Vụ va chạm đã giải đáp được thắc mắc của các nhà khoa học về sự hình thành lỗ đen và giúp họ có được những hình ảnh đầu tiên về sự kiện này
Hôm qua các nhà khoa học thuộc cơ quan hàng không Mỹ NASA đã thông báo một tin khá thú vị: vệ tinh của họ đã chụp được hình ảnh ra đời của một lỗ đen.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà khoa học có được những bức ảnh quý giá này. Ông Neil Gehrels, nhà khoa học đứng đầu nhiệm vụ Swift cho biết trạm quan sát quỹ đạo Swifr đã phát hiện được những tia gamma phát ra từ một vụ đụng độ giữa 2 ngôi sao nơtron nặng và đã kịp thời quay các kính thiên văn về phía này.
Ông Gehrels phát biểu:" Những chùm tia gamma khổng lồ đã được thấy dọc suốt vũ trụ". Được biết, vệ tinh đã phát hiện được các tia X nhưng những tia sáng nhìn thấy được lại quá yếu do đó vệ tinh đã "bó tay". Tuy nhiên các dữ liệu truyền về đài thiên văn đã giúp nhìn thấy được cảnh tượng hồng hoang sau vụ va chạm.
Các nhà thiên văn học đã đưa ra lý thuyết rằng một vụ va chạm hoặc vụ sụp đổ của một ngôi sao khổng lồ là nguyên nhân tạo ra một lỗ đen (nặng đến nỗi mà ánh sáng không thể thoát ra khỏi chúng) và do đó năng lượng trọng lực kết quả đã phát ra những tia gamma xuyên không và thời gian.
Vụ va chạm này đã trùng khớp với những lý thuyết trước đây của các nhà khoa học. Ông Gehrels nói:" Vụ va chạm này đã giúp giải được bài toán đi theo chúng tôi suốt 30 năm nay".
KINH LUÂN (Theo AP
Hôm qua các nhà khoa học thuộc cơ quan hàng không Mỹ NASA đã thông báo một tin khá thú vị: vệ tinh của họ đã chụp được hình ảnh ra đời của một lỗ đen.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà khoa học có được những bức ảnh quý giá này. Ông Neil Gehrels, nhà khoa học đứng đầu nhiệm vụ Swift cho biết trạm quan sát quỹ đạo Swifr đã phát hiện được những tia gamma phát ra từ một vụ đụng độ giữa 2 ngôi sao nơtron nặng và đã kịp thời quay các kính thiên văn về phía này.
Ông Gehrels phát biểu:" Những chùm tia gamma khổng lồ đã được thấy dọc suốt vũ trụ". Được biết, vệ tinh đã phát hiện được các tia X nhưng những tia sáng nhìn thấy được lại quá yếu do đó vệ tinh đã "bó tay". Tuy nhiên các dữ liệu truyền về đài thiên văn đã giúp nhìn thấy được cảnh tượng hồng hoang sau vụ va chạm.
Các nhà thiên văn học đã đưa ra lý thuyết rằng một vụ va chạm hoặc vụ sụp đổ của một ngôi sao khổng lồ là nguyên nhân tạo ra một lỗ đen (nặng đến nỗi mà ánh sáng không thể thoát ra khỏi chúng) và do đó năng lượng trọng lực kết quả đã phát ra những tia gamma xuyên không và thời gian.
Vụ va chạm này đã trùng khớp với những lý thuyết trước đây của các nhà khoa học. Ông Gehrels nói:" Vụ va chạm này đã giúp giải được bài toán đi theo chúng tôi suốt 30 năm nay".
KINH LUÂN (Theo AP