Vào năm 1977, tàu vũ trụ Voyager 1 được phóng lên vũ trụ, với nhiệm vụ tìm hiểu và nghiên cứu sâu về Hệ Mặt Trời, về tất cả những hành tinh và vệ tinh nằm ở phía ngoài của Trái Đất. 13 năm sau, Voyager 1 đã cơ bản hoàn tất những nhiệm vụ chính và đang trên đường rời khỏi Hệ Mặt Trời. Lúc này, theo yêu cầu của Carl Sagan - Giám đốc Phòng thí nghiệm Nghiên cứu hành tinh của Cornell, NASA điểu khiển tàu không gian Voyager 1 hướng về phía Trái Đất và chụp một bức ảnh về Trái Đất giữa không gian rộng lớn.
Bức ảnh thế hiện Trái Đất là một chấm nhỏ màu xanh giữa khoảng không mênh mông vô tận của vũ trụ. Nó cho thấy sự cô đơn cùng cực của con người. Khi đối mặt với sự vĩ đại của vũ trụ, tất cả những gì từng hiện hữu trong suốt chiều dài lịch sử của nhân loại và của cả sự sống trên hành tinh này chỉ gói gọn trong một chấm nhỏ bằng hạt bụi.
Hình ảnh Trái Đất nhỏ bé như một hạt bụi giữa bức ảnh.
Sau này, bức ảnh đã được Carl Sagan sử dụng để viết nên cuốn sách ‘Pale Blue Dot: A Vision of the Human Future in Space’ (Chấm Xanh Mờ: Viễn cảnh về Tương Lai của Nhân Loại giữa Vũ Trụ) vào năm 1994, hai năm trước khi ông mất.
Trong cuốn sách, Sagan đã cảm thán: Hãy nhìn dấu chấm đó như cách mà Voyager 1 đã nhìn chúng ta. Đó là nhà. Đó là chúng ta. Trên đó tất cả mọi người mà bạn yêu mến, tất cả mọi người mà bạn từng biết, tất cả mọi người mà bạn từng nghe, tất cả mọi người đã từng sống cuộc sống của họ. Tất cả những niềm vui và nỗi buồn của chúng ta, hàng ngàn tôn giáo, tư tưởng, học thuyết kinh tế, mọi thợ săn, những anh hùng và kẻ hèn nhát, người kiến tạo và kẻ huỷ diệt, những nhà vua và nông dân, những cặp đôi trẻ yêu nhau, những người mẹ và người cha, những đứa trẻ đầy hy vọng, nhà phát minh và thám hiểm, những người thầy tốt và các chính trị gia suy đồi, những “siêu sao”, những “nhà lãnh đạo tối cao”, những thành nhân và tội đồ trong lịch sử của giống loài chúng ta từng sống ở đó - trên một hạt bụi dựa vào một nguồn sáng…
Nhà khoa học Carl Sagan.
Vị thế của chúng ta, sự ảo tưởng về tầm quan trọng của bản thân, ảo tưởng rằng chúng ta có một vị trí đặc biệt trong vũ trụ, đang bị vùi lấp bởi bức ảnh với đốm sáng mờ nhạt này. Hành tinh của chúng ta chỉ là một hạt bụi nhỏ cô đơn trong vũ trụ bao phủ đầy bóng tối. Với sự tăm tối của chúng ta trong vũ trụ rộng lớn này, không có sự giúp đỡ nào khác từ đâu đó để cứu chúng ta khỏi chính mình.
Trái Đất là nơi duy nhất cho đến nay được biết đến là có thể duy trì sự sống. Không có nơi nào khác, ít nhất là trong tương lai gần mà loài người chúng ta có thể chuyển tới. Ghé thăm thì đã từng nhưng còn để ổn định thì chưa. Có phải vậy hay không đi nữa thì cho tới thời điểm này Trái Đất vẫn là nơi chúng ta chọn làm chỗ đứng của chính mình.
Người ta nói rằng thiên văn học là một bộ môn trải nghiệm về xây dựng nhân cách và đức khiêm tốn. Có lẽ không có miêu tả nào rõ về sự nhỏ nhoi của con người hơn là hình ảnh từ xa xôi này về thế giới nhỏ bé của chúng ta. Đối với tôi, nó nhấn mạnh trách nhiệm của chúng ta để đối xử tốt với nhau hơn, để bảo vệ và yêu mến dấu chấm màu xanh nhạt, ngôi nhà duy nhất chúng ta từng biết.”
Cuốn sách của Carl Sagan đã gợi lên nỗi ám ảnh cho loài người về sự cô đơn của chúng ta trong vũ trụ. Trái Đất là nơi duy nhất có thể tồn tại sự sống cho đến lúc này, và không biết liệu rằng loài người có thể tồn tại đến lúc tìm ra được đồng loại trong vũ trụ hay không.
Những nhà khoa học khi trở về từ vũ trụ đều được ghi nhận có triệu chứng trầm cảm, khi họ cảm thấy bất lực và nhỏ bé trước sự bao la vô tận của vũ trụ. Họ cũng có xu hướng không phân chia màu da, sắc tộc, mà xem tất cả loài người là chung một quốc gia, với mong muốn đoàn kết lại để cùng tìm giải pháp cho nỗi cô đơn của con người.
Bức ảnh “Chấm Xanh Mờ” và cuốn sách của Carl Sagan cũng góp phần thúc đẩy việc bảo vệ môi trường ở tầng lớp trẻ tuổi sau này, khi họ cảm thấy cần phải giữ gìn cho chính hành tinh mà tất cả mọi sinh vật đang sống. Đó là một trong những di sản quý giá mà Sagan và bức ảnh “Chấm Xanh Mờ” để lại.
Việc hủy hoại môi trường cũng chính là hủy hoại chính hạt bụi nhỏ bé duy nhất đang nuôi nấng sự sống.
Nguồn: Dân Việt
Bức ảnh thế hiện Trái Đất là một chấm nhỏ màu xanh giữa khoảng không mênh mông vô tận của vũ trụ. Nó cho thấy sự cô đơn cùng cực của con người. Khi đối mặt với sự vĩ đại của vũ trụ, tất cả những gì từng hiện hữu trong suốt chiều dài lịch sử của nhân loại và của cả sự sống trên hành tinh này chỉ gói gọn trong một chấm nhỏ bằng hạt bụi.
Hình ảnh Trái Đất nhỏ bé như một hạt bụi giữa bức ảnh.
Sau này, bức ảnh đã được Carl Sagan sử dụng để viết nên cuốn sách ‘Pale Blue Dot: A Vision of the Human Future in Space’ (Chấm Xanh Mờ: Viễn cảnh về Tương Lai của Nhân Loại giữa Vũ Trụ) vào năm 1994, hai năm trước khi ông mất.
Trong cuốn sách, Sagan đã cảm thán: Hãy nhìn dấu chấm đó như cách mà Voyager 1 đã nhìn chúng ta. Đó là nhà. Đó là chúng ta. Trên đó tất cả mọi người mà bạn yêu mến, tất cả mọi người mà bạn từng biết, tất cả mọi người mà bạn từng nghe, tất cả mọi người đã từng sống cuộc sống của họ. Tất cả những niềm vui và nỗi buồn của chúng ta, hàng ngàn tôn giáo, tư tưởng, học thuyết kinh tế, mọi thợ săn, những anh hùng và kẻ hèn nhát, người kiến tạo và kẻ huỷ diệt, những nhà vua và nông dân, những cặp đôi trẻ yêu nhau, những người mẹ và người cha, những đứa trẻ đầy hy vọng, nhà phát minh và thám hiểm, những người thầy tốt và các chính trị gia suy đồi, những “siêu sao”, những “nhà lãnh đạo tối cao”, những thành nhân và tội đồ trong lịch sử của giống loài chúng ta từng sống ở đó - trên một hạt bụi dựa vào một nguồn sáng…
Nhà khoa học Carl Sagan.
Vị thế của chúng ta, sự ảo tưởng về tầm quan trọng của bản thân, ảo tưởng rằng chúng ta có một vị trí đặc biệt trong vũ trụ, đang bị vùi lấp bởi bức ảnh với đốm sáng mờ nhạt này. Hành tinh của chúng ta chỉ là một hạt bụi nhỏ cô đơn trong vũ trụ bao phủ đầy bóng tối. Với sự tăm tối của chúng ta trong vũ trụ rộng lớn này, không có sự giúp đỡ nào khác từ đâu đó để cứu chúng ta khỏi chính mình.
Trái Đất là nơi duy nhất cho đến nay được biết đến là có thể duy trì sự sống. Không có nơi nào khác, ít nhất là trong tương lai gần mà loài người chúng ta có thể chuyển tới. Ghé thăm thì đã từng nhưng còn để ổn định thì chưa. Có phải vậy hay không đi nữa thì cho tới thời điểm này Trái Đất vẫn là nơi chúng ta chọn làm chỗ đứng của chính mình.
Người ta nói rằng thiên văn học là một bộ môn trải nghiệm về xây dựng nhân cách và đức khiêm tốn. Có lẽ không có miêu tả nào rõ về sự nhỏ nhoi của con người hơn là hình ảnh từ xa xôi này về thế giới nhỏ bé của chúng ta. Đối với tôi, nó nhấn mạnh trách nhiệm của chúng ta để đối xử tốt với nhau hơn, để bảo vệ và yêu mến dấu chấm màu xanh nhạt, ngôi nhà duy nhất chúng ta từng biết.”
Cuốn sách của Carl Sagan đã gợi lên nỗi ám ảnh cho loài người về sự cô đơn của chúng ta trong vũ trụ. Trái Đất là nơi duy nhất có thể tồn tại sự sống cho đến lúc này, và không biết liệu rằng loài người có thể tồn tại đến lúc tìm ra được đồng loại trong vũ trụ hay không.
Những nhà khoa học khi trở về từ vũ trụ đều được ghi nhận có triệu chứng trầm cảm, khi họ cảm thấy bất lực và nhỏ bé trước sự bao la vô tận của vũ trụ. Họ cũng có xu hướng không phân chia màu da, sắc tộc, mà xem tất cả loài người là chung một quốc gia, với mong muốn đoàn kết lại để cùng tìm giải pháp cho nỗi cô đơn của con người.
Bức ảnh “Chấm Xanh Mờ” và cuốn sách của Carl Sagan cũng góp phần thúc đẩy việc bảo vệ môi trường ở tầng lớp trẻ tuổi sau này, khi họ cảm thấy cần phải giữ gìn cho chính hành tinh mà tất cả mọi sinh vật đang sống. Đó là một trong những di sản quý giá mà Sagan và bức ảnh “Chấm Xanh Mờ” để lại.
Việc hủy hoại môi trường cũng chính là hủy hoại chính hạt bụi nhỏ bé duy nhất đang nuôi nấng sự sống.
Nguồn: Dân Việt