Hơn 20 năm gắn bó với nghề, cô Đinh Thanh Tú luôn gần gũi và thân thiện với học trò, thương yêu như con, nhiệt tình dạy dỗ, giúp đỡ những em gặp hoàn cảnh khó khăn. Với chuyên môn, cô có tinh thần và ý thức học hỏi, tự học và nghiên cứu; trăn trở làm sao để học sinh không thấy bị áp lực, căng thẳng thay vào đó là sự hào hứng chờ đón tiết học của các em.
Để làm được điều tâm huyết ấy, theo cô Tú, cần có sự thay đổi phương pháp giảng dạy. Thầy cô sẽ là những chuyên gia tổ chức, cố vấn, khuyến khích, động viên kích thích và phát huy tính tích cực của học sinh hơn là những chuyên gia truyền kiến thức; tự nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật công nghệ thông tin và ứng dụng thực tiễn vào trong bài giảng để cuốn hút sự đam mê của học trò.
Cô Tú cho biết, môn Sinh học giáo dục cho HS tình yêu thiên nhiên; tự hào với sự đa dạng và phong phú của tài nguyên sinh vật Việt Nam, đồng thời giáo dục các em trách nhiệm công dân trong việc giữ gìn, phát huy, bảo tồn sự đa dạng, phong phú của tài nguyên sinh vật trên Trái đất.
Tuy nhiên, đặc thù của môn Sinh học là môn khoa học tự nhiên khô cứng, lý thuyết nhiều, phần lớn học sinh ngại và sợ học. Vì thế, để nâng cao giờ dạy, cô luôn tìm tòi những thông tin, những ứng dụng thực tiễn, những thành tựu nổi bật được ứng dụng trong sinh học, y học, công nghệ tế bào... liên quan đến bài học hướng học sinh đến sự khám phá kiến thức và chinh phục thế giới sống.
Cô Tú tại hội thi giáo viên dạy giỏi.
Trong những bài học được giảng dạy trên lớp, thay vì các kênh chữ và sự đơn điệu chỉ có giáo viên diễn thuyết, cô đã có thể thiết kế bài giảng tạo nên giờ học hấp dẫn và sôi nổi như tạo những trò chơi: Rung chuông vàng, Giải đáp ô chữ, Hỏi xoáy, đáp xoay… Đặc biệt là khả năng chuyển tải những mảng kiến thức khô cứng chuyển hóa thành những đoạn kịch ngắn, những bài thơ vần cùng với sự diễn vai của học sinh tạo nên không khí giờ dạy sôi nổi và cuốn hút.
Để có được một bài giảng hay, hấp dẫn học trò, cô đã luôn tìm tòi những thí nghiệm sinh động minh họa cho bài giảng sao cho kiến thức các em thu nhận được có tính minh bạch, dễ nhớ lồng ghép vào trong bài dạy của mình. Trong quá trình giảng dạy cô cũng thường xuyên trao đổi chuyên môn và viết sáng kiến kinh nghiệm. Đề tài “Thiết kế và sử dụng Grap dạy học chương III: Sinh trưởng và phát triển - sinh học lớp 11” của cô được tổ chuyên môn đánh giá cao và có tính ứng dụng trong công tác giảng dạy.
Về công tác chuyên môn của tổ, cô luôn đóng góp những ý kiến quý báu về những phương pháp giảng dạy đối với những giáo án khó, trao đổi với đồng nghiệp để rút ra phương pháp dạy tối ưu và dễ hiểu và hiệu quả nhất. Bản thân cô luôn tích cực tham gia các hoạt động phong trào của trường lớp, tổ chức các buổi ngoại khóa theo chuyên đề của tổ. Trong công tác chủ nhiệm, cô luôn quan tâm đến đời sống, hoàn cảnh của các em học sinh, được học sinh yêu quý và kính trọng.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
Để làm được điều tâm huyết ấy, theo cô Tú, cần có sự thay đổi phương pháp giảng dạy. Thầy cô sẽ là những chuyên gia tổ chức, cố vấn, khuyến khích, động viên kích thích và phát huy tính tích cực của học sinh hơn là những chuyên gia truyền kiến thức; tự nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật công nghệ thông tin và ứng dụng thực tiễn vào trong bài giảng để cuốn hút sự đam mê của học trò.
Cô Tú cho biết, môn Sinh học giáo dục cho HS tình yêu thiên nhiên; tự hào với sự đa dạng và phong phú của tài nguyên sinh vật Việt Nam, đồng thời giáo dục các em trách nhiệm công dân trong việc giữ gìn, phát huy, bảo tồn sự đa dạng, phong phú của tài nguyên sinh vật trên Trái đất.
Tuy nhiên, đặc thù của môn Sinh học là môn khoa học tự nhiên khô cứng, lý thuyết nhiều, phần lớn học sinh ngại và sợ học. Vì thế, để nâng cao giờ dạy, cô luôn tìm tòi những thông tin, những ứng dụng thực tiễn, những thành tựu nổi bật được ứng dụng trong sinh học, y học, công nghệ tế bào... liên quan đến bài học hướng học sinh đến sự khám phá kiến thức và chinh phục thế giới sống.
Cô Tú tại hội thi giáo viên dạy giỏi.
Trong những bài học được giảng dạy trên lớp, thay vì các kênh chữ và sự đơn điệu chỉ có giáo viên diễn thuyết, cô đã có thể thiết kế bài giảng tạo nên giờ học hấp dẫn và sôi nổi như tạo những trò chơi: Rung chuông vàng, Giải đáp ô chữ, Hỏi xoáy, đáp xoay… Đặc biệt là khả năng chuyển tải những mảng kiến thức khô cứng chuyển hóa thành những đoạn kịch ngắn, những bài thơ vần cùng với sự diễn vai của học sinh tạo nên không khí giờ dạy sôi nổi và cuốn hút.
Để có được một bài giảng hay, hấp dẫn học trò, cô đã luôn tìm tòi những thí nghiệm sinh động minh họa cho bài giảng sao cho kiến thức các em thu nhận được có tính minh bạch, dễ nhớ lồng ghép vào trong bài dạy của mình. Trong quá trình giảng dạy cô cũng thường xuyên trao đổi chuyên môn và viết sáng kiến kinh nghiệm. Đề tài “Thiết kế và sử dụng Grap dạy học chương III: Sinh trưởng và phát triển - sinh học lớp 11” của cô được tổ chuyên môn đánh giá cao và có tính ứng dụng trong công tác giảng dạy.
Về công tác chuyên môn của tổ, cô luôn đóng góp những ý kiến quý báu về những phương pháp giảng dạy đối với những giáo án khó, trao đổi với đồng nghiệp để rút ra phương pháp dạy tối ưu và dễ hiểu và hiệu quả nhất. Bản thân cô luôn tích cực tham gia các hoạt động phong trào của trường lớp, tổ chức các buổi ngoại khóa theo chuyên đề của tổ. Trong công tác chủ nhiệm, cô luôn quan tâm đến đời sống, hoàn cảnh của các em học sinh, được học sinh yêu quý và kính trọng.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại