tra trách nhiệm quản lý Nhà nước về ngành Giáo dục của một số Phòng GD&ĐT huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
Lựa chọn người có đủ năng lực phát hiện, tư vấn thúc đẩy, kiến nghị xử lý sai phạm và kiến nghị điều chỉnh chính sách chưa phù hợp tham gia các đoàn thanh tra; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục; giao Chánh Thanh tra chủ trì tổ chức theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra theo quy định.
Tiếp tục quán triệt, thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực thanh tra đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đến năm 2020”, kiện toàn tổ chức, đội ngũ cán bộ thanh tra, cộng tác viên thanh tra. Chỉ đạo Thanh tra Sở hướng dẫn Phòng GD&ĐT về công tác kiểm tra, hướng dẫn cơ sở giáo dục trực thuộc về công tác kiểm tra nội bộ; làm tốt công tác tuyên truyền về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của hoạt động thanh tra, kiểm tra; xem thanh tra, kiểm tra là một công cụ đắc lực trong quản lý nhằm góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2018 - 2019.
Kiến nghị kiện toàn pháp luật về thanh tra giáo dục
Để công tác thanh tra giáo dục tiếp tục được phát huy hiệu quả, ngành GD-ĐT Vĩnh Long kiến nghị Bộ GD&ĐT kiện toàn pháp luật về thanh tra giáo dục, cụ thể: Đề xuất Chính phủ sớm sửa đổi, bổ sung Nghị định 138/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục; đồng thời xác định định mức biên chế thanh tra viên các Sở GD&ĐT theo hướng tăng biên chế; xem xét sửa đổi, bổ sung Thông tư số 51/2012 /TT-BGDĐT quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra của cơ sở giáo dục đại học, trường trung cấp chuyên nghiệp cho phù hợp với Luật Giáo dục nghề nghiệp và Luật Giáo dục đại học.
Song song đó là quan tâm đến công tác thanh tra thực hiện chế độ chính sách nhà giáo để có thêm thực tế về những khó khăn, vướng mắc của địa phương, kịp thời tham mưu cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các luật, đề án có liên quan chế độ chính sách nhà giáo. Đây là dấu hiện rất phấn khởi của ngành Giáo dục và chắc chắn sẽ tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo thực hiện quá trình đổi mới hiệu quả, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại