Chân dung hai gia nô lừng danh của Trần Hưng Đạo

Khánh Linh

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Sách Việt sử giai thoại viết: "Thời Trần, tất cả quý tộc và quan lại đều có gia nô, thậm chí có quý tộc gia nô đông đến hàng ngàn người. Đã là gia nô thì phải suốt đời phục dịch cho chủ, và trong xã hội không ai có địa vị thấp hèn như họ cả...".Yết Kiêu và Dã Tượng là gia nô của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Dân gian có câu, bên cạnh chủ tướng Trần Hưng Đạo, còn có: “Tả Yết Kiêu hữu Dã Tượng”.Khi vận nước lâm nguy, chính những gia nô như Yết Kiêu và Dã Tượng lại có những cống hiến xuất sắc, góp phần đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước.Tướng Yết Kiêu tên thật là Phạm Hữu Thế (1242- 1301) quê ở làng Hạ Bì, huyện Gia Phúc (nay là thôn Hạ Bì, xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương).Truyền thuyết kể rằng Yết Kiêu là người có thân thể cường tráng, có tài bơi lội, “đi được trong nước như trên đất bằng”.Yết Kiêu dùng tài bơi lặn của mình để xâm nhập sâu vào hàng ngũ địch, đục thủng và đánh chìm các thuyền chiến của giặc, mang lại nhiều chiến công vang dội, đóng góp lớn cho các cuộc kháng chiến.Mùa đông, Yết Kiêu đã không quản giá rét, đêm đêm lặn xuống biển, nằm dưới đáy thuyền, lấy dùi sắt nhọn đục thủng thuyền. Thuyền giặc bị nước biển chảy ồ ạt vào, chìm ngay.Quân giặc giăng lưới bắt được Yết Kiêu. Bằng tài trí, ông lừa rằng nước Nam có rất nhiều người có tài bơi lặn và sẽ dẫn đến chỗ họ ẩn nấp. Giặc tưởng thật lấy chiếc thuyền nhẹ chở ông đi. Thừa lúc giặc sơ ý, ông liền nhảy xuống biển, lặn trốn về doanh trại, tiếp tục cùng quân dân ta đánh giặc cứu nước.Gắn liền với Yết Kiêu là danh tướng Dã Tượng. Cho đến nay tên tuổi, năm sinh, năm mất của ông không thấy ghi rõ. Tuy nhiên, tài năng của ông nhân dân đến giờ vẫn nhắc.Nếu như Yết Kiêu được nhắc đến với tài bơi lội, Dã Tượng gắn với việc huấn luyện và chỉ huy lực lượng voi chiến.Thời bấy giờ, tượng binh là một lực lượng đặc biệt và độc đáo của Đại Việt. Trong kháng chiến chống quân Nguyên Mông, Dã Tượng chỉ huy đội tượng binh và trực tiếp cầm quân đánh giặc.Năm 1288, trên đường hành quân, voi chở Hưng Đạo Đại Vương bị sa lầy, chìm dần xuống bùn. Dã Tượng bèn quỳ xuống trước mặt Hưng Đạo Vương xin người lên ngựa đi tiếp cho kịp ra quân, còn mình ở lại rồi sẽ đuổi theo sau.Ở lại Dã Tượng giữ một cánh quân trên núi Tràng Kênh, đánh tan đám quân của Phàn Tiếp, máu giặc nhuộm đỏ cả khúc sông. Dã Tượng chiến đấu với địch như chỗ không người, khiến cho Phàn Tiếp khiếp sợ bỏ lính, để nguyên tên găm trên người nhảy xuống sông chạy trốn, nhưng vẫn bị quân Trần bắt sống.Mặc dù có công nhưng Yết Kiêu, Dã Tượng không được phong quan bởi hai ông là gia nô của Hưng Đạo Vương. Nhà Trần có quy định đã là gia nô nhà vương hầu thì trọn đời không được làm quan, bất kể có lập được công lao tới đâu.Tuy không được phong quan, nhưng hai ông rất được Trần hưng Đạo tin tưởng. Đại Việt Sử ký toàn thư chép lời khen của Hưng Đạo với hai người: “Chim hồng hộc muốn bay cao phải nhờ ở sáu trụ cánh. Nếu không có sáu chiếc trụ cánh ấy thì cũng chim thường thôi”.Công lao của Yết Kiêu và Dã Tượng được dân gian ghi nhớ, gắn vào nhiều truyền thuyết. Tên của hai ông được đặt tên cho hai con phố ở Hà Nội.Mời độc giả xem video:Tràn lan ruốc siêu rẻ trên thị trường. Nguồn: VTV24.


Sách Việt sử giai thoại viết: "Thời Trần, tất cả quý tộc và quan lại đều có gia nô, thậm chí có quý tộc gia nô đông đến hàng ngàn người. Đã là gia nô thì phải suốt đời phục dịch cho chủ, và trong xã hội không ai có địa vị thấp hèn như họ cả...".


Yết Kiêu và Dã Tượng là gia nô của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Dân gian có câu, bên cạnh chủ tướng Trần Hưng Đạo, còn có: “Tả Yết Kiêu hữu Dã Tượng”.


Khi vận nước lâm nguy, chính những gia nô như Yết Kiêu và Dã Tượng lại có những cống hiến xuất sắc, góp phần đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước.


Tướng Yết Kiêu tên thật là Phạm Hữu Thế (1242- 1301) quê ở làng Hạ Bì, huyện Gia Phúc (nay là thôn Hạ Bì, xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương).


Truyền thuyết kể rằng Yết Kiêu là người có thân thể cường tráng, có tài bơi lội, “đi được trong nước như trên đất bằng”.


Yết Kiêu dùng tài bơi lặn của mình để xâm nhập sâu vào hàng ngũ địch, đục thủng và đánh chìm các thuyền chiến của giặc, mang lại nhiều chiến công vang dội, đóng góp lớn cho các cuộc kháng chiến.


Mùa đông, Yết Kiêu đã không quản giá rét, đêm đêm lặn xuống biển, nằm dưới đáy thuyền, lấy dùi sắt nhọn đục thủng thuyền. Thuyền giặc bị nước biển chảy ồ ạt vào, chìm ngay.


Quân giặc giăng lưới bắt được Yết Kiêu. Bằng tài trí, ông lừa rằng nước Nam có rất nhiều người có tài bơi lặn và sẽ dẫn đến chỗ họ ẩn nấp. Giặc tưởng thật lấy chiếc thuyền nhẹ chở ông đi. Thừa lúc giặc sơ ý, ông liền nhảy xuống biển, lặn trốn về doanh trại, tiếp tục cùng quân dân ta đánh giặc cứu nước.


Gắn liền với Yết Kiêu là danh tướng Dã Tượng. Cho đến nay tên tuổi, năm sinh, năm mất của ông không thấy ghi rõ. Tuy nhiên, tài năng của ông nhân dân đến giờ vẫn nhắc.


Nếu như Yết Kiêu được nhắc đến với tài bơi lội, Dã Tượng gắn với việc huấn luyện và chỉ huy lực lượng voi chiến.


Thời bấy giờ, tượng binh là một lực lượng đặc biệt và độc đáo của Đại Việt. Trong kháng chiến chống quân Nguyên Mông, Dã Tượng chỉ huy đội tượng binh và trực tiếp cầm quân đánh giặc.


Năm 1288, trên đường hành quân, voi chở Hưng Đạo Đại Vương bị sa lầy, chìm dần xuống bùn. Dã Tượng bèn quỳ xuống trước mặt Hưng Đạo Vương xin người lên ngựa đi tiếp cho kịp ra quân, còn mình ở lại rồi sẽ đuổi theo sau.


Ở lại Dã Tượng giữ một cánh quân trên núi Tràng Kênh, đánh tan đám quân của Phàn Tiếp, máu giặc nhuộm đỏ cả khúc sông. Dã Tượng chiến đấu với địch như chỗ không người, khiến cho Phàn Tiếp khiếp sợ bỏ lính, để nguyên tên găm trên người nhảy xuống sông chạy trốn, nhưng vẫn bị quân Trần bắt sống.


Mặc dù có công nhưng Yết Kiêu, Dã Tượng không được phong quan bởi hai ông là gia nô của Hưng Đạo Vương. Nhà Trần có quy định đã là gia nô nhà vương hầu thì trọn đời không được làm quan, bất kể có lập được công lao tới đâu.


Tuy không được phong quan, nhưng hai ông rất được Trần hưng Đạo tin tưởng. Đại Việt Sử ký toàn thư chép lời khen của Hưng Đạo với hai người: “Chim hồng hộc muốn bay cao phải nhờ ở sáu trụ cánh. Nếu không có sáu chiếc trụ cánh ấy thì cũng chim thường thôi”.


Công lao của Yết Kiêu và Dã Tượng được dân gian ghi nhớ, gắn vào nhiều truyền thuyết. Tên của hai ông được đặt tên cho hai con phố ở Hà Nội.


Mời độc giả xem video:Tràn lan ruốc siêu rẻ trên thị trường. Nguồn: VTV24.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
 

Bình luận bằng Facebook

Top