Nổi bật nhất là sự mất tích bí ẩn của "tàu gỗ gụ" ở miền Nam Australia. Sau hàng trăm năm, tung tích bí ẩn của con tàu này vẫn chìm trong bóng tối.
Xuất hiện rồi lại biến mất - vòng lặp ma quái…
Cách khoảng 3 - 6km về phía Tây Warrnambool, Tây Nam bang Victoria, vịnh Armstrong sở hữu vùng bờ biển nguy hiểm bậc nhất ở Australia. Theo ước tính, có khoảng 200 tàu, thuyền khác nhau đã tử nạn tại vùng biển này. Tất cả xác tàu trong số đó đều được phát hiện, ngoại trừ “Tàu gỗ gụ” (Mahogany Ship).
Câu chuyện bắt đầu vào tháng Giêng năm 1836, thuyền trưởng Smith - người phụ trách trạm đánh bắt cá voi ở cảng Fairy cùng 2 người đàn ông là Wilson và Gibbs bị đắm tàu.
Trên hành trình tìm đường về nhà, họ phát hiện ra xác một con tàu cũ kỹ, khác hẳn với cấu trúc của con tàu thông thường vào thời điểm thập niên 1800. Gỗ tàu màu tối sậm và nhiều người cho rằng, nó được làm từ gỗ gụ - một loại gỗ gần như không bao giờ xuất hiện trong công nghệ đóng tàu. Cũng từ đó, cái tên “Tàu gỗ gụ” ra đời. Điều đáng ngạc nhiên là sau phát hiện của ba người đàn ông trên, không ai nhìn thấy xác của “Tàu gỗ gụ” đâu.
10 năm sau sự phát hiện của thuyền trưởng Smith, một lần nữa câu chuyện về “Tàu gỗ gụ” lại làm dậy sóng dư luận miền Nam Australia. Một thuyền trưởng khác tên Mills đã lại nhìn thấy xác “Tàu gỗ gụ”.
Thậm chí, ông này còn đứng hẳn lên trên boong của xác tàu trên cát. Ông cũng là người mô tả cụ thể vị trí của xác tàu trong các văn bản sau này. Tuy nhiên, xác tàu đã biến mất sau đó, giống như điều xảy ra trước đây 10 năm.
Tình tiết bí ẩn này cứ lặp đi lặp lại trong suốt những năm 1800. Cuối thế kỷ XIX, người ta ước tính đã có hơn 30 lần xác “Tàu gỗ gụ” xuất hiện rồi lại mất tích bí ẩn.
Chuyến thám hiểm đầu tiên đi tìm xác “Tàu gỗ gụ” được thực hiện tháng 6/1890 do người phụ trách bảo tàng Warrnambool - Joseph Archibald dẫn đầu nhưng không thu được kết quả gì.
Liên tiếp sau sự kiện này, người người đổ xô đi tìm kiếm xác con tàu huyền thoại song đều công cốc. Dần dà, sự lập lờ, mơ hồ của câu chuyện này khiến nó bỗng rơi vào quên lãng. Những gì còn lại về “Tàu gỗ gụ” chỉ là câu chuyện dân gian mà thôi.
Sau này, tới cuối thế kỷ XX, một lần nữa người ta khơi lại câu chuyện về “Tàu gỗ gụ”. Năm 1992, chính quyền bang Victoria đã treo giải thưởng 250.000 USD (tương đương gần 5,2 tỷ đồng) cho ai tìm được xác “Tàu gỗ gụ”. Bất chấp sự vào cuộc của rất nhiều nhà khảo cổ học có uy tín, xác con tàu huyền bí này vẫn nằm trong bóng tối.
Giả thuyết khoa học…
Ngay từ thế kỷ XIX, phần lớn các tài liệu cổ đều cho rằng “Tàu gỗ gụ” là một con tàu Tây Ban Nha. Theo nhà văn địa phương Jack Loney, có hai giả thuyết về nguồn gốc “Tàu gỗ gụ”. Nó có thể là thuyền Santa Ysabel khởi hành từ Peru năm 1522 hoặc Santa Anna - con tàu bị đắm năm 1812 khi mang theo 45 tấn dầu cá nhà táng.
Nhiều người cho rằng, không cần thiết phải tìm hiểu tung tích, ngọn nguồn sự thật về một con tàu chỉ có trong lời đồn như “Mahogany Ship”. Tuy nhiên, thực tế nếu đây là một con tàu có tồn tại, nó sẽ làm thay đổi không ít lịch sử hàng hải thế giới.
Nếu “Tàu gỗ gụ” không có nguồn gốc từ Anh, người ta sẽ phải nghiên cứu lại xem lại ai mới là người lập bản đồ bờ biển phía Nam Australia thay vì coi đó là thuyền trưởng người Anh - James Cook danh tiếng.
Nhiều chuyên gia còn tin rằng, “Tàu gỗ gụ” là một phần của nhiệm vụ bí mật đi tìm mảnh đất phía Nam huyền thoại của đế chế Bồ Đào Nha xưa. Con tàu có thể bị đắm năm 1522, trong chuyến hải trình đi tìm những hòn đảo giấu vàng. Sự bí mật của chuyến đi chính là lý do việc mất tích của con tàu không được ghi chép lại trong các văn bản cổ xưa.
Năm 2002, một lý thuyết được nhà văn người Anh - Gavin Menzies đưa ra: “Tàu gỗ gụ” là một con tàu Trung Hoa. Ông căn cứ vào những bằng chứng về cấu tạo làm nên con tàu bí ẩn: gỗ gụ, lá cây và thiết kế kỳ lạ, độc đáo, không giống với phương Tây. Tất nhiên, lập luận chưa đủ sắc bén này bị bác bỏ và không nhiều người ủng hộ.
Dẫu thế nào đi chăng nữa, giả thuyết vẫn cứ là những giả thuyết. Câu chuyện về “Tàu gỗ gụ” vẫn đang chìm trong bóng tối và chờ đợi lời giải đáp trong tương lai…
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
Xuất hiện rồi lại biến mất - vòng lặp ma quái…
Cách khoảng 3 - 6km về phía Tây Warrnambool, Tây Nam bang Victoria, vịnh Armstrong sở hữu vùng bờ biển nguy hiểm bậc nhất ở Australia. Theo ước tính, có khoảng 200 tàu, thuyền khác nhau đã tử nạn tại vùng biển này. Tất cả xác tàu trong số đó đều được phát hiện, ngoại trừ “Tàu gỗ gụ” (Mahogany Ship).
Câu chuyện bắt đầu vào tháng Giêng năm 1836, thuyền trưởng Smith - người phụ trách trạm đánh bắt cá voi ở cảng Fairy cùng 2 người đàn ông là Wilson và Gibbs bị đắm tàu.
Trên hành trình tìm đường về nhà, họ phát hiện ra xác một con tàu cũ kỹ, khác hẳn với cấu trúc của con tàu thông thường vào thời điểm thập niên 1800. Gỗ tàu màu tối sậm và nhiều người cho rằng, nó được làm từ gỗ gụ - một loại gỗ gần như không bao giờ xuất hiện trong công nghệ đóng tàu. Cũng từ đó, cái tên “Tàu gỗ gụ” ra đời. Điều đáng ngạc nhiên là sau phát hiện của ba người đàn ông trên, không ai nhìn thấy xác của “Tàu gỗ gụ” đâu.
10 năm sau sự phát hiện của thuyền trưởng Smith, một lần nữa câu chuyện về “Tàu gỗ gụ” lại làm dậy sóng dư luận miền Nam Australia. Một thuyền trưởng khác tên Mills đã lại nhìn thấy xác “Tàu gỗ gụ”.
Thậm chí, ông này còn đứng hẳn lên trên boong của xác tàu trên cát. Ông cũng là người mô tả cụ thể vị trí của xác tàu trong các văn bản sau này. Tuy nhiên, xác tàu đã biến mất sau đó, giống như điều xảy ra trước đây 10 năm.
Tình tiết bí ẩn này cứ lặp đi lặp lại trong suốt những năm 1800. Cuối thế kỷ XIX, người ta ước tính đã có hơn 30 lần xác “Tàu gỗ gụ” xuất hiện rồi lại mất tích bí ẩn.
Chuyến thám hiểm đầu tiên đi tìm xác “Tàu gỗ gụ” được thực hiện tháng 6/1890 do người phụ trách bảo tàng Warrnambool - Joseph Archibald dẫn đầu nhưng không thu được kết quả gì.
Liên tiếp sau sự kiện này, người người đổ xô đi tìm kiếm xác con tàu huyền thoại song đều công cốc. Dần dà, sự lập lờ, mơ hồ của câu chuyện này khiến nó bỗng rơi vào quên lãng. Những gì còn lại về “Tàu gỗ gụ” chỉ là câu chuyện dân gian mà thôi.
Sau này, tới cuối thế kỷ XX, một lần nữa người ta khơi lại câu chuyện về “Tàu gỗ gụ”. Năm 1992, chính quyền bang Victoria đã treo giải thưởng 250.000 USD (tương đương gần 5,2 tỷ đồng) cho ai tìm được xác “Tàu gỗ gụ”. Bất chấp sự vào cuộc của rất nhiều nhà khảo cổ học có uy tín, xác con tàu huyền bí này vẫn nằm trong bóng tối.
Giả thuyết khoa học…
Ngay từ thế kỷ XIX, phần lớn các tài liệu cổ đều cho rằng “Tàu gỗ gụ” là một con tàu Tây Ban Nha. Theo nhà văn địa phương Jack Loney, có hai giả thuyết về nguồn gốc “Tàu gỗ gụ”. Nó có thể là thuyền Santa Ysabel khởi hành từ Peru năm 1522 hoặc Santa Anna - con tàu bị đắm năm 1812 khi mang theo 45 tấn dầu cá nhà táng.
Nhiều người cho rằng, không cần thiết phải tìm hiểu tung tích, ngọn nguồn sự thật về một con tàu chỉ có trong lời đồn như “Mahogany Ship”. Tuy nhiên, thực tế nếu đây là một con tàu có tồn tại, nó sẽ làm thay đổi không ít lịch sử hàng hải thế giới.
Nếu “Tàu gỗ gụ” không có nguồn gốc từ Anh, người ta sẽ phải nghiên cứu lại xem lại ai mới là người lập bản đồ bờ biển phía Nam Australia thay vì coi đó là thuyền trưởng người Anh - James Cook danh tiếng.
Nhiều chuyên gia còn tin rằng, “Tàu gỗ gụ” là một phần của nhiệm vụ bí mật đi tìm mảnh đất phía Nam huyền thoại của đế chế Bồ Đào Nha xưa. Con tàu có thể bị đắm năm 1522, trong chuyến hải trình đi tìm những hòn đảo giấu vàng. Sự bí mật của chuyến đi chính là lý do việc mất tích của con tàu không được ghi chép lại trong các văn bản cổ xưa.
Năm 2002, một lý thuyết được nhà văn người Anh - Gavin Menzies đưa ra: “Tàu gỗ gụ” là một con tàu Trung Hoa. Ông căn cứ vào những bằng chứng về cấu tạo làm nên con tàu bí ẩn: gỗ gụ, lá cây và thiết kế kỳ lạ, độc đáo, không giống với phương Tây. Tất nhiên, lập luận chưa đủ sắc bén này bị bác bỏ và không nhiều người ủng hộ.
Dẫu thế nào đi chăng nữa, giả thuyết vẫn cứ là những giả thuyết. Câu chuyện về “Tàu gỗ gụ” vẫn đang chìm trong bóng tối và chờ đợi lời giải đáp trong tương lai…
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức