Cơn mưa sao băng xuất hiện hằng năm đã tỏa sáng trên bầu trời đêm qua với hàng trăm tia sáng vạch ngang dọc xuyên màn đêm.
Sao băng là những mảnh vụn còn sót lại sau khi một sao chổi xâm nhập bầu khí quyển của Trái đất. Ảnh: Reuters.
Mưa sao băng Persied trên bầu trời Vinton, California, năm 2009. Ảnh: AP. Mưa sao băng Persied thường xảy ra vào khoảng tháng 8 hằng năm.
Mưa sao băng Leonid tại sa mạc Azrak, Jordan, năm 1999.
Một sao băng phóng qua bầu trời tại Công viên quốc gia Joshua Tree ở California, Mỹ, năm 1999. Mưa sao băng Leonid hiếm hoi xuất hiện cứ sau 33 năm. Ảnh: AP.
Mưa sao băng tại Đài quan sát vũ trụ Bắc Kinh, năm 1998. Ảnh: AP.
Mưa sao băng Leonid băng qua bầu trời tại thị trấn Rikubetsu, thuộc hòn đảo Hokkaido ở phía bắc Nhật Bản, năm 2001. Ảnh: Reuters.
Mưa sao băng Leonid trên đỉnh núi Fuji Nhật Bản, năm 2001. Ảnh: Reuters.
Các ngôi sao băng vút qua bầu trời tại Công viên quốc gia Joshua Tree ở California, Mỹ, năm 1998. Ảnh: AP.
Mưa sao băng Leonid trên đỉnh núi Fuji, Nhật Bản, năm 2001. Ảnh: AP.
Sao băng trên khung cảnh hoang sơ của Công viên quốc gia Joshua Tree, California, năm 1998. Ngôi sao sáng ở phía trên là Sirus, ngôi sao sáng nhất trên bầu trời. Ảnh: AP.
Quần thể sao băng Leonid trên bầu trời tại Vạn lý trường thành, Trung Quốc, năm 1998. Ảnh: AP.
Bầu trời sao băng tại Gzhel, phía đông Matxcơva. Ảnh: AFP.
Một sao băng phát sáng trên bầu trời Hong Kong, trong cơn mưa sao băng Parseids năm 1998. Ảnh: AP.
Một ngôi sao băng Perseid cắt ngang bầu trời tại Orion's Belt năm 1997. Ảnh: AP.
Sao băng Leonid thắp sáng bầu trời đêm tại sa mạc gần Amman năm 2002. Ảnh: Reuters.
Theo vnexpress.net