Chia sẻ kĩ thuật thay đổi tài liệu dạy học tiếng Anh

Hoài An

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Theo thạc sỹ Lại Thị Phương Thảo và thạc sỹ Nguyễn Thị Phương Thảo, sách giáo khoa được thiết kế cho tất cả đối tượng học sinh nhằm đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của một nhóm học sinh lý tưởng có chung nhu cầu và năng lực ngôn ngữ tương đương nhau… nên dù tốt đến mấy, thì một bộ tài liệu không thể đáp ứng tất cả sự khác biệt về nguyện vọng, phong cách học, thái độ, và trải nghiệm của từng người học.

Do vậy, giáo viên cần có những thay đổi nhất định cho nội dung trong sách giáo khoa để phù hợp với từng đối tượng học sinh.

Theo kết quả khảo sát của Lại Thị Phương Thảo và Nguyễn Thị Phương Thảo về thực trạng dạy - học ngoại ngữ và nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên, bản thân giáo viên có nguyện vọng được bồi dưỡng chuyên môn và cung cấp kiến thức về việc sử dụng, điều chỉnh giáo trình/tài liệu giảng dạy/tài liệu tham khảo hiệu quả và phù hợp với người học.

Dựa vào các đề xuất trong nghiên cứu của McDonough&Shaw (2013), Islam & Mares (2005), Lại Thị Phương Thảo và thạc sỹ Nguyễn Thị Phương Thảo đề xuất bảng tổng hợp một số kĩ thuật thường dùng trong việc thay đổi tài liệu dạy học tiếng Anh như sau:


Kĩ thuật


Vấn đề


Đề xuất giải pháp


Mở rộng tài liệu


Bài tập/nhiệm vụ quá ngắn

Người học cần được luyện tập nhiều hơn


Viết thêm câu hỏi, hoặc nối tiếp hoạt động theo cùng format


Rút ngắn tài liệu


Bài tập/nhiệm vụ quá dài

Người học không cần luyện tập theo hình thức này


Chọn lọc hoạt động

Chia nhỏ các hoạt động/nhiệm vụ cho từng HS


Thay đổi dạng thức hoạt động/nhiệm vụ


Hoạt động/nhiệm vụ không phù hợp với phong cách học của HS

Bản thân giáo viên muốn có sự thay đổi

Sách giáo khoa thường lặp lại một hoạt động


Thay đổi hình thức hoạt động (ví dụ từ hoạt động cá nhân chuyển sang hoạt động theo nhóm/lớp)


Thay đổi độ khó của tài liệu


Bài đọc/nghe/hoạt động quá dễ hoặc quá khó


Nâng độ khó của hoạt động (ví dụ yêu cầu học sinh trả lời, hoặc đưa ra dự đoán cho câu hỏi đọc hiểu trước khi đọc)

Giảm độ khó của tài liệu (ví dụ chia thành các phần nhỏ)


Sắp xếp lại tài liệu


Hoạt động trong bài thường đi theo một trật tự nhất định.

Người học cần được học hoặc luyện tập theo một trật tự mới.


Thay đổi trật tự của hoạt động theo một triết lí nhất định mà giáo viên có thể kiểm soát được


Dùng tài liệu mới


TL hiện có không phù hợp với trình độ, nhu cầu hoặc sở thích của học sinh; hoặc gây trở ngại trong quá trình giảng dạy của giáo viên (thường liên quan tới yếu tố văn hóa hay thời gian)


Sử dụng thông tin quen thuộc và hấp dẫn với học sinh hơn (ví dụ thay đổi chọn một nhân vật khác)

Thay đổi toàn bộ hoạt động (ví dụ chuyển từ kĩ năng nghe sang kĩ năng đọc)


Bài viết được biên tập, lược ghi từ tham luận của thạc sỹ Lại Thị Phương Thảo và Nguyễn Thị Phương Thảo - Trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội) tại Hội thảo "Nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh giáo dục trung học vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ".
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
 

Bình luận bằng Facebook

Top