Giờ đây khi đã ngoài 80 tuổi, bà đã lên chức cụ, chức bà nhưng những câu chuyện bà kể cho chúng tôi nghe, những bài thơ, bài văn bà đọc vẫn còn chan chứa tình yêu thương dành cho lũ học trò nhất quỷ nhì ma ngày nào, nói về bà chúng tôi, những đứa cháu nội, cháu ngoại luôn tự hào và yêu bà thật nhiều, nhưng đó cũng là cô giáo của biết bao thế hệ học sinh đã từng theo học tại xã Hợp Đức, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Đó là cô giáo Nguyễn Ngọc Lan, một con người bình dị mà tâm hồn cao quý.
Tiếp xúc dù chỉ một lần, hẳn ai ai cũng cảm nhận được sự giản dị, ân cần của cô giáo, nhưng có lẽ ít ai biết cô có một quá khứ rất huy hoàng. Cô của chúng ta từ nhỏ đã được biết đến như một người con ngoan ngoãn, thông minh, khuôn mặt xinh xắn, ưa nhìn.
Cô lớn lên trong cái nôi của một gia đình phong kiến có bác làm Chánh hội, bố làm phó lý. Thời gian này thực dân Pháp đang tích cực khai thác thuộc địa, chúng thực hiện chính sách ngu dân, không cho mở nhiều trường học. Nhưng cô vẫn được cho đi học đầy đủ, dù gặp vô vàn khó khăn.
Cuối tháng 12 năm 1953, cô tốt nghiệp sư phạm được phân về công tác tại Ty giáo dục tỉnh Bắc Giang. Về quê hương trong bối cảnh cả nước đang tập trung dồn sức cho chiến dịch Điện Biên.Bắc Giang đang thực hiện chính sách giảm tô, giai cấp nông dân đang rất phấn khởi và tích cực tham gia chiến dịch Điện Biên.
Tháng 6 năm 1954, chiến dich Điện Biên thắng lợi. Hội nghị Gieneve quyết định đình chiến ở Việt Nam. Vào những ngày nóng nực của tháng 6, Trưởng ty giáo dục Bắc Giang về thăm trường và dự lớp cô dạy. Họ rất khen về phương pháp dạy học và biểu dương cô: “Đây là 1 giáo viên có năng lực tốt về chuyên môn”.
Ngày mùng 1 tháng 10 năm 1954, nhà trường tổng kết năm học trong bầu không khí rất vui, bà hiệu trưởng trao quyết định bổ nhiệm của Ty giáo dục Bắc Giang cho cô về làm Hiệu Trưởng Trường Hợp Đức, xã Hợp Đức, huyện Yên Thế năm 1955. Một hành trình mới nhiều thử thách, nhiều khó hơn đối với một cô giáo trẻ, một cô giáo mà trong lòng còn ngổn ngang những lo âu.
Cuộc đời cô trải qua rất nhiều chức vụ, rất nhiều giai đoạn khó khăn từ lúc xây trường, ghép lớp, đào tạo học trò, đi kêu gọi nhân dân cho con em đi học, rồi đến lúc làm Phó Chủ tịch huyện, không chỉ lo con chữ mà giờ đây bà phải lo cả cơm ăn, áo mặc cho nhân dân.
Trong những năm làm “nghề” dạy học ở vùng quê nghèo khó này, cô luôn chia sẻ với nỗi khó khăn vất vả của nhân dân và học sinh. Trong mỗi cách cư xử, mỗi lời nói, mỗi cử chỉ của cô, mọi người luôn thấy lòng nhân hậu bình dị và cao cả.
Với đồng nghiệp, với học sinh, cô luôn nhìn bằng cái nhìn bao dung và chia sẻ, trong cương vị của một người quản lí nhà trường, mỗi quyết sách, cô đều nhìn từ cái nhìn nhân dân, thông cảm với nhân dân, trong cương vị là một vị lãnh đạo, quản lý chính quyền, cô còn cho chúng ta thấy cái sâu sắc, chín chắn và hiểu lòng dân.
Ngay cả khi đồng nghiệp của mình chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ, học sinh chưa ngoan, cô nghiêm khắc nhắc nhở nhưng nghiêm khắc mà không dễ dãi, nghiêm khắc mà vẫn có tâm, có tầm.
Điều này khiến cho mỗi người khi được công tác với cô vừa thấy được che chở vừa thấy được sự trưởng thành của mình. Và trong hành trang của mỗi cô, cậu học trò ấy chắc hẳn hạt giống nhân văn sẽ nảy mầm và bung nở hương nhụy cho cuộc sống.
Nhiều thế hệ học trò nay đã là lãnh đạo cao cấp của tỉnh, nhiều người đã công thành danh toại, con cháu đề huề, gia đình hạnh phúc, họ vẫn luôn nhớ về cô, một người cô bình dị mà tấm lòng cao cả, một người cô giỏi năng lực, chuyên môn, am hiểu tâm lý con người, một người cô có cái nhìn bao la rộng lớn.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
Tiếp xúc dù chỉ một lần, hẳn ai ai cũng cảm nhận được sự giản dị, ân cần của cô giáo, nhưng có lẽ ít ai biết cô có một quá khứ rất huy hoàng. Cô của chúng ta từ nhỏ đã được biết đến như một người con ngoan ngoãn, thông minh, khuôn mặt xinh xắn, ưa nhìn.
Cô lớn lên trong cái nôi của một gia đình phong kiến có bác làm Chánh hội, bố làm phó lý. Thời gian này thực dân Pháp đang tích cực khai thác thuộc địa, chúng thực hiện chính sách ngu dân, không cho mở nhiều trường học. Nhưng cô vẫn được cho đi học đầy đủ, dù gặp vô vàn khó khăn.
Cuối tháng 12 năm 1953, cô tốt nghiệp sư phạm được phân về công tác tại Ty giáo dục tỉnh Bắc Giang. Về quê hương trong bối cảnh cả nước đang tập trung dồn sức cho chiến dịch Điện Biên.Bắc Giang đang thực hiện chính sách giảm tô, giai cấp nông dân đang rất phấn khởi và tích cực tham gia chiến dịch Điện Biên.
Tháng 6 năm 1954, chiến dich Điện Biên thắng lợi. Hội nghị Gieneve quyết định đình chiến ở Việt Nam. Vào những ngày nóng nực của tháng 6, Trưởng ty giáo dục Bắc Giang về thăm trường và dự lớp cô dạy. Họ rất khen về phương pháp dạy học và biểu dương cô: “Đây là 1 giáo viên có năng lực tốt về chuyên môn”.
Ngày mùng 1 tháng 10 năm 1954, nhà trường tổng kết năm học trong bầu không khí rất vui, bà hiệu trưởng trao quyết định bổ nhiệm của Ty giáo dục Bắc Giang cho cô về làm Hiệu Trưởng Trường Hợp Đức, xã Hợp Đức, huyện Yên Thế năm 1955. Một hành trình mới nhiều thử thách, nhiều khó hơn đối với một cô giáo trẻ, một cô giáo mà trong lòng còn ngổn ngang những lo âu.
Cuộc đời cô trải qua rất nhiều chức vụ, rất nhiều giai đoạn khó khăn từ lúc xây trường, ghép lớp, đào tạo học trò, đi kêu gọi nhân dân cho con em đi học, rồi đến lúc làm Phó Chủ tịch huyện, không chỉ lo con chữ mà giờ đây bà phải lo cả cơm ăn, áo mặc cho nhân dân.
Trong những năm làm “nghề” dạy học ở vùng quê nghèo khó này, cô luôn chia sẻ với nỗi khó khăn vất vả của nhân dân và học sinh. Trong mỗi cách cư xử, mỗi lời nói, mỗi cử chỉ của cô, mọi người luôn thấy lòng nhân hậu bình dị và cao cả.
Với đồng nghiệp, với học sinh, cô luôn nhìn bằng cái nhìn bao dung và chia sẻ, trong cương vị của một người quản lí nhà trường, mỗi quyết sách, cô đều nhìn từ cái nhìn nhân dân, thông cảm với nhân dân, trong cương vị là một vị lãnh đạo, quản lý chính quyền, cô còn cho chúng ta thấy cái sâu sắc, chín chắn và hiểu lòng dân.
Ngay cả khi đồng nghiệp của mình chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ, học sinh chưa ngoan, cô nghiêm khắc nhắc nhở nhưng nghiêm khắc mà không dễ dãi, nghiêm khắc mà vẫn có tâm, có tầm.
Điều này khiến cho mỗi người khi được công tác với cô vừa thấy được che chở vừa thấy được sự trưởng thành của mình. Và trong hành trang của mỗi cô, cậu học trò ấy chắc hẳn hạt giống nhân văn sẽ nảy mầm và bung nở hương nhụy cho cuộc sống.
Nhiều thế hệ học trò nay đã là lãnh đạo cao cấp của tỉnh, nhiều người đã công thành danh toại, con cháu đề huề, gia đình hạnh phúc, họ vẫn luôn nhớ về cô, một người cô bình dị mà tấm lòng cao cả, một người cô giỏi năng lực, chuyên môn, am hiểu tâm lý con người, một người cô có cái nhìn bao la rộng lớn.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại