Đề xuất “Chữ Việt Nam song song 4.0” ngay từ khi được Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa, Thế thao và Du lịch cấp bản quyền đã gây ra nhiều phản ứng trái chiều. Xung quanh câu chuyện này, có ý kiến cho rằng, từ nay Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nên cân nhắc về việc cấp giấy chứng nhận bản quyền cho các tác phẩm, kiểu như “Chữ Việt Nam song song 4.0”.
Tác giả Kiều Trường Lâm và bài thơ Mưa xuân viết theo cái gọi là “Chữ Việt Nam song song 4.0”.
Nhìn lại lịch sử khoảng 100 năm qua, đã có rất nhiều ý kiến bàn về việc thay đổi, cải cách chữ viết, từ các học giả tên tuổi, những nhà chuyên môn/nhà nghiên cứu, cho đến những người làm công tác giảng dạy, những người thuộc các ngành nghề/lĩnh vực khác nhau nhưng đều có chung mối quan tâm về chữ quốc ngữ.
Thiện ý của tất cả những người muốn cải tiến chữ quốc ngữ là điều đáng ghi nhận, song việc thay đổi chữ quốc ngữ, dù là một chi tiết rất nhỏ, hóa ra không hề đơn giản. Khi làn sóng chỉ trích, phản đối về bộ chữ quốc ngữ cải tiến của PGS Bùi Hiền vừa tạm lắng xuống, thì đề xuất của hai tác giả Kiều Trường Lâm – Trần Tư Bình về “Chữ Việt Nam song song 4.0” lập tức làm dậy sóng dư luận.
GS.TS Nguyễn Văn Hiệp, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học.
Chữ viết, không đơn giản chỉ là bộ công cụ ghi lại tiếng nói, ngôn ngữ của một dân tộc, mà nó còn mang trong đó cả văn hóa, tình cảm của người sử dụng, tính truyền thống của dân tộc, vốn đã đi vào thế ổn định từ bao lâu nay. Việc thay đổi chữ viết trong một xã hội hiện đại sẽ không tránh khỏi những đứt gẫy về văn hóa cũng như những xáo trộn vô cùng lớn.
Tiến sĩ ngôn ngữ Hoàng Cao Cương, nguyên cán bộ của Viện Ngôn ngữ học cho rằng: “Bộ chữ này không phản ánh đầy đủ các đặc điểm ngữ âm của tiếng Việt, nó chủ yếu hướng đến việc viết nhanh, gõ nhanh mà thôi. Nó không có giá trị ngôn ngữ học trong việc dùng để ký âm tiếng Việt. Nếu sử dụng bộ chữ này trên phạm vi toàn quốc thì càng nguy hiểm bởi sẽ làm lãng phí toàn bộ tài nguyên chữ quốc ngữ từ trước đến giờ. Bộ chữ này chỉ nên xem là một phong cách cá nhân về viết chữ mà thôi”.
Tiến sĩ ngôn ngữ Hoàng Cao Cương.
Nếu chỉ dừng lại ở việc quan niệm “Chữ Việt Nam song song 4.0” như một bộ gõ để từ đó tạo ra sản phẩm cuối cùng là chữ quốc ngữ, tương đương với bộ gõ Telex hiện nay, thì chắc rằng hai tác giả Kiều Trường Lâm và Trần Tư Bình sẽ không bị phản đối quá nhiều.
Nhưng rắc rối ở chỗ, hai tác giả lại muốn để bộ chữ của mình thâm nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống xã hội, hướng tới việc cho học sinh, sinh viên sử dụng bộ chữ này để ghi chép trong môi trường học đường cũng như càng nhiều tầng lớp nhân dân đón nhận thì càng tốt.
GS.TS Nguyễn Văn Hiệp, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học đã thể hiện rõ quan điểm của mình, ông coi ý định của hai tác giả mãi mãi chỉ là một ảo tưởng: “Việc cải cách chữ viết nó không chỉ là vấn đề chuyên môn thuần túy mà nó đã động đến toàn bộ thực tiễn xã hội. Và để thay đổi chữ viết là điều không nên, học giả nổi tiếng Léopold Cadière đã khẳng định điều này từ năm 1902 trong một hội thảo về chữ quốc ngữ.
Kỹ sư công nghệ thông tin Đặng Minh Tuấn.
Cải cách chữ viết cũng có nghĩa là vô hiệu hóa toàn bộ nền thư tịch trước đó của một quốc gia, không lẽ 90 triệu người dân phải đi học lại cách viết chữ quốc ngữ cũng như thay đổi toàn bộ các loại văn bản trong xã hội. Điều này là bất khả”
Chúng tôi đã có cuộc gặp gỡ, trao đổi với kỹ sư công nghệ thông tin Đặng Minh Tuấn, tác giả của bộ chữ Vietkey, người có nhiều năm nghiên cứu việc thể hiện chữ quốc ngữ trên máy tính.
Ông đã chỉ rõ những bất cập của bộ “Chữ Việt Nam song song 4.0”này. Theo đó, tác phẩm của hai tác giả Kiều Trường Lâm và Trần Tư Bình vừa không tuân thủ các quy tắc ngữ âm/âm vị học của tiếng Việt, lại vừa không tuân thủ những quy tắc cơ bản của công nghệ thông tin. Cụ thể, bộ chữ của hai tác giả đã phá vỡ quy tắc về tính đơn trị trong công nghệ thông tin, tức là một ký mã không nằm trong thế tương ứng 1 – 1. Nếu như người sử dụng chữ quốc ngữ bằng bộ gõ Telex chỉ cần nhớ 8 quy tắc (5 quy tắc cho dấu thanh, 3 quy tắc cho các dấu mũ, trăng và các chữ như “đ”, “ê”) thì người sử dụng “chữ Việt Nam song song 4.0” sẽ phải bắt buộc nhớ tới 52 quy tắc vô cùng rắc rối.
Cục bản quyền thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch từ nay cũng nên cân nhắc thêm về việc cấp giấy chứng nhận bản quyền cho các tác phẩm kiểu như thế này.
Việc cải tiến chữ quốc ngữ bằng “Chữ Việt Nam song song 4.0”, nếu được đưa vào sử dụng sẽ là một thảm họa, bởi sự tốn kém thời gian, công sức và tiền bạc cho toàn bộ xã hội.
Ông Đặng Minh Tuấn cho biết thêm, việc thay đổi bộ mã để gõ chữ cho thống nhất theo các nguyên tắc quốc tế mà ông và các cộng sự cùng thực hiện, cũng đã phải mất đến 10 năm mới được mọi người chấp nhận và sử dụng như hiện nay, thì không bao giờ bộ chữ của hai tác giả Kiều Trường Lâm và Trần Tư Bình lại dễ dàng được đông đảo người dùng sẵn sàng lựa chọn như hai tác giả lầm tưởng.
Cuối cùng, ông Đặng Minh Tuấn khẳng định: “Theo tôi, thực ra đây chưa phải là bộ chữ, không đủ tiêu chuẩn để gọi là một bộ chữ mà đơn thuần chỉ là một phương pháp để gõ tắt mà thôi”.
Thiết nghĩ, việc Cục bản quyền thuộc Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch từ nay cũng nên cân nhắc thêm về việc cấp giấy chứng nhận bản quyền cho các tác phẩm. Dù đa số mọi người đều hiểu, cấp giấy chứng nhận bản quyền không có nghĩa là khẳng định giá trị khoa học của tác phẩm ấy, nhưng đối với những trường hợp xa rời thực tiễn xã hội như “Chữ Việt Nam song song 4.0” của hai tác giả Kiều Trường Lâm và Trần Tư Bình, việc cấp giấy chứng nhận như thế dễ tạo ra sự phản cảm, mang đến cảm giác dễ dãi bởi bất cứ thứ gì cũng có thể được cấp bản quyền.
Hơn thế nữa, việc cấp bản quyền cho những sản phẩm như bộ chữ này còn ít nhiều gây hoang mang trong xã hội, làm mất thời gian của các cơ quan, tổ chức, cá nhân khi bất đắc dĩ phải vào cuộc để có thêm những giải thích thấu đáo cho cộng đồng./.
Theo vov.vn
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
Tác giả Kiều Trường Lâm và bài thơ Mưa xuân viết theo cái gọi là “Chữ Việt Nam song song 4.0”.
Nhìn lại lịch sử khoảng 100 năm qua, đã có rất nhiều ý kiến bàn về việc thay đổi, cải cách chữ viết, từ các học giả tên tuổi, những nhà chuyên môn/nhà nghiên cứu, cho đến những người làm công tác giảng dạy, những người thuộc các ngành nghề/lĩnh vực khác nhau nhưng đều có chung mối quan tâm về chữ quốc ngữ.
Thiện ý của tất cả những người muốn cải tiến chữ quốc ngữ là điều đáng ghi nhận, song việc thay đổi chữ quốc ngữ, dù là một chi tiết rất nhỏ, hóa ra không hề đơn giản. Khi làn sóng chỉ trích, phản đối về bộ chữ quốc ngữ cải tiến của PGS Bùi Hiền vừa tạm lắng xuống, thì đề xuất của hai tác giả Kiều Trường Lâm – Trần Tư Bình về “Chữ Việt Nam song song 4.0” lập tức làm dậy sóng dư luận.
GS.TS Nguyễn Văn Hiệp, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học.
Chữ viết, không đơn giản chỉ là bộ công cụ ghi lại tiếng nói, ngôn ngữ của một dân tộc, mà nó còn mang trong đó cả văn hóa, tình cảm của người sử dụng, tính truyền thống của dân tộc, vốn đã đi vào thế ổn định từ bao lâu nay. Việc thay đổi chữ viết trong một xã hội hiện đại sẽ không tránh khỏi những đứt gẫy về văn hóa cũng như những xáo trộn vô cùng lớn.
Tiến sĩ ngôn ngữ Hoàng Cao Cương, nguyên cán bộ của Viện Ngôn ngữ học cho rằng: “Bộ chữ này không phản ánh đầy đủ các đặc điểm ngữ âm của tiếng Việt, nó chủ yếu hướng đến việc viết nhanh, gõ nhanh mà thôi. Nó không có giá trị ngôn ngữ học trong việc dùng để ký âm tiếng Việt. Nếu sử dụng bộ chữ này trên phạm vi toàn quốc thì càng nguy hiểm bởi sẽ làm lãng phí toàn bộ tài nguyên chữ quốc ngữ từ trước đến giờ. Bộ chữ này chỉ nên xem là một phong cách cá nhân về viết chữ mà thôi”.
Tiến sĩ ngôn ngữ Hoàng Cao Cương.
Nếu chỉ dừng lại ở việc quan niệm “Chữ Việt Nam song song 4.0” như một bộ gõ để từ đó tạo ra sản phẩm cuối cùng là chữ quốc ngữ, tương đương với bộ gõ Telex hiện nay, thì chắc rằng hai tác giả Kiều Trường Lâm và Trần Tư Bình sẽ không bị phản đối quá nhiều.
Nhưng rắc rối ở chỗ, hai tác giả lại muốn để bộ chữ của mình thâm nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống xã hội, hướng tới việc cho học sinh, sinh viên sử dụng bộ chữ này để ghi chép trong môi trường học đường cũng như càng nhiều tầng lớp nhân dân đón nhận thì càng tốt.
GS.TS Nguyễn Văn Hiệp, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học đã thể hiện rõ quan điểm của mình, ông coi ý định của hai tác giả mãi mãi chỉ là một ảo tưởng: “Việc cải cách chữ viết nó không chỉ là vấn đề chuyên môn thuần túy mà nó đã động đến toàn bộ thực tiễn xã hội. Và để thay đổi chữ viết là điều không nên, học giả nổi tiếng Léopold Cadière đã khẳng định điều này từ năm 1902 trong một hội thảo về chữ quốc ngữ.
Kỹ sư công nghệ thông tin Đặng Minh Tuấn.
Cải cách chữ viết cũng có nghĩa là vô hiệu hóa toàn bộ nền thư tịch trước đó của một quốc gia, không lẽ 90 triệu người dân phải đi học lại cách viết chữ quốc ngữ cũng như thay đổi toàn bộ các loại văn bản trong xã hội. Điều này là bất khả”
Chúng tôi đã có cuộc gặp gỡ, trao đổi với kỹ sư công nghệ thông tin Đặng Minh Tuấn, tác giả của bộ chữ Vietkey, người có nhiều năm nghiên cứu việc thể hiện chữ quốc ngữ trên máy tính.
Ông đã chỉ rõ những bất cập của bộ “Chữ Việt Nam song song 4.0”này. Theo đó, tác phẩm của hai tác giả Kiều Trường Lâm và Trần Tư Bình vừa không tuân thủ các quy tắc ngữ âm/âm vị học của tiếng Việt, lại vừa không tuân thủ những quy tắc cơ bản của công nghệ thông tin. Cụ thể, bộ chữ của hai tác giả đã phá vỡ quy tắc về tính đơn trị trong công nghệ thông tin, tức là một ký mã không nằm trong thế tương ứng 1 – 1. Nếu như người sử dụng chữ quốc ngữ bằng bộ gõ Telex chỉ cần nhớ 8 quy tắc (5 quy tắc cho dấu thanh, 3 quy tắc cho các dấu mũ, trăng và các chữ như “đ”, “ê”) thì người sử dụng “chữ Việt Nam song song 4.0” sẽ phải bắt buộc nhớ tới 52 quy tắc vô cùng rắc rối.
Cục bản quyền thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch từ nay cũng nên cân nhắc thêm về việc cấp giấy chứng nhận bản quyền cho các tác phẩm kiểu như thế này.
Việc cải tiến chữ quốc ngữ bằng “Chữ Việt Nam song song 4.0”, nếu được đưa vào sử dụng sẽ là một thảm họa, bởi sự tốn kém thời gian, công sức và tiền bạc cho toàn bộ xã hội.
Ông Đặng Minh Tuấn cho biết thêm, việc thay đổi bộ mã để gõ chữ cho thống nhất theo các nguyên tắc quốc tế mà ông và các cộng sự cùng thực hiện, cũng đã phải mất đến 10 năm mới được mọi người chấp nhận và sử dụng như hiện nay, thì không bao giờ bộ chữ của hai tác giả Kiều Trường Lâm và Trần Tư Bình lại dễ dàng được đông đảo người dùng sẵn sàng lựa chọn như hai tác giả lầm tưởng.
Cuối cùng, ông Đặng Minh Tuấn khẳng định: “Theo tôi, thực ra đây chưa phải là bộ chữ, không đủ tiêu chuẩn để gọi là một bộ chữ mà đơn thuần chỉ là một phương pháp để gõ tắt mà thôi”.
Thiết nghĩ, việc Cục bản quyền thuộc Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch từ nay cũng nên cân nhắc thêm về việc cấp giấy chứng nhận bản quyền cho các tác phẩm. Dù đa số mọi người đều hiểu, cấp giấy chứng nhận bản quyền không có nghĩa là khẳng định giá trị khoa học của tác phẩm ấy, nhưng đối với những trường hợp xa rời thực tiễn xã hội như “Chữ Việt Nam song song 4.0” của hai tác giả Kiều Trường Lâm và Trần Tư Bình, việc cấp giấy chứng nhận như thế dễ tạo ra sự phản cảm, mang đến cảm giác dễ dãi bởi bất cứ thứ gì cũng có thể được cấp bản quyền.
Hơn thế nữa, việc cấp bản quyền cho những sản phẩm như bộ chữ này còn ít nhiều gây hoang mang trong xã hội, làm mất thời gian của các cơ quan, tổ chức, cá nhân khi bất đắc dĩ phải vào cuộc để có thêm những giải thích thấu đáo cho cộng đồng./.
Theo vov.vn
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại