Chiêu trục lợi của nha dịch áp giải tù nhân ở TQ thời xưa

Khánh Linh

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Ở Trung Quốc thời phong kiến, không ít tù nhân phạm tội nghiêm trọng bị kết an lưu đày tới một số địa phương hoặc vùng biên ải xa xôi. Binh lính, nha dịch áp giải tù nhân trên đường đi.Trên suốt đường đi lưu đày, tù nhân sẽ phải đeo gồng xiềng ở cổ và chân để không thể bỏ trốn.Thêm nữa, nha dịch phụ trách giám sát, quản lý cuộc sống sinh hoạt của phạm nhân. Do là phạm nhân cộng thêm việc đường xá xa xôi nên tù nhân đi lưu đày không hề có cuộc sống dễ chịu.Để có thể có cuộc sống tốt hơn trên đường đi lưu đày, một số phạm nhân xuất thân trong gia đình giàu có, quý tộc thường hối lộ nha dịch một khoản tiền lớn.Tù nhân và gia đình phạm nhân hối lộ nha dịch với hy vọng sẽ được họ chăm lo cho việc ăn uống, ngủ nghỉ tốt hơn so với những tù nhân xuất thân nghèo khổ.Thêm nữa, việc hối lộ nha dịch sẽ giúp phạm nhân tránh bị đánh đập, bạo hành. Khi đã nhận được tiền hối lộ, nha dịch, binh lính sẽ đối xử với tù nhân tốt hơn cũng như đảm bảo họ đến nơi lưu đày bình an.Nhờ vậy, nha dịch thường kiếm được những khoản tiền không nhỏ khi áp giải các tù nhân có gia đình khá giả.Một số trường hợp nha dịch được người có quyền thế hối lộ để đánh đập, hành hạ, thậm chí là giết chết phạm nhân vì có tư thù với họ. Việc tù nhân chết trên đường lưu đày không phải là hiếm gặp. Nha dịch có thể khiến tù nhân mất mạng theo yêu cầu của người hối lộ và báo cáo lên quan phủ rằng phạm nhân chết vì bệnh tật hay tai nạn.Thêm nữa, một số nha dịch còn lợi dụng nữ tù nhân có đôi chút nhan sắc bị đi lưu đày tới nơi xa xôi để dở trò đồi bại. Do thân mang tội, không có khả năng phòng vệ nên các phạm nhân nữ dễ bị nha dịch xâm hại cơ thể.Dù có phản kháng hay tố cáo nha dịch với quan trên thì lời nói của các nữ tù nhân cũng không có tác dụng bởi những kẻ áp giải thường thông đồng với nhau, thậm chí là hối lộ cấp trên để không bị vạch tội. Vì vậy, nha dịch áp giải tù nhân đến nơi lưu đày nhận được nhiều lợi ích cho bản thân trong quá trình làm việc cho quan phủ. Mời độc giả xem video: Mỹ và Trung Quốc căng thẳng trong cuộc đối thoại cấp cao. Nguồn: VTV24.


Ở Trung Quốc thời phong kiến, không ít tù nhân phạm tội nghiêm trọng bị kết an lưu đày tới một số địa phương hoặc vùng biên ải xa xôi. Binh lính, nha dịch áp giải tù nhân trên đường đi.


Trên suốt đường đi lưu đày, tù nhân sẽ phải đeo gồng xiềng ở cổ và chân để không thể bỏ trốn.


Thêm nữa, nha dịch phụ trách giám sát, quản lý cuộc sống sinh hoạt của phạm nhân. Do là phạm nhân cộng thêm việc đường xá xa xôi nên tù nhân đi lưu đày không hề có cuộc sống dễ chịu.


Để có thể có cuộc sống tốt hơn trên đường đi lưu đày, một số phạm nhân xuất thân trong gia đình giàu có, quý tộc thường hối lộ nha dịch một khoản tiền lớn.


Tù nhân và gia đình phạm nhân hối lộ nha dịch với hy vọng sẽ được họ chăm lo cho việc ăn uống, ngủ nghỉ tốt hơn so với những tù nhân xuất thân nghèo khổ.


Thêm nữa, việc hối lộ nha dịch sẽ giúp phạm nhân tránh bị đánh đập, bạo hành. Khi đã nhận được tiền hối lộ, nha dịch, binh lính sẽ đối xử với tù nhân tốt hơn cũng như đảm bảo họ đến nơi lưu đày bình an.


Nhờ vậy, nha dịch thường kiếm được những khoản tiền không nhỏ khi áp giải các tù nhân có gia đình khá giả.


Một số trường hợp nha dịch được người có quyền thế hối lộ để đánh đập, hành hạ, thậm chí là giết chết phạm nhân vì có tư thù với họ. Việc tù nhân chết trên đường lưu đày không phải là hiếm gặp. Nha dịch có thể khiến tù nhân mất mạng theo yêu cầu của người hối lộ và báo cáo lên quan phủ rằng phạm nhân chết vì bệnh tật hay tai nạn.


Thêm nữa, một số nha dịch còn lợi dụng nữ tù nhân có đôi chút nhan sắc bị đi lưu đày tới nơi xa xôi để dở trò đồi bại. Do thân mang tội, không có khả năng phòng vệ nên các phạm nhân nữ dễ bị nha dịch xâm hại cơ thể.


Dù có phản kháng hay tố cáo nha dịch với quan trên thì lời nói của các nữ tù nhân cũng không có tác dụng bởi những kẻ áp giải thường thông đồng với nhau, thậm chí là hối lộ cấp trên để không bị vạch tội. Vì vậy, nha dịch áp giải tù nhân đến nơi lưu đày nhận được nhiều lợi ích cho bản thân trong quá trình làm việc cho quan phủ.


Mời độc giả xem video: Mỹ và Trung Quốc căng thẳng trong cuộc đối thoại cấp cao. Nguồn: VTV24.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
 

Bình luận bằng Facebook

Top