Tại hội thảo các đại biểu đã chia sẻ những kết quả và bài học kinh nghiệm của Việt Nam cũng như các nước trên thế giới về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe xã hội cho trẻ em, người cao tuổi trong bối cảnh hiện nay.
Bên cạnh đó, các đại biểu cũng tập trung thảo luận và phân tích sâu về các vấn đề liên quan đến chăm sóc sức khỏe xã hội cho trẻ em và người cao tuổi trước yêu cầu xã hội hiện nay như: Chính sách để nâng cao nhận thức và phát triển lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho trẻ em và người cao tuổi. Các biện pháp phát triển năng lực cho nhân viên công viên tác xã hội về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho trẻ em và người cao tuổi.
Với tham luận "Vai trò của nhân viên công tác xã hội với học sinh tự kỷ - từ một số nghiên cứu trên thế thế giới và khuyến nghị cho Việt Nam", Thạc sĩ Phan Thị Kim Liên- Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP.HCM cho biết: Kết quả nghiên cứu chỉ ra vai trò của nhân viên công tác xã hội trong trường học khi làm việc với học sinh rối loạn phổ tự kỷ là rất đa dạng.
Một đại biểu trình bày tham luận tại hội thảo
Trong đó, có thể kể đến một số vai trò điển hình là: Đánh giá, can thiệp, hỗ trợ, kết nối, giáo dục, quản lý trường hợp, làm việc nhóm đa ngành, vận động thay đổi chính sách.
Từ những hạn chế nêu ra, Thạc sĩ Phan Thị Kim Liên nhận định công tác đào tạo tại các trường về khối ngành Công tác xã hội hiện nay chưa có những học phần chuyên sâu về công tác xã hội với người rối loạn phổ tự kỷ nói chung. Điều này tạo ra khoảng trống giữa nhà trường và thị trường lao động.
Theo Hiệp hội Công tác xã hội thế giới, Công tác xã hội là những hoạt động nhằm tạo ra sự phát triển của xã hội thông qua việc tham gia quá trình giải quyết các vấn đề xã hội, giúp cho con người phát triển đầy đủ, hài hoà và đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người dân. Tuy vậy, hiện nay công tác này ở Việt Nam mới chỉ ở mức đáp ứng các điều kiện cơ bản chứ chưa chuyên sâu và chuyên nghiệp.
Quang cảnh hội thảo “Chăm sóc xã hội cho trẻ em và người cao tuổi”
Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS Vũ Hữu Đức- Phó hiệu trưởng Nhà trường cho biết: Ngoài việc tạo ra một diễn đàn cho các chuyên gia, nhà nghiên cứu, giảng viên đến từ các trường có đào tạo ngành Công tác xã hội; các khoa Giáo dục đặc biệt và Tâm lý học trên địa bàn thành phố, đại diện Phòng Công tác xã hội tại các trung tâm, bệnh viện...Hội thảo cũng là cơ hội cho các sinh viên ngành Công tác xã hội đến từ các trường trên địa bàn TP.HCM giao lưu và học hỏi khi nhiều kiến giải và bài học thực tế được các đại biểu chia sẻ trong công tác chăm sóc trẻ em và người cao tuổi.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
Bên cạnh đó, các đại biểu cũng tập trung thảo luận và phân tích sâu về các vấn đề liên quan đến chăm sóc sức khỏe xã hội cho trẻ em và người cao tuổi trước yêu cầu xã hội hiện nay như: Chính sách để nâng cao nhận thức và phát triển lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho trẻ em và người cao tuổi. Các biện pháp phát triển năng lực cho nhân viên công viên tác xã hội về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho trẻ em và người cao tuổi.
Với tham luận "Vai trò của nhân viên công tác xã hội với học sinh tự kỷ - từ một số nghiên cứu trên thế thế giới và khuyến nghị cho Việt Nam", Thạc sĩ Phan Thị Kim Liên- Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP.HCM cho biết: Kết quả nghiên cứu chỉ ra vai trò của nhân viên công tác xã hội trong trường học khi làm việc với học sinh rối loạn phổ tự kỷ là rất đa dạng.
Một đại biểu trình bày tham luận tại hội thảo
Trong đó, có thể kể đến một số vai trò điển hình là: Đánh giá, can thiệp, hỗ trợ, kết nối, giáo dục, quản lý trường hợp, làm việc nhóm đa ngành, vận động thay đổi chính sách.
Từ những hạn chế nêu ra, Thạc sĩ Phan Thị Kim Liên nhận định công tác đào tạo tại các trường về khối ngành Công tác xã hội hiện nay chưa có những học phần chuyên sâu về công tác xã hội với người rối loạn phổ tự kỷ nói chung. Điều này tạo ra khoảng trống giữa nhà trường và thị trường lao động.
Theo Hiệp hội Công tác xã hội thế giới, Công tác xã hội là những hoạt động nhằm tạo ra sự phát triển của xã hội thông qua việc tham gia quá trình giải quyết các vấn đề xã hội, giúp cho con người phát triển đầy đủ, hài hoà và đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người dân. Tuy vậy, hiện nay công tác này ở Việt Nam mới chỉ ở mức đáp ứng các điều kiện cơ bản chứ chưa chuyên sâu và chuyên nghiệp.
Quang cảnh hội thảo “Chăm sóc xã hội cho trẻ em và người cao tuổi”
Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS Vũ Hữu Đức- Phó hiệu trưởng Nhà trường cho biết: Ngoài việc tạo ra một diễn đàn cho các chuyên gia, nhà nghiên cứu, giảng viên đến từ các trường có đào tạo ngành Công tác xã hội; các khoa Giáo dục đặc biệt và Tâm lý học trên địa bàn thành phố, đại diện Phòng Công tác xã hội tại các trung tâm, bệnh viện...Hội thảo cũng là cơ hội cho các sinh viên ngành Công tác xã hội đến từ các trường trên địa bàn TP.HCM giao lưu và học hỏi khi nhiều kiến giải và bài học thực tế được các đại biểu chia sẻ trong công tác chăm sóc trẻ em và người cao tuổi.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại