Chiêm ngưỡng loạt tượng nữ thần khỏa thân Bảo vật Việt Nam

Khánh Linh

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
1. Được lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm ở Đà Nẵng, tượng nữ thần Tara được coi là một kiệt tác của nền nghệ thuật Champa cổ. Đây cũng là một trong những cổ vật Chăm Pa đã được công nhận là Bảo vật quốc gia. Được đánh giá là tượng đồng đẹp nhất của vương quốc Chăm Pa còn được lưu giữ, bức tượng này được phát hiện vào năm 1978 tại Phật viện Đồng Dương, một khu phế tích lớn của vương quốc Cham Pa nằm ở xã Bình Định Bắc, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.Hiện vật này được đúc bằng đồng, cao 129,3 cm, thể hiện hình ảnh người phụ nữ ngực trần, thân dưới được che bằng váy kiểu sa rông, toát lên một phong cách mỹ thuật rất phóng khoáng. Nữ thần Tara là một vị Bồ tát trong quan niệm Phật giáo của người Chăm xưa. Bầu ngực tượng nữ thần khỏa thân này được thể hiện tròn căng đầy sức sống phồn thực, ẩn chứa mong muốn về một cuộc sống no đủ, bình yên và hạnh phúc.2. Bên cạnh tượng tượng nữ thần Tara, tượng nữ thần Devi cũng là một tác phẩm điêu khắc nữ thần xuất sắc của nền văn hóa Chăm Pa. Bức tượng Bảo vật quốc gia này được tìm thấy ở Hương Quế, Quế Sơn, Quảng Nam, hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử TP HCM.Tượng cao 38,5 cm, rộng 21,6 cm, dày 11,8 cm và nặng 20 kg, được chế tác bằng đá sa thạch, thể hiện vị nữ thần ở dạng bán thân, ngực để trần. Phần cổ nữ thần thon thả, vai tròn lẳn, khuôn ngực đầy đặn nữ tính và đầy vẻ thánh thiện.Khuôn mặt tượng hài hòa, chân mày cong nối liền nhau, đôi mắt to, mi mắt dài, sống mũi thẳng, miệng hơi mỉm cười. Theo các nhà nghiên cứu, đây là một bức tượng chân dung Champa được tạo tác sống động hiếm có, mang đậm nét nhân chủng học bản địa.Theo truyền thuyết Chăm, nữ thần Devi có tên thật là Rija Kula Hara Devi, là vợ của vua Indravarman II. Lúc sinh thời, bà là người có tấm lòng từ bi và có nhiều công lao với đất nước. Sau khi mất, bà được vua Jaya Shinhavarman I phong thần và dựng tháp thờ.3. Cũng được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh, Bảo vật quốc gia - tượng nữ thần Durga là một hiện vật đặc biệt của nền văn hóa Óc Eo. Tượng được các nhà khảo cổ học người Pháp tìm thấy thấy tại Liên Hữu, Trà Vinh vào năm 1902.Bức tượng này được tạc từ đá sa thạch, có chiều cao 75 cm, ngang 32,3 cm, nặng 75 kg, có niên đại vào khoảng thế kỷ 7 – 8. Hiện vật thể hiện hình ảnh một nữ nhân đầu đội mũ trụ, ngực để trần, có bốn tay đứng trên bệ liền với một vòng cung đỡ ở phía sau.Đặc biệt, trên bệ tượng có hình một đầu trâu với cặp sừng dài. Nhờ hình tượng này, các nhà nghiên cứu có thể xác định tượng tạc hình thần Durga, một nữ thần quan trọng trong đạo Hindu.Trong thần thoại Hindu giáo, Durga là một trong muôn vàn hình dạng người vợ của thần Siva. Dưới hình dạng này, nữ thần Durga đã chiến thắng quỷ trâu, giúp loài người thoát khỏi tai ương.Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.


1. Được lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm ở Đà Nẵng, tượng nữ thần Tara được coi là một kiệt tác của nền nghệ thuật Champa cổ. Đây cũng là một trong những cổ vật Chăm Pa đã được công nhận là Bảo vật quốc gia. Được đánh giá là tượng đồng đẹp nhất của vương quốc Chăm Pa còn được lưu giữ, bức tượng này được phát hiện vào năm 1978 tại Phật viện Đồng Dương, một khu phế tích lớn của vương quốc Cham Pa nằm ở xã Bình Định Bắc, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.


Hiện vật này được đúc bằng đồng, cao 129,3 cm, thể hiện hình ảnh người phụ nữ ngực trần, thân dưới được che bằng váy kiểu sa rông, toát lên một phong cách mỹ thuật rất phóng khoáng. Nữ thần Tara là một vị Bồ tát trong quan niệm Phật giáo của người Chăm xưa. Bầu ngực tượng nữ thần khỏa thân này được thể hiện tròn căng đầy sức sống phồn thực, ẩn chứa mong muốn về một cuộc sống no đủ, bình yên và hạnh phúc.


2. Bên cạnh tượng tượng nữ thần Tara, tượng nữ thần Devi cũng là một tác phẩm điêu khắc nữ thần xuất sắc của nền văn hóa Chăm Pa. Bức tượng Bảo vật quốc gia này được tìm thấy ở Hương Quế, Quế Sơn, Quảng Nam, hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử TP HCM.


Tượng cao 38,5 cm, rộng 21,6 cm, dày 11,8 cm và nặng 20 kg, được chế tác bằng đá sa thạch, thể hiện vị nữ thần ở dạng bán thân, ngực để trần. Phần cổ nữ thần thon thả, vai tròn lẳn, khuôn ngực đầy đặn nữ tính và đầy vẻ thánh thiện.


Khuôn mặt tượng hài hòa, chân mày cong nối liền nhau, đôi mắt to, mi mắt dài, sống mũi thẳng, miệng hơi mỉm cười. Theo các nhà nghiên cứu, đây là một bức tượng chân dung Champa được tạo tác sống động hiếm có, mang đậm nét nhân chủng học bản địa.


Theo truyền thuyết Chăm, nữ thần Devi có tên thật là Rija Kula Hara Devi, là vợ của vua Indravarman II. Lúc sinh thời, bà là người có tấm lòng từ bi và có nhiều công lao với đất nước. Sau khi mất, bà được vua Jaya Shinhavarman I phong thần và dựng tháp thờ.


3. Cũng được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh, Bảo vật quốc gia - tượng nữ thần Durga là một hiện vật đặc biệt của nền văn hóa Óc Eo. Tượng được các nhà khảo cổ học người Pháp tìm thấy thấy tại Liên Hữu, Trà Vinh vào năm 1902.


Bức tượng này được tạc từ đá sa thạch, có chiều cao 75 cm, ngang 32,3 cm, nặng 75 kg, có niên đại vào khoảng thế kỷ 7 – 8. Hiện vật thể hiện hình ảnh một nữ nhân đầu đội mũ trụ, ngực để trần, có bốn tay đứng trên bệ liền với một vòng cung đỡ ở phía sau.


Đặc biệt, trên bệ tượng có hình một đầu trâu với cặp sừng dài. Nhờ hình tượng này, các nhà nghiên cứu có thể xác định tượng tạc hình thần Durga, một nữ thần quan trọng trong đạo Hindu.


Trong thần thoại Hindu giáo, Durga là một trong muôn vàn hình dạng người vợ của thần Siva. Dưới hình dạng này, nữ thần Durga đã chiến thắng quỷ trâu, giúp loài người thoát khỏi tai ương.


Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
 

Bình luận bằng Facebook

Top