Chia lửa khoa học ứng dụng vào phòng, chống Covid-19

Hoài An

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Lan tỏa cùng cộng đồng

Trước nhu cầu lớn của người dân (đặc biệt là trường học), đội ngũ giảng viên Trường Đại học Khoa học đã nhanh chóng bắt tay vào sản xuất thành công dung dịch sát khuẩn, nước súc miệng công nghệ Nano Bạc thảo dược, công nghệ Plasma.

Đây cũng là kết quả từ công trình nghiên cứu của nhóm nghiên cứu khoa học do TS. Trịnh Đình Khá và TS. Nguyễn Văn Hảo chủ trì cùng sự tham gia của một số giảng viên nhà trường, đạt Giải thưởng của Bộ Khoa học Công nghệ.

Từ kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học, trong thời gian qua, Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên (ĐHTN) đã sản xuất được hơn 3000 chai dung dịch sát khuẩn tay và 1000 chai nước súc miệng nhằm chủ động phòng ngừa dịch bệnh.

Nhà trường đã kịp thời gửi tặng đến cán bộ, giảng viên và sinh viên trong nhà trường, khách đến cơ quan liên hệ công tác đặc biệt là các trường THPT trên địa bản.

Trong đợt cách ly phòng dịch tại xã Sơn Lôi (huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc), Trường Đại học Khoa học đã trao tặng 1000 chai dung dịch sát khuẩn tay cho người dân và dành tặng hơn 500 chai dung dịch sát khuẩn tay (loại 500ml) cho hơn 30 trường THPT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.


Nhà trường tiến hành đo thân nhiệt cho toàn thể cán bộ, viên chức, người lao động để nâng cao sức đề kháng, phòng dịch bệnh

Ngoài ra, nhà trường còn phối hợp với các đơn vị như Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Thái Nguyên, Tỉnh Đoàn Thái Nguyên, Mặt trận Tổ Quốc tỉnh để trao tặng 300 chai dung dịch sát khuẩn tay và nước súc miệng diệt khuẩn cho học sinh THCS, mầm non vùng sâu vùng xa trên địa bàn.

Để lan tỏa sâu rộng giúp nhiều người có thể tự điều chế sản xuất được các sản phẩm tương tự, nhóm nghiên cứu còn làm video hướng dẫn, đăng tải trên youtube nhiều người quan tâm có thể tìm hiểu cách làm.

Các nhà giáo “kiêm” nhà nghiên cứu của Trường Đại học Khoa học – ĐHTN đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cộng đồng cao, kịp thời có những sáng kiến và việc làm thiết thực mang tính ứng dụng cao như: Liệu pháp điều trị tận gốc ung thư dạ dày (TS. Nguyễn Phú Hùng); Bột tắm dược liệu WEDELIA (TS. Phạm Thế Chính); Than sinh học từ nguồn phế liệu nông nghiệp (TS. Mai Lan Anh) v.v..

Đào tạo gắn với yêu cầu thực tiễn

Hiện nay, tại các bệnh viện đã triển khai công tác chuẩn đoán xét nghiệm nhanh nCoV và nhiều loại virus khác bằng kỹ thuật xét nghiệm phân tử trên hệ thống máy Realtime RT-PCR, theo đó, bộ sinh phẩm RT-PCR và Realtime RT-PCR là công cụ hữu hiệu nhất hiện nay được áp dụng trong chuẩn đoán virus nCoV chỉ trong vài giờ đồng hồ.

Hiện nay, Trường Đại học Khoa học đã có ngành đào tạo Kỹ thuật xét nghiệm y sinh (bậc Đại học), Ứng dụng công nghệ sinh học trong xét nghiệm y sinh (bậc Thạc sĩ)…


PGS.TS Phạm Thị Phương Thái, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKH tặng nước sát khuẩn cho Trường THPT Khánh Hòa (Thái Nguyên)

Ngoài việc được trang bị năng lực nghiên cứu về xét nghiệm tổng thể, sinh viên của nhà trường còn được đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật xét nghiệm sinh học phân tử - kỹ thuật gen và tế bào; được cập nhật, áp dụng kỹ thuật về miễn dịch, công nghệ y sinh hiện đại.

Đây là chương trình hướng tới chuẩn chất lượng cao, đáp ứng đúng nhu cầu cấp bách trong lĩnh vực y tế chuẩn đoán, điều trị tại các bệnh viện hiện nay, đặc biệt là thời điểm diễn ra dịch bệnh Covid-19.

Những nghiên cứu và ứng dụng khoa học của nhà trường trong thời gian qua đã thể hiện phần nào sự đóng góp trong việc phòng ngừa dịch bệnh Covid-19, trách nhiệm đối với người học và xã hội .
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
 

Bình luận bằng Facebook

Top