Thời nay chúng ta quá hiểu dấu vân tay có vai trò thế nào. Xác suất trùng vân tay của mỗi người chỉ khoảng 1/15 tỷ. Vậy nên người ta quan niệm vân tay là thẻ minh chứng thân phận của một người.
Nếu xem các bộ phim cổ trang bạn sẽ thấy khi phải ký vào các loại giấy tờ người ta sẽ dùng dấu vân tay. Trên thực tế từ hàng nghìn năm trước người Trung Quốc cổ đại đã thành thạo “kỹ năng nhận dạng dấu vân tay” nhưng với một cách thức khác hiện tại.
Sử dụng dấu vân tay thay cho chữ viết
Vào thời phong kiến, tỷ lệ người mỳ chữ là rất cao. Nhiều người thậm chí còn không biết cách viết tên mình. Ban đầu, người ta sử dụng hình vẽ làm công cụ định dạng danh tính. Mọi người sẽ được yêu cầu vẽ hình tròn hoặc chữ thập. Sau này, người ta nhận ra mọi người đều vẽ chữ thập và hình tròn giống nhau nên không thể phân biệt và xác định được hình vẽ này là của ai.
Để tránh trường hợp không phân biệt được người ta sử dụng dấu vân tay để nhận dạng danh tính bởi dấu vân tay là đặc điểm cố hữu của con người.
Dùng để đối chiếu
Sau khi ấn tay vào tờ giấy, những đường vân sẽ in lại trên tờ giấy đó. Khi cần, người ta chỉ cần lấy dấu vân tay thêm một lần nữa và đối chiếu với cái trước đó.
Vì dấu vân tay là thứ không thể làm giả nên người xưa rất tin vào nó. Khi chưa có công nghệ hiện đại, dấu vân tay chỉ được nhận biết đơn giản bằng mắt thường bởi đội ngũ kỹ thuật chuyên nhận dạng dấu vân tay. Tuy nhiên, do các đường vân tay quá mịn, khó phân biệt nên người xưa đã ghi lại các đặc điểm của vân tay, điểm trung tâm hoặc điểm phân đôi và sử dụng những điểm khác biệt này để nhận biết đâu là dấu vân tay của tội phạm. Tuy rằng kỹ thuật này còn thô sơ, nhưng xét từ kết quả giám định thì đây vẫn là phương pháp cho kết quả chính xác nhất.
Dùng để bảo mật thông tin
Thời xưa, các dữ liệu bí mật thường được viết trên các phiến tre. Sau khi viết xong, chúng sẽ được cuộn lại và niêm phong bằng đất thó có ấn dấu vân tay của người thảo. Nếu có bất cứ ai trộm, chắc chắn dấu vân tay đó sẽ bị hỏng. Lúc đó, kẻ xem trộm sẽ phải làm một dấu ấn vân tay khác để giả mạo.
Tuy nhiên, vì vân tay mỗi người đều khác nhau, cho nên nếu tinh ý sẽ nhận ra sự không bình thường.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
Nếu xem các bộ phim cổ trang bạn sẽ thấy khi phải ký vào các loại giấy tờ người ta sẽ dùng dấu vân tay. Trên thực tế từ hàng nghìn năm trước người Trung Quốc cổ đại đã thành thạo “kỹ năng nhận dạng dấu vân tay” nhưng với một cách thức khác hiện tại.
Sử dụng dấu vân tay thay cho chữ viết
Vào thời phong kiến, tỷ lệ người mỳ chữ là rất cao. Nhiều người thậm chí còn không biết cách viết tên mình. Ban đầu, người ta sử dụng hình vẽ làm công cụ định dạng danh tính. Mọi người sẽ được yêu cầu vẽ hình tròn hoặc chữ thập. Sau này, người ta nhận ra mọi người đều vẽ chữ thập và hình tròn giống nhau nên không thể phân biệt và xác định được hình vẽ này là của ai.
Để tránh trường hợp không phân biệt được người ta sử dụng dấu vân tay để nhận dạng danh tính bởi dấu vân tay là đặc điểm cố hữu của con người.
Dùng để đối chiếu
Sau khi ấn tay vào tờ giấy, những đường vân sẽ in lại trên tờ giấy đó. Khi cần, người ta chỉ cần lấy dấu vân tay thêm một lần nữa và đối chiếu với cái trước đó.
Vì dấu vân tay là thứ không thể làm giả nên người xưa rất tin vào nó. Khi chưa có công nghệ hiện đại, dấu vân tay chỉ được nhận biết đơn giản bằng mắt thường bởi đội ngũ kỹ thuật chuyên nhận dạng dấu vân tay. Tuy nhiên, do các đường vân tay quá mịn, khó phân biệt nên người xưa đã ghi lại các đặc điểm của vân tay, điểm trung tâm hoặc điểm phân đôi và sử dụng những điểm khác biệt này để nhận biết đâu là dấu vân tay của tội phạm. Tuy rằng kỹ thuật này còn thô sơ, nhưng xét từ kết quả giám định thì đây vẫn là phương pháp cho kết quả chính xác nhất.
Dùng để bảo mật thông tin
Thời xưa, các dữ liệu bí mật thường được viết trên các phiến tre. Sau khi viết xong, chúng sẽ được cuộn lại và niêm phong bằng đất thó có ấn dấu vân tay của người thảo. Nếu có bất cứ ai trộm, chắc chắn dấu vân tay đó sẽ bị hỏng. Lúc đó, kẻ xem trộm sẽ phải làm một dấu ấn vân tay khác để giả mạo.
Tuy nhiên, vì vân tay mỗi người đều khác nhau, cho nên nếu tinh ý sẽ nhận ra sự không bình thường.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức