Công bố dự thảo chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Chăm

Khánh Linh

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Bậc A gồm 2 trình độ: Trình độ A1 và Trình độ A2. Bậc B có 1 trình độ: Trình độ B.

Nội dung dạy học ở mỗi trình độ A1, A2 và B được xác định dựa trên các yêu cầu cần đạt của mỗi mức độ cụ thể, tương ứng với mỗi lớp, gồm: hoạt động nghe, nói, đọc, viết ; kiến thức tiếng Chăm ; ngữ liệu (văn học, văn hóa Chăm và văn hóa dân tộc Việt Nam).

Khung kế hoạch tổ chức dạy học các trình độ đó như sau: Trình độ A1 áp dụng cho cấp tiểu học, học trong 5 năm, mỗi năm 70 tiết, mỗi tuần 2 tiết (toàn cấp 350 tiết).

Trình độ A1, mạch kiến thức gồm một số hiểu biết sơ giản về ngữ âm, chữ viết, từ vựng,ngữ pháp, hoạt động giao tiếp và biến thể ngôn ngữ (dấu biến âm, vần phức biến âm, biến thể trong từ vựng qua tiền tố); có khả năng nhận biết,bước đầu hiểu được các hiện tượng ngôn ngữ có liên quan và vận dụng trong giao tiếp.

Trình độ A2 áp dụng cho cấp THCS, học trong 4 năm, mỗi năm 105 tiết, mỗi tuần 3 tiết (toàn cấp 420 tiết).

Trình độ A2 mạch kiến thức gồm những hiểu biết cơ bản về từ vựng, ngữ pháp, hoạt động giao tiếp, sự phát triển ngôn ngữ và các biến thể ngôn ngữ (phương ngữ, biệt ngữ; ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh,...) giúp học sinh có khả năng hiểu các hiện tượng ngôn ngữ có liên quan và vận dụng trong giao tiếp.

Trình độ B áp dụng cho cấp THPT, học trong 3 năm, mỗi năm 105 tiết, mỗi tuần 3 tiết (toàn cấp 315 tiết).

Trình độ B mạch kiến thức gồm: một số hiểu biết nâng cao về tiếng Chăm giúp học sinh hiểu, phân tích và bước đầu đánh giá các hiện tượng ngôn ngữ có liên quan, chú trong những cách diễn đạt sáng tạo và sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp.

Dự thảo nêu rõ điều kiện thực hiện chương trình môn Tiếng Chăm. Theo đó, chương trình này được áp dụng cho các trường học vùng dân tộc Chăm có nhu cầu và đủ điều kiện thực hiện Chương trình theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Cơ sở giáo dục thực hiện chương trình cần có đủ cơ sở vật chất trường lớp, sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết bị dạy học môn Tiếng Chăm theo quy định; có giáo viên tiếng Chăm đạt chuẩn trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định, cán bộ quản lý và giáo viên tiếng Chăm được tham gia các khóa bồi dưỡng về chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học tiếng Chăm.

Học sinh hoàn thành Chương trình tiếng Chăm sau mỗi cấp độ có kết quả kiểm tra cuối cùng đạt điểm 5 trở lên được cấp Chứng chỉ tiếng dân tộc theo cấp độ.

Chế độ phụ cấp phù hợp với với tiếng dân tộc trong chương trình giáo dục phổ thông mới.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
 

Bình luận bằng Facebook

Top