Có "thần đao", Quan Vũ vẫn khó thắng nếu so tài 4 mãnh tướng nào?

Khánh Linh

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
"Võ thánh" Quan Vũ (còn gọi là Quan Công, Tự là Vân Trường) là một trong "ngũ hổ tướng" nổi tiếng thời Tam quốc. Ông là vị tướng anh dũng, thiện chiến và có võ nghệ cao cường. Không những vậy, ông hết mực trung thành với Lưu Bị của nhà Thục Hán.Cùng xông pha nhiều trận mạc với võ tướng Quan Vũ là Thanh Long Yển Nguyệt Đao và và ngựa Xích Thố. Với 2 "bảo bối" này, mãnh tướng của Lưu Bị tiêu diệt được vô số kẻ địch.Tuy nhiên, "hổ tướng" Quan Vũ không nắm chắc phần thắng khi so tài với 4 mãnh tướng là: Mã Siêu, Điển Vi, Hạ Hầu Đôn và Lã Bố. Trong đó, Mã Siêu, tự Mạnh Khởi, là một trong "ngũ hổ tướng" (4 người còn lại là: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân và Hoàng Trung).Theo sử sách, Mã Siêu có võ nghệ cao cường, giỏi cưỡi ngựa và được cho là hậu duệ của tướng Mã Viện nhà Đông Hán. Mã Siêu từng làm việc ở dưới trướng của Trương Lỗ. Theo đó, Trương Lỗ cử Mã Siêu đưa quân vào Tây Xuyên để giao chiến với lực lượng Lưu Bị.Tại ải Hà Manh, Trương Phi và Mã Siêu đã có cuộc so tài bất phân thắng bại. Sau cùng, Gia Cát Lượng dùng mưu kế nên Mã Siêu đầu hàng Lưu Bị.Dù cùng làm việc cho một quân chủ nhưng Quan Vũ vẫn viết thư khiêu chiến Mã Siêu để so cao thấp. Tuy nhiên, Gia Cát Lượng đứng ra giảng hòa, khuyên giải 2 bên không nên giao đấu để tránh gây bất lợi cho nhà Thục Hán.Một mãnh tướng khác khiến Quan Vũ phải dè chừng đó là Điển Vi. Mãnh tướng này từng đầu quân cho Tào Tháo và có sức khỏe hơn người, khôi ngô tuấn tú, giỏi võ nghệ.Dù Quan Vũ và Điển Vi chưa từng giao đấu nhưng các chuyên gia nhận định nếu 2 bên so tài thì rất khó phân thắng bại. Nguyên do là bởi Điển Vi được đánh giá là tướng cận vệ mạnh nhất của Tào Tháo. Vì vậy, Quan Vũ rất khó để đánh bại Điển Vi khi tỉ thí võ nghệ.Hạ Hầu Đôn cũng là một mãnh tướng khiến Quan Vũ không thể nắm chắc phần thắng khi giao chiến. Nguyên nhân là bởi Hạ Hầu Đôn được sử sách mô tả là vị tướng thiện chiến, sức mạnh phi thường làm việc dưới trướng Tào Tháo. Ông thường đảm nhận vị trí dẫn đầu trong đội quân tiên phong.Khác với Điển Vi, Hạ Hầu Đôn từng giao đấu với Quan Vũ. Hai người đã giao đấu với nhau hơn 30 hiệp mà bất phân thắng bại. Điều này cho thấy 2 cao thủ này ngang tài ngang sức.Là vị tướng nổi tiếng cuối thời nhà Đông Hán, Lã Bố được xem là đối thủ mạnh nhất của Quan Vũ. Lã Bố được mệnh danh là "chiến thần" vang danh thiên hạ với thực lực võ nghệ luôn ở top đầu.Điều này được thể hiện rõ khi Lã Bố từng giao chiến liên tiếp với 3 anh em kết nghĩa Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi. Dù đối đầu với 3 nhân vật này nhưng Lã Bố không hề yếu thế. Kết quả trận chiến, Lã Bố không bị đánh bại và còn có thể thoát được vòng vây của kẻ địch.Mời độc giả xem video: Bộ phận tên lửa Trung Quốc suýt rơi trúng trường học. Nguồn: THDT.


"Võ thánh" Quan Vũ (còn gọi là Quan Công, Tự là Vân Trường) là một trong "ngũ hổ tướng" nổi tiếng thời Tam quốc. Ông là vị tướng anh dũng, thiện chiến và có võ nghệ cao cường. Không những vậy, ông hết mực trung thành với Lưu Bị của nhà Thục Hán.


Cùng xông pha nhiều trận mạc với võ tướng Quan Vũ là Thanh Long Yển Nguyệt Đao và và ngựa Xích Thố. Với 2 "bảo bối" này, mãnh tướng của Lưu Bị tiêu diệt được vô số kẻ địch.


Tuy nhiên, "hổ tướng" Quan Vũ không nắm chắc phần thắng khi so tài với 4 mãnh tướng là: Mã Siêu, Điển Vi, Hạ Hầu Đôn và Lã Bố. Trong đó, Mã Siêu, tự Mạnh Khởi, là một trong "ngũ hổ tướng" (4 người còn lại là: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân và Hoàng Trung).


Theo sử sách, Mã Siêu có võ nghệ cao cường, giỏi cưỡi ngựa và được cho là hậu duệ của tướng Mã Viện nhà Đông Hán. Mã Siêu từng làm việc ở dưới trướng của Trương Lỗ. Theo đó, Trương Lỗ cử Mã Siêu đưa quân vào Tây Xuyên để giao chiến với lực lượng Lưu Bị.


Tại ải Hà Manh, Trương Phi và Mã Siêu đã có cuộc so tài bất phân thắng bại. Sau cùng, Gia Cát Lượng dùng mưu kế nên Mã Siêu đầu hàng Lưu Bị.


Dù cùng làm việc cho một quân chủ nhưng Quan Vũ vẫn viết thư khiêu chiến Mã Siêu để so cao thấp. Tuy nhiên, Gia Cát Lượng đứng ra giảng hòa, khuyên giải 2 bên không nên giao đấu để tránh gây bất lợi cho nhà Thục Hán.


Một mãnh tướng khác khiến Quan Vũ phải dè chừng đó là Điển Vi. Mãnh tướng này từng đầu quân cho Tào Tháo và có sức khỏe hơn người, khôi ngô tuấn tú, giỏi võ nghệ.


Dù Quan Vũ và Điển Vi chưa từng giao đấu nhưng các chuyên gia nhận định nếu 2 bên so tài thì rất khó phân thắng bại. Nguyên do là bởi Điển Vi được đánh giá là tướng cận vệ mạnh nhất của Tào Tháo. Vì vậy, Quan Vũ rất khó để đánh bại Điển Vi khi tỉ thí võ nghệ.


Hạ Hầu Đôn cũng là một mãnh tướng khiến Quan Vũ không thể nắm chắc phần thắng khi giao chiến. Nguyên nhân là bởi Hạ Hầu Đôn được sử sách mô tả là vị tướng thiện chiến, sức mạnh phi thường làm việc dưới trướng Tào Tháo. Ông thường đảm nhận vị trí dẫn đầu trong đội quân tiên phong.


Khác với Điển Vi, Hạ Hầu Đôn từng giao đấu với Quan Vũ. Hai người đã giao đấu với nhau hơn 30 hiệp mà bất phân thắng bại. Điều này cho thấy 2 cao thủ này ngang tài ngang sức.


Là vị tướng nổi tiếng cuối thời nhà Đông Hán, Lã Bố được xem là đối thủ mạnh nhất của Quan Vũ. Lã Bố được mệnh danh là "chiến thần" vang danh thiên hạ với thực lực võ nghệ luôn ở top đầu.


Điều này được thể hiện rõ khi Lã Bố từng giao chiến liên tiếp với 3 anh em kết nghĩa Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi. Dù đối đầu với 3 nhân vật này nhưng Lã Bố không hề yếu thế. Kết quả trận chiến, Lã Bố không bị đánh bại và còn có thể thoát được vòng vây của kẻ địch.


Mời độc giả xem video: Bộ phận tên lửa Trung Quốc suýt rơi trúng trường học. Nguồn: THDT.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
 

Bình luận bằng Facebook

Top