Lãnh đạo Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị chức năng làm rõ thông tin liên quan đến việc “chạy” viên chức giáo dục 200 triệu đồng tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
Mới đây, một số cơ quan ngôn luận đăng tải đã đăng tải việc "chạy" viên chức giáo dục tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội với giá 200 triệu đồng. Để làm rõ vấn đề này, ngày 9/9, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đã chủ trì buổi làm việc với UBND thành phố và các ngành chức năng về thông tin liên quan việc đến vụ việc.
Ảnh minh họa
Trước những thông tin phản ánh về vụ việc, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị đã giao Ban cán sự Đảng UBND Thành phố Hà Nội chỉ đạo các cơ quan điều tra, thanh tra làm rõ thông tin, những người liên quan và sau khi có kết quả phải công khai. Ông Nghị cũng yêu cầu xử lý nghiêm những ai tham gia “cò” công chức, viên chức trên địa bàn.
Thực hiện chỉ đạo của Bí thư Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Hà Nội Vũ Hồng Khanh cho biết, UBND Thành phố sẽ có văn bản ngay trong chiều 9/9 giao cho Công an Thành phố thụ lý điều tra vụ việc. Các cơ quan Thanh tra, UBND huyện Sóc Sơn cũng sẽ thực hiện các công việc liên quan để làm rõ thông tin nêu trên.
Trước đó, ngày 7/9, trên báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh có bài viết “Điều tra độc quyền: Cò viên chức giáo dục lộng hành ở Thủ đô”, nội dung phản ánh về đường dây chạy vào viên chức giáo dục huyện Sóc Sơn (Hà Nội).
Bà T. là giáo viên nghỉ hưu, vẫn làm môi giới chạy viên chức. Ảnh: phunuonline.com.vn
Theo đó, người có nhu cầu “chạy” vào viên chức mầm non ở huyện Sóc Sơn thì phải “đút” cho “cò” ở Sóc Sơn số tiền 200 triệu đồng. Với giá này, “cò” cam kết với người chạy là tỷ lệ đỗ tới 99,9%, nếu không sẽ được hoàn lại tiền.
Một trong những mắt xích trong đường dây chạy viên chức mà bài báo nói tới, có một người là công an viên trong xã. Một người khác là giảng viên một trường quân đội. Ngoài ra, ngày 9/9 trên tờ báo này (Với bài viết 'Cò' viên chức giáo dục lộng hành ở Hà Nội: Làm giàu bằng nghề 'cò') còn lật tẩy thêm một "cò" là giáo viên công tác tại huyện Sóc Sơn, đã nghỉ hưu.
Được biết, năm 2015, Hà Nội có kế hoạch tuyển dụng gần 4.500 công chức, viên chức, trong đó tuyển 2.369 giáo viên mầm non. Hà Nội đã phân cấp cho cấp huyện, thị xã tổ chức thi tuyển, có sự theo dõi của ban giám sát gồm nhiều cơ quan như: Công an, thanh tra, nội vụ, giáo dục và đào tạo…
Tiến Thành (tổng hợp)
Nguồn: giaoducviet.net.vn
Mới đây, một số cơ quan ngôn luận đăng tải đã đăng tải việc "chạy" viên chức giáo dục tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội với giá 200 triệu đồng. Để làm rõ vấn đề này, ngày 9/9, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đã chủ trì buổi làm việc với UBND thành phố và các ngành chức năng về thông tin liên quan việc đến vụ việc.
Ảnh minh họa
Trước những thông tin phản ánh về vụ việc, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị đã giao Ban cán sự Đảng UBND Thành phố Hà Nội chỉ đạo các cơ quan điều tra, thanh tra làm rõ thông tin, những người liên quan và sau khi có kết quả phải công khai. Ông Nghị cũng yêu cầu xử lý nghiêm những ai tham gia “cò” công chức, viên chức trên địa bàn.
Thực hiện chỉ đạo của Bí thư Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Hà Nội Vũ Hồng Khanh cho biết, UBND Thành phố sẽ có văn bản ngay trong chiều 9/9 giao cho Công an Thành phố thụ lý điều tra vụ việc. Các cơ quan Thanh tra, UBND huyện Sóc Sơn cũng sẽ thực hiện các công việc liên quan để làm rõ thông tin nêu trên.
Trước đó, ngày 7/9, trên báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh có bài viết “Điều tra độc quyền: Cò viên chức giáo dục lộng hành ở Thủ đô”, nội dung phản ánh về đường dây chạy vào viên chức giáo dục huyện Sóc Sơn (Hà Nội).
Bà T. là giáo viên nghỉ hưu, vẫn làm môi giới chạy viên chức. Ảnh: phunuonline.com.vn
Theo đó, người có nhu cầu “chạy” vào viên chức mầm non ở huyện Sóc Sơn thì phải “đút” cho “cò” ở Sóc Sơn số tiền 200 triệu đồng. Với giá này, “cò” cam kết với người chạy là tỷ lệ đỗ tới 99,9%, nếu không sẽ được hoàn lại tiền.
Một trong những mắt xích trong đường dây chạy viên chức mà bài báo nói tới, có một người là công an viên trong xã. Một người khác là giảng viên một trường quân đội. Ngoài ra, ngày 9/9 trên tờ báo này (Với bài viết 'Cò' viên chức giáo dục lộng hành ở Hà Nội: Làm giàu bằng nghề 'cò') còn lật tẩy thêm một "cò" là giáo viên công tác tại huyện Sóc Sơn, đã nghỉ hưu.
Được biết, năm 2015, Hà Nội có kế hoạch tuyển dụng gần 4.500 công chức, viên chức, trong đó tuyển 2.369 giáo viên mầm non. Hà Nội đã phân cấp cho cấp huyện, thị xã tổ chức thi tuyển, có sự theo dõi của ban giám sát gồm nhiều cơ quan như: Công an, thanh tra, nội vụ, giáo dục và đào tạo…
Tiến Thành (tổng hợp)
Nguồn: giaoducviet.net.vn