"Duyên" với nghề
Mặc dù đã hẹn gặp trước, nhưng phải cố gắng lắm, cô Tô Thị Hương mới bớt chút được thời gian để tiếp chuyện cùng chúng tôi. Trong khoảng thời gian không dài, nhưng đã phải ngắt quãng đến vài lần, bởi các em khi thì la khóc, lúc lại quậy phá… cô kể cho chúng tôi cái “duyên” để đến với nghề đặc biệt này. Sau khi tốt nghiệp Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội), xin vào làm việc dạy kỹ năng sống cho học sinh tiểu học ở Hà Nội, dù công việc rất ổn định, nhưng như có điều gì thôi thúc cô phải tiếp tục học tập.
Năm 2014, Tô Thị Hương bảo vệ luận văn thạc sỹ với đề tài: “Vận dụng công tác xã hội nhóm nhằm nâng cao hiệu quả kỹ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ”, được hội đồng đánh giá đạt loại giỏi đã đưa cô đến với sự đam mê với nghề dạy trẻ đặc biệt này như một định mệnh. Với tấm bằng loại giỏi, cô được Trung tâm hỗ trợ Ánh Sao Mai Hà Nội tiếp nhận vào làm việc. Trải ngiệm thực tế càng giúp cô hiểu hơn công việc ít người lựa chọn này; nhất là mỗi khi về quê, cô thấy một số bạn có con mắc bệnh tự kỷ xuống thành phố Bắc Giang để học.
Quê hương chưa có cơ sở để trẻ mắc chứng tự kỷ học tập, cô quyết định trở về quê để mở lớp học dạy trẻ tự kỷ.
Ban đầu, cô chỉ nhận từ 2 đến 3 em; vừa để củng cố chuyên môn, vừa để rút kinh nghiệm. Tiếng lành đồn xa, nhiều phụ huynh ở các huyện lân cận cũng đến đặt vấn đề nhờ cô trợ giúp. Cô đã quyết định nhờ bố mẹ giúp đỡ về cơ sở vật chất, dành cả tầng 1 với diện tích gần 100 mét vuông để đầu tư trang thiết bị, ngăn phòng học để dạy trẻ, đồng thời làm đơn đề nghị xin UBND, Phòng GD&ĐT Tân Yên cấp phép thành lập “Cơ sở Trợ giúp trẻ đặc biệt Sao Mai”.
Phần thưởng là sự tiến bộ của trẻ
Để đáp ứng nhu cầu, Tô Thị Hương đã tìm thêm những người bạn cùng chuyên ngành và tâm huyết để đáp ứng nhu cầu học của trẻ, hiện cơ sở có 3 cô cùng tham gia trợ giúp trẻ. Kể từ khi nhận trợ giúp trẻ đặc biệt, đến nay đã có 19 em mắc chứng tự kỷ đến cơ sở để được trợ giúp, trong đó có 11 em học theo ca, còn lại học cả ngày và không những ở trên địa bàn huyện Tân Yên mà còn có cả các em ở các huyện lân cận như Yên Thế và Việt Yên được gia đình gửi đến trung tâm của cô theo học.
Cô chia sẻ, dạy trẻ mắc chứng tự kỷ khá phức tạp. Giáo viên cần có giáo án cụ thể, chi tiết về nội dung. Đặc biệt, mỗi giáo viên khi chăm sóc phải quan sát các cháu để hiểu rõ hơn sở thích của trẻ, hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của mỗi em từ đó để lựa chọn phương pháp cho phù hợp giúp trẻ cảm thấy thích thú với việc học.
Tô Thị Hương tâm sự, nhiều lúc cũng cảm thấy mệt mỏi và stress vì công việc đầy áp lực, đòi hỏi tinh thần vững vàng, sức khỏe, sự nhẫn nại… thế nhưng thay vào đó là niềm vui khi thấy chính những đứa trẻ tự kỷ được mình dạy dỗ dần tiến bộ. Nó như một động lực thôi thúc để vượt qua mọi rào cản, khó khăn, cho dù làm công việc này không có thành tích, cũng không có giấy khen hay các phần thưởng này nọ, ngoài phần thưởng lớn nhất là sự tiến bộ từng ngày của trẻ…
Cơ sở Trợ giúp trẻ đặc biệt Sao Mai tại thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên (Bắc Giang) được nhiều người dân nơi đây ví như “ngôi nhà, người mẹ thứ hai”, như “bà đỡ” của những đứa trẻ đặc biệt kém may mắn, bởi chính sự kiên nhẫn, nhiệt tình và trên cả là tình thương, lòng yêu nghề của cô giáo trẻ Tô Thị Hương.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
Mặc dù đã hẹn gặp trước, nhưng phải cố gắng lắm, cô Tô Thị Hương mới bớt chút được thời gian để tiếp chuyện cùng chúng tôi. Trong khoảng thời gian không dài, nhưng đã phải ngắt quãng đến vài lần, bởi các em khi thì la khóc, lúc lại quậy phá… cô kể cho chúng tôi cái “duyên” để đến với nghề đặc biệt này. Sau khi tốt nghiệp Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội), xin vào làm việc dạy kỹ năng sống cho học sinh tiểu học ở Hà Nội, dù công việc rất ổn định, nhưng như có điều gì thôi thúc cô phải tiếp tục học tập.
Năm 2014, Tô Thị Hương bảo vệ luận văn thạc sỹ với đề tài: “Vận dụng công tác xã hội nhóm nhằm nâng cao hiệu quả kỹ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ”, được hội đồng đánh giá đạt loại giỏi đã đưa cô đến với sự đam mê với nghề dạy trẻ đặc biệt này như một định mệnh. Với tấm bằng loại giỏi, cô được Trung tâm hỗ trợ Ánh Sao Mai Hà Nội tiếp nhận vào làm việc. Trải ngiệm thực tế càng giúp cô hiểu hơn công việc ít người lựa chọn này; nhất là mỗi khi về quê, cô thấy một số bạn có con mắc bệnh tự kỷ xuống thành phố Bắc Giang để học.
Quê hương chưa có cơ sở để trẻ mắc chứng tự kỷ học tập, cô quyết định trở về quê để mở lớp học dạy trẻ tự kỷ.
Ban đầu, cô chỉ nhận từ 2 đến 3 em; vừa để củng cố chuyên môn, vừa để rút kinh nghiệm. Tiếng lành đồn xa, nhiều phụ huynh ở các huyện lân cận cũng đến đặt vấn đề nhờ cô trợ giúp. Cô đã quyết định nhờ bố mẹ giúp đỡ về cơ sở vật chất, dành cả tầng 1 với diện tích gần 100 mét vuông để đầu tư trang thiết bị, ngăn phòng học để dạy trẻ, đồng thời làm đơn đề nghị xin UBND, Phòng GD&ĐT Tân Yên cấp phép thành lập “Cơ sở Trợ giúp trẻ đặc biệt Sao Mai”.
Phần thưởng là sự tiến bộ của trẻ
Để đáp ứng nhu cầu, Tô Thị Hương đã tìm thêm những người bạn cùng chuyên ngành và tâm huyết để đáp ứng nhu cầu học của trẻ, hiện cơ sở có 3 cô cùng tham gia trợ giúp trẻ. Kể từ khi nhận trợ giúp trẻ đặc biệt, đến nay đã có 19 em mắc chứng tự kỷ đến cơ sở để được trợ giúp, trong đó có 11 em học theo ca, còn lại học cả ngày và không những ở trên địa bàn huyện Tân Yên mà còn có cả các em ở các huyện lân cận như Yên Thế và Việt Yên được gia đình gửi đến trung tâm của cô theo học.
Cô chia sẻ, dạy trẻ mắc chứng tự kỷ khá phức tạp. Giáo viên cần có giáo án cụ thể, chi tiết về nội dung. Đặc biệt, mỗi giáo viên khi chăm sóc phải quan sát các cháu để hiểu rõ hơn sở thích của trẻ, hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của mỗi em từ đó để lựa chọn phương pháp cho phù hợp giúp trẻ cảm thấy thích thú với việc học.
Tô Thị Hương tâm sự, nhiều lúc cũng cảm thấy mệt mỏi và stress vì công việc đầy áp lực, đòi hỏi tinh thần vững vàng, sức khỏe, sự nhẫn nại… thế nhưng thay vào đó là niềm vui khi thấy chính những đứa trẻ tự kỷ được mình dạy dỗ dần tiến bộ. Nó như một động lực thôi thúc để vượt qua mọi rào cản, khó khăn, cho dù làm công việc này không có thành tích, cũng không có giấy khen hay các phần thưởng này nọ, ngoài phần thưởng lớn nhất là sự tiến bộ từng ngày của trẻ…
Cơ sở Trợ giúp trẻ đặc biệt Sao Mai tại thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên (Bắc Giang) được nhiều người dân nơi đây ví như “ngôi nhà, người mẹ thứ hai”, như “bà đỡ” của những đứa trẻ đặc biệt kém may mắn, bởi chính sự kiên nhẫn, nhiệt tình và trên cả là tình thương, lòng yêu nghề của cô giáo trẻ Tô Thị Hương.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại