Một số kỹ năng nắm kiến thức từ sách giáo khoa
Trong quá trình dạy trên lớp, giáo viên cần quan tâm đến việc làm sao để học sinh tích cực đọc sách giáo khoa và đọc sách có hiệu quả hơn.
Để làm được điều này, giáo viên chú ý đến việc đặt ra những câu hỏi rõ ràng về yêu cầu để học sinh tìm kiếm, khai thác thông tin; quan sát hình ảnh, sơ đồ,… trong sách. Bên cạnh đó giáo viên cần lưu ý học sinh một số kĩ năng:
Hãy bắt đầu đọc mỗi bài từ phần tóm tắt kiến thức, qua đó học sinh có thể hình dung ra những đơn vị kiến thức của mỗi bài học, thuận lợi cho quá trình đọc chi tiết sau này.
Trong quá trình đọc chi tiết, nên đọc một lúc từng cụm 5 – 7 từ để cải thiện tốc độ.
Tập trung vào những từ khóa có liên quan đến chủ đề của bài học, tiêu đề của từng mục.
Ví dụ: Khi dạy bài 54 – Ô nhiễm môi trường, mục II.5. Ô nhiễm do vi sinh vật gây bệnh, (Sinh học 9), trong sách giáo khoa có viết:
“Bên cạnh các sinh vật có ích, nhiều nhóm sinh vật gây bệnh cho người và các sinh vật khác. Nguồn gốc gây ô nhiễm sinh học chủ yếu là do các chất thải như phân, rác, nước thải sinh hoạt, xác chết của sinh vật, nước và rác thải từ các bệnh viện,… không được thu gom và xử lí đúng cách đã tạo môi trường cho nhiều sinh vật gây hại cho người và động vật phát triển”.
Để ghi nhớ hết những thông tin trong đoạn văn trên sẽ khó khăn hơn việc ghi nhớ những từ khóa. Hãy thử kiểm tra bằng đoạn thông tin ở dưới:
“…, nhiều nhóm sinh vật gây bệnh ... Nguồn gốc … chủ yếu là do các chất thải (hữu cơ)… không được thu gom và xử lí đúng cách…”.
- Đánh dấu vào những thông tin chính có trong mỗi đoạn để tránh mất thời gian trong quá trình xem lại sau này.
Việc đọc bài mới nên được thực hiện trước mỗi buổi học, được vậy sẽ giúp học sinh biết được vấn đề mà bản thân còn chưa rõ trong nội dung của bài để tập trung sự chú ý, làm cho tốc độ thu nhận kiến thức được nhanh hơn.
Giáo viên: Giao HS nhiệm vụ, địa chỉ cụ thể
Đối với hoạt động trên lớp, để nâng cao hiệu quả công tác độc lập của học sinh với sách giáo khoa thì điều quan trọng là giáo viên cần giao nhiệm vụ, chỉ ra địa chỉ cụ thể cho các em tìm kiếm. Đó có thể là câu hỏi cần trả lời, bảng biểu cần hoàn thành,… và thông tin có được từ mục số I hay mục số II,… qua đó học sinh xác định được nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể của việc đọc thông tin trong sách.
Cần chú ý đến các câu hỏi có sẵn trong sách, ở mỗi mục bởi những câu hỏi này thường đòi hỏi học sinh phải làm việc nhiều hơn với sách giáo khoa, phải đọc và quan sát nhiều hơn để tìm câu trả lời, qua đó sự ghi nhớ cũng tốt hơn.
Ngoài làm việc với sách giáo khoa ở trên lớp vào mỗi buổi học, giáo viên cũng có thể giao nhiệm vụ liên quan đến bài mới để học sinh thực hiện tại nhà. Đây có thể coi như khâu soạn bài, áp dụng với những nội dung kiến thức mà học sinh dễ dàng tìm kiếm thông tin từ sách giáo khoa để thực hiện yêu cầu của giáo viên.
Căn cứ vào khả năng của học sinh, giáo viên có thể thiết kế nhiệm vụ cho nhóm hoặc từng cá nhân, nêu rõ địa chỉ cụ thể để học sinh tìm kiếm thông tin. Làm được việc này thì tốc độ của các hoạt động trên lớp sẽ nhanh hơn, giáo viên có thêm thời gian giải đáp những thắc mắc, đưa ra những tình huống mới giúp học sinh hiểu rõ hơn nội dung của bài.
Tăng cường công tác độc lập với các nguồn tài liệu khác
Hiện nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đã mở ra nhiều cánh cửa khác nhau giúp cho học sinh tiếp cận với tri thức. Việc tìm kiếm thông tin không còn bó hẹp trong phạm vi quyển sách giáo khoa mà đã thêm nhiều kênh khác như: máy tính, điện thoại, sách điện tử,…
Mặt khác, những kĩ năng sử dụng các thiết bị công nghệ này của học sinh trong những năm gần đây đã tăng lên đáng kể. Vì vậy, giáo viên cần thiết phải nhận thấy tầm quan trọng của việc khai thác những nguồn thông tin này đối với quá trình dạy học.
Để làm tốt việc này thì vai trò của giáo viên rất quan trọng. Giáo viên cần nghiên cứu kĩ mục tiêu, nội dung của mỗi bài học, thiết kế và giao nhiệm vụ liên quan đến nội dung của bài nhưng là những vấn đề mở rộng, bổ sung hay làm rõ hơn cho các kiến thức đã có sẵn trong sách giáo khoa.
Giáo viên cần giám sát quá trình thực hiện của học sinh để tránh hiện tượng các em bị sa đà vào những vấn đề khác không liên quan. Kết quả hoạt động của học sinh sẽ được trình bày vào từng thời điểm phù hợp với tiến trình dạy bài mới ở trên lớp và theo yêu cầu của giáo viên.
Thông thường, nhiệm vụ sẽ được giao cho các nhóm thực hiện thay vì từng cá nhân, ở đó mỗi thành viên sẽ cố gắng thể hiện khả năng của bản thân để thực hiện nhiệm vụ riêng nhưng đồng thời cũng cần biết lắng nghe, phối hợp hiệu quả với các thành viên khác để giải quyết nhiệm vụ chung của nhóm. Như vậy, nội dung kiến thức được tìm hiểu và đem ra trao đổi, thảo luận nhiều lần, các em sẽ ghi nhớ kiến thức tốt hơn, hứng thú học tập hơn, phát triển thêm nhiều kĩ năng khác.
Ví dụ: Trước khi dạy bài 29 – Bệnh và tật di truyền ở người, giáo viên có thể giao nhiệm vụ cho các nhóm học sinh tiến hành tìm kiếm thông tin trên sách báo, internet để thực hiện yêu cầu:
Nhóm Nhiệm vụ: Thế nào là bệnh di truyền, tật di truyền? Tật di truyền và bệnh di truyền có gì khác nhau? Nguyên nhân dẫn đến phát sinh các tật, bệnh di truyền là gì?
Những hoạt động nào của con người có thể làm gia tăng tỉ lệ người mắc tật, bệnh di truyền? Kể thêm một vài bệnh di truyền khác và nêu đặc điểm biểu hiện của bệnh đó.
(Gợi ý tìm kiếm: Sách báo, Internet – từ khóa: bệnh, tật di truyền; con người với môi trường; tác động tiêu cực của con người tới môi trường,…)
Nguồn: giaoducthoidai.vn
Trong quá trình dạy trên lớp, giáo viên cần quan tâm đến việc làm sao để học sinh tích cực đọc sách giáo khoa và đọc sách có hiệu quả hơn.
Để làm được điều này, giáo viên chú ý đến việc đặt ra những câu hỏi rõ ràng về yêu cầu để học sinh tìm kiếm, khai thác thông tin; quan sát hình ảnh, sơ đồ,… trong sách. Bên cạnh đó giáo viên cần lưu ý học sinh một số kĩ năng:
Hãy bắt đầu đọc mỗi bài từ phần tóm tắt kiến thức, qua đó học sinh có thể hình dung ra những đơn vị kiến thức của mỗi bài học, thuận lợi cho quá trình đọc chi tiết sau này.
Trong quá trình đọc chi tiết, nên đọc một lúc từng cụm 5 – 7 từ để cải thiện tốc độ.
Tập trung vào những từ khóa có liên quan đến chủ đề của bài học, tiêu đề của từng mục.
Ví dụ: Khi dạy bài 54 – Ô nhiễm môi trường, mục II.5. Ô nhiễm do vi sinh vật gây bệnh, (Sinh học 9), trong sách giáo khoa có viết:
“Bên cạnh các sinh vật có ích, nhiều nhóm sinh vật gây bệnh cho người và các sinh vật khác. Nguồn gốc gây ô nhiễm sinh học chủ yếu là do các chất thải như phân, rác, nước thải sinh hoạt, xác chết của sinh vật, nước và rác thải từ các bệnh viện,… không được thu gom và xử lí đúng cách đã tạo môi trường cho nhiều sinh vật gây hại cho người và động vật phát triển”.
Để ghi nhớ hết những thông tin trong đoạn văn trên sẽ khó khăn hơn việc ghi nhớ những từ khóa. Hãy thử kiểm tra bằng đoạn thông tin ở dưới:
“…, nhiều nhóm sinh vật gây bệnh ... Nguồn gốc … chủ yếu là do các chất thải (hữu cơ)… không được thu gom và xử lí đúng cách…”.
- Đánh dấu vào những thông tin chính có trong mỗi đoạn để tránh mất thời gian trong quá trình xem lại sau này.
Việc đọc bài mới nên được thực hiện trước mỗi buổi học, được vậy sẽ giúp học sinh biết được vấn đề mà bản thân còn chưa rõ trong nội dung của bài để tập trung sự chú ý, làm cho tốc độ thu nhận kiến thức được nhanh hơn.
Giáo viên: Giao HS nhiệm vụ, địa chỉ cụ thể
Đối với hoạt động trên lớp, để nâng cao hiệu quả công tác độc lập của học sinh với sách giáo khoa thì điều quan trọng là giáo viên cần giao nhiệm vụ, chỉ ra địa chỉ cụ thể cho các em tìm kiếm. Đó có thể là câu hỏi cần trả lời, bảng biểu cần hoàn thành,… và thông tin có được từ mục số I hay mục số II,… qua đó học sinh xác định được nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể của việc đọc thông tin trong sách.
Cần chú ý đến các câu hỏi có sẵn trong sách, ở mỗi mục bởi những câu hỏi này thường đòi hỏi học sinh phải làm việc nhiều hơn với sách giáo khoa, phải đọc và quan sát nhiều hơn để tìm câu trả lời, qua đó sự ghi nhớ cũng tốt hơn.
Ngoài làm việc với sách giáo khoa ở trên lớp vào mỗi buổi học, giáo viên cũng có thể giao nhiệm vụ liên quan đến bài mới để học sinh thực hiện tại nhà. Đây có thể coi như khâu soạn bài, áp dụng với những nội dung kiến thức mà học sinh dễ dàng tìm kiếm thông tin từ sách giáo khoa để thực hiện yêu cầu của giáo viên.
Căn cứ vào khả năng của học sinh, giáo viên có thể thiết kế nhiệm vụ cho nhóm hoặc từng cá nhân, nêu rõ địa chỉ cụ thể để học sinh tìm kiếm thông tin. Làm được việc này thì tốc độ của các hoạt động trên lớp sẽ nhanh hơn, giáo viên có thêm thời gian giải đáp những thắc mắc, đưa ra những tình huống mới giúp học sinh hiểu rõ hơn nội dung của bài.
Tăng cường công tác độc lập với các nguồn tài liệu khác
Hiện nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đã mở ra nhiều cánh cửa khác nhau giúp cho học sinh tiếp cận với tri thức. Việc tìm kiếm thông tin không còn bó hẹp trong phạm vi quyển sách giáo khoa mà đã thêm nhiều kênh khác như: máy tính, điện thoại, sách điện tử,…
Mặt khác, những kĩ năng sử dụng các thiết bị công nghệ này của học sinh trong những năm gần đây đã tăng lên đáng kể. Vì vậy, giáo viên cần thiết phải nhận thấy tầm quan trọng của việc khai thác những nguồn thông tin này đối với quá trình dạy học.
Để làm tốt việc này thì vai trò của giáo viên rất quan trọng. Giáo viên cần nghiên cứu kĩ mục tiêu, nội dung của mỗi bài học, thiết kế và giao nhiệm vụ liên quan đến nội dung của bài nhưng là những vấn đề mở rộng, bổ sung hay làm rõ hơn cho các kiến thức đã có sẵn trong sách giáo khoa.
Giáo viên cần giám sát quá trình thực hiện của học sinh để tránh hiện tượng các em bị sa đà vào những vấn đề khác không liên quan. Kết quả hoạt động của học sinh sẽ được trình bày vào từng thời điểm phù hợp với tiến trình dạy bài mới ở trên lớp và theo yêu cầu của giáo viên.
Thông thường, nhiệm vụ sẽ được giao cho các nhóm thực hiện thay vì từng cá nhân, ở đó mỗi thành viên sẽ cố gắng thể hiện khả năng của bản thân để thực hiện nhiệm vụ riêng nhưng đồng thời cũng cần biết lắng nghe, phối hợp hiệu quả với các thành viên khác để giải quyết nhiệm vụ chung của nhóm. Như vậy, nội dung kiến thức được tìm hiểu và đem ra trao đổi, thảo luận nhiều lần, các em sẽ ghi nhớ kiến thức tốt hơn, hứng thú học tập hơn, phát triển thêm nhiều kĩ năng khác.
Ví dụ: Trước khi dạy bài 29 – Bệnh và tật di truyền ở người, giáo viên có thể giao nhiệm vụ cho các nhóm học sinh tiến hành tìm kiếm thông tin trên sách báo, internet để thực hiện yêu cầu:
Nhóm Nhiệm vụ: Thế nào là bệnh di truyền, tật di truyền? Tật di truyền và bệnh di truyền có gì khác nhau? Nguyên nhân dẫn đến phát sinh các tật, bệnh di truyền là gì?
Những hoạt động nào của con người có thể làm gia tăng tỉ lệ người mắc tật, bệnh di truyền? Kể thêm một vài bệnh di truyền khác và nêu đặc điểm biểu hiện của bệnh đó.
(Gợi ý tìm kiếm: Sách báo, Internet – từ khóa: bệnh, tật di truyền; con người với môi trường; tác động tiêu cực của con người tới môi trường,…)
Nguồn: giaoducthoidai.vn