Chia sẻ tâm huyết của Hiệu trưởng về giải pháp giáo dục đạo đức học sinh

Hoài An

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Lễ khai giảng năm học 2017- 2018 tại trường THPT Xuân Áng, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. Ảnh: TĐO


Nhiều phụ huynh quan niệm giáo dục đạo đức là trách nhiệm của trường

Từ khảo sát tại Trường THPT Xuân Áng, thầy Bùi Chương An cho biết, dù mức độ quan tâm tới giáo dục đạo đức học sinh của các lực lượng giáo dục tương đối cao, nhưng một thực tế là ngay cả trong đội ngũ giáo viên của trường vẫn có một số không nhỏ ít quan tâm đến vấn đề này. Nhận thức về trách nhiệm của các lực lượng giáo dục cũng có sự chênh lệch khá lớn giữa nhà trường và các lực lượng còn lại.

Đa số nhận thức rằng, vai trò quan trọng trong giáo dục đạo đức học sinh thuộc về nhà trường. Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục tuy đã có từ lâu, nhưng chủ yếu là theo kinh nghiệm, theo truyền thống chứ chưa được tổ chức một cách bài bản, khoa học.


HS Trường THPT Xuân Áng tại hội thi "Em làm hướng dẫn viên"

Đề xuất 6 giải pháp

Qua nghiên cứu lý luận, kết hợp với kết quả đánh giá thực trạng quản lý phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong giáo dục đạo đức HS trường THPT Xuân Áng, thầy Bùi Chương An đề xuất 6 giải pháp quản lý của Bí thư chi bộ - Hiệu trưởng đối với hoạt động phối hợp. Các biện pháp đề xuất này, theo thầy An đều rất quan trọng và có mối quan hệ chặt chẽ, ràng buộc lẫn nhau, giúp cho người Hiệu trưởng thực hiện tốt, đầy đủ các chức năng quản lý của mình.

Giải pháp đầu tiên là nâng cao ý thức trách nhiệm, xác định vai trò, nhiệm vụ của việc quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức học sinh

Để thực hiện của giải pháp này, phải có định hướng rõ ràng, có sự ủng hộ của Đảng, chính quyền, đoàn thể cả về chủ trương lẫn cơ sở vật chất, tài lực. Vào đầu năm học mới, BGH quán triệt các chủ trương của nhà trường về công tác giáo dục đạo đức HS tới các thành viên trong đơn vị.

Từ quán triệt đi tới thống nhất thành nghị quyết của cơ quan, trong đó coi công tác giáo dục đạo đức HS là trách nhiệm của mọi thành viên trong nhà trường, tiến hành xây dựng một mạng lưới giáo dục đạo đức HS từ nhà trường đến gia đình và có sự tham gia của xã hội.

Cuộc họp CMHS cần được tổ chức định kỳ. Nhà trường cũng kết hợp cùng với các lực lượng xã hội và huy động CB-GV, CMHS tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, các hoạt động tập thể, các phong trào thi đua để thông qua đó giáo dục đạo đức cho HS.



Giải pháp thứ 2 được thầy Bùi Chương An chia sẻ là xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh, đồng thời khẳng định: Đây là việc làm quan trọng nhất của quá trình quản lý, trên cơ sở phân tích thực trạng, những thuận lợi, khó khăn, căn cứ vào tiềm năng, khả năng sẵn có để xác định mục tiêu, nội dung hoạt động, các giải pháp phù hợp với thực tiễn.

Kế hoạch phối hợp cần có tính chiến lược và tính thời sự; trong kế hoạch chung có kế hoạch riêng, cụ thể cho từng tổ chức, bộ phận, cá nhân, cho các gia đình HS và cho các lực lượng xã hội tham gia vào hoạt động phối hợp; kế hoạch có tính khả thi, tính hiệu quả và đạt tới sự nhất trí cao giữa các lực lượng giáo dục.

Bên cạnh đó, cần thống nhất mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh

Để thực hiện giải pháp này, mỗi năm học, Trường THPT Xuân Áng tổ chức một số Hội nghị với sự tham gia của các thành viên trong hội đồng giáo dục đạo đức HS nhà trường và tuỳ theo nội dung của từng hội nghị có thể mời thêm đại biểu của các lực lượng giáo dục tham dự. Hội nghị sẽ thống nhất thông qua nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức phối hợp giữa các lực lượng giáo dục.

Hàng năm, nhà trường tổ chức Hội nghị chuyên đề để bàn về việc đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động phối hợp giáo dục đạo đức HS, thành phần tham dự hội nghị ngoài các thành viên của hội đồng giáo dục đạo đức HS, mời thêm chuyên gia và một số đại biểu có nhiều thành công trong việc tổ chức phối hợp đến dự để trao đổi kinh nghiệm...



Giải pháp thứ 4 là tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục đạo đức học sinh.

Hiệu trưởng sắp xếp một cách khoa học các nguồn lực, nhân lực và vật lực, tạo điều kiện cho hoạt động phối hợp diễn ra hợp lý, đồng bộ, qua đó giúp mỗi cá nhân, mỗi tổ chức tham gia vào hoạt động phối hợp đều cảm thấy thoải mái, hào hứng với nhiệm vụ được giao, tạo nên sức mạnh tổng hợp của các lực lượng tham gia, hướng tới hoàn thành tốt kế hoạch đặt ra.

Giải pháp 5, xây dựng cơ chế quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục đạo đức học sinh cũng rất quan trọng; trong đó có cơ chế phối hợp giữa nhà trường với gia đình; cơ chế phối hợp giữa nhà trường với xã hội; cơ chế phối hợp giữa gia đình với xã hội.

Cuối cùng, thầy Bùi Chương An cho rằng, cần tăng cường kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh công tác quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh.

Để làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá trên, ngoài việc xây dựng được chuẩn, nội dung, kế hoạch kiểm tra, đánh giá…cần phải có các điều kiện để tổ chức như: kinh phí, thời gian, nhân lực và phương tiện thực hiện.

Trong đó, yếu tố thời gian, kinh phí là điều kiện đảm bảo quan trọng, quyết định biện pháp có thể đem ra triển khai thực hiện được hay không; còn nhân lực thì quyết định sự thành công của biện pháp đạt được đến đâu và đến mức độ nào.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
 

Bình luận bằng Facebook

Top