“Cỗ máy tri thức” - Tính phi lý tạo nên khoa học hiện đại thế nào?

Khánh Linh

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
"Cỗ máy tri thức" là cuốn sách thay đổi hoàn toàn cách nhìn nhận của chúng ta về nguồn gốc và cấu trúc của khoa học: Vì sao khoa học lại quyền năng đến thế? Vì sao lại mất thời gian nhiều đến như vậy – hai nghìn năm sau khi triết học và toán học ra đời – thì nhân loại mới bắt đầu sử dụng khoa học để học hỏi và nghiên cứu những bí mật vũ trụ?

Trong tác phẩm dung hòa và pha trộn giữa khoa học, triết học, lịch sử này, nhà triết học hàng đầu Michael Strevens sẽ trả lời những câu hỏi đầy thách thức như trên. "Cỗ máy tri thức" chỉ ra rằng các phát kiến khoa học chỉ đến khi chúng ta chấp nhận những ý tưởng điên rồ, phá vỡ những luật lệ logic, khi đó sự đột phá mới xuất hiện.


"Cỗ máy tri thức" cũng cung cấp những bức chân dung vô cùng quyến rũ về một số nhân vật nổi tiếng vĩ đại nhất trong lịch sử khoa học.

Giống như các tác phẩm kinh điển như Logic khám phá khoa học của Karl Popper hay Cấu trúc của các cuộc cách mạng khoa học của Thomas Kuhn, "Cỗ máy tri thức" vật lộn với ý nghĩa và nguồn gốc của khoa học.

Cuốn sách sử dụng rất nhiều ví dụ lịch sử sống động để chứng minh rằng các nhà khoa học cố tình phớt lờ tôn giáo, vẻ đẹp lý thuyết, thậm chí cả triết học để nắm lấy một quy tắc lập luận chặt chẽ mà sự hẹp hòi của nó truyền năng lượng chưa từng có vào những quan sát và thử nghiệm thực nghiệm.

Strevens gọi quy tắc khoa học này là “quy tắc sắt của sự giải thích”, và tiết lộ cách thức mà quy tắc vượt qua những định kiến cá nhân để dẫn dắt nhân loại hướng tới những bí mật của tự nhiên một cách vững vàng. Lý do chính xác là vì quy tắc này gần gũi một cách phi lý.

"Cỗ máy tri thức" cũng cung cấp những bức chân dung vô cùng quyến rũ về một số nhân vật nổi tiếng vĩ đại nhất trong lịch sử khoa học, bao gồm Isaac Newton, kiến trúc sư trưởng của khoa học hiện đại và lý thuyết cơ bản về chuyển động và lực hấp dẫn; William Whewell, có lẽ là nhà khoa học-triết học vĩ đại nhất đầu thế kỷ XIX; và Murray Gell-Mann, người phát hiện ra hạt quark.

Ngày nay, Strevens lập luận, trước các mối đe dọa từ khí hậu thay đổi và các đại dịch toàn cầu, cỗ máy tri thức cần phải được bảo vệ khỏi các chính trị gia, lợi ích thương mại và thậm chí chính các nhà khoa học đang tìm cách làm suy yếu hoạt động tìm kiếm chân lý của khoa học.

Phong phú với những hình ảnh minh họa thú vị, "Cỗ máy tri thức" được viết theo phong cách dễ tiếp cận, trình bày các khái niệm đột phá, những tư tưởng tái cấu trúc lại phần lớn những gì chúng ta nghĩ rằng chúng ta đã biết về nguồn gốc của thế giới hiện đại.

Michael Strevens là Giáo sư Triết học của trường Đại học New York. Từ năm 2004, ông giảng dạy và nghiên cứu về bản chất của khoa học, các hệ thống phức tạp, tâm lí học triết học, vai trò của trực giác trong việc khám phá khoa học, bản chất của việc giải thích và sự hiểu biết, cùng nhiều đề tài khác.

Ông sinh ra và lớn lên ở New Zealand, lấy bằng Tiến sĩ Triết học tại Đại học Rutgers và có 25 năm kinh nghiệm giảng dạy ở Đại học bang Iowa và Đại học Standford. Michael Strevens đã được nhận Giải thưởng Guggenheim (được Quỹ tưởng niệm John Simon Guggenheim trao tặng hằng năm, bắt đầu từ năm 1925, cho những người “chứng minh năng lực đặc biệt trong sản xuất hoặc khả năng sáng tạo đặc biệt trong nghệ thuật”) vào năm 2017.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
 

Bình luận bằng Facebook

Top