Câu đối để đời và cái chết nghiệt ngã của danh sỹ Ngô Thì Nhậm

Khánh Linh

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Ngô Thì Nhậm còn gọi là Ngô Thời Nhiệm (1746 - 1803), là một danh sỹ, nhà văn thời hậu Lê và Tây Sơn, người có công lớn trong việc giúp Tây Sơn đánh lui quân Thanh.Ngô Thì Nhậm tự là Hy Doãn, hiệu là Đạt Hiên, quê làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc địa phận huyện Thanh Trì, Hà Nội). Ông sinh ra trong một gia đình dòng dõi trí thức và quan lại.Ngô Thì Nhậm đỗ Giải nguyên năm 1768, đỗ Tiến sĩ năm 1775. Ông làm quan dưới thời Lê - Trịnh. Khi triều đình lộn xộn, ông bỏ về quê ở ẩn, viết sách.Năm 1788, Vua Quang Trung - Nguyễn Huệ ra Bắc. Ngô Thì Nhậm đến gặp mặt theo lời mời gọi. Có thể nói, đây là cuộc gặp gỡ đúng nghĩa giữa trí thức lỗi lạc với anh hùng kiệt xuất.Vua Quang Trung phong cho Ngô Thì Nhậm nhiều chức quan trọng yếu, như Thị lang Bộ Lại (quản lý công tác tổ chức quan lại của triều đình), Thượng thư Bộ Binh (cai quản việc quân), Tổng tài Quốc sử quán (điều hành việc viết lịch sử nước nhà).Dù làm quan ở lĩnh vực nào, ông cũng đều hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vua giao phó, đóng góp nhiều công lao cho sự nghiệp của hoàng đế Quang Trung. Chính bởi vậy, vị hoàng đế áo vải cờ đào rất mực quý trọng ông, coi ông “vừa là bề tôi, vừa là khách”.Ngô Thì Nhậm làm quan dưới triều Quang Trung được 5 năm thì vua mất. Khi Quang Toản lên nối ngôi cha cũng rất mực tin dùng danh sỹ này. Cho đến khi triều Tây Sơn suy yếu, ông vẫn giữ một lòng trung thành.Năm 1802, vua Gia Long đánh bại nhà Tây Sơn và tiến hành trả thù. Nhiều võ tướng dưới triều vua Quang Trung như Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân ... bị hành hình. Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích bị đánh bằng roi tại Văn Miếu. Chủ trì cuộc phạt đánh đòn là Đặng Trần Thường.Vốn thù riêng, Đặng Trần Thường kiêu hãnh ra vế câu đối cho Ngô Thì Nhậm: “Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai”. Vế đối hiểm hóc vì có 5 chữ ai và có chữ trần, tên đệm của Đặng Trần Thường.Ngô Thì Nhậm khẳng khái đáp: “Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế”. Vế đối lại cũng có 5 chữ thế, nói lên được hoàn cảnh và khí phách của người anh hùng và cũng gắn chữ thời là tên đệm của Ngô Thời Nhiệm.Tức giận Đặng Trần Thường sai người dùng roi tẩm thuốc độc đánh ông. Sau trận đòn về nhà, Ngô Thì Nhậm bị thuốc độc ngấm vào tạng phủ và mất.Tương truyền, sau khi bị đòn, biết mình không qua khỏi, Ngô Thì Nhậm làm bài thơ tặng Đặng Trần Thường đại ý nói rằng cũng không tránh khỏi kiếp tai ương. Quả nhiên, sau này, Ðặng Trần Thường cũng mắc lỗi Gia Long và bị khép vào tội chết (1816).Trong suốt cả cuộc đời mình, Ngô Thì Nhậm đã hội tụ đầy đủ những phẩm chất của một người trí thức lỗi lạc. Ông có những cống hiến rất lớn cho dân tộc trên mọi lĩnh vực: chính trị, quân sự, ngoại giao, triết học và văn học. Đặc biệt, ông để lại một di sản văn chương đồ sộ gồm trên 600 bài thơ và 15 tác phẩm.Mời độc giả xem video:Hà Nội ghi nhận đợt nắng nóng dài nhất trong 50 năm. Nguồn: VTV24.


Ngô Thì Nhậm còn gọi là Ngô Thời Nhiệm (1746 - 1803), là một danh sỹ, nhà văn thời hậu Lê và Tây Sơn, người có công lớn trong việc giúp Tây Sơn đánh lui quân Thanh.


Ngô Thì Nhậm tự là Hy Doãn, hiệu là Đạt Hiên, quê làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc địa phận huyện Thanh Trì, Hà Nội). Ông sinh ra trong một gia đình dòng dõi trí thức và quan lại.


Ngô Thì Nhậm đỗ Giải nguyên năm 1768, đỗ Tiến sĩ năm 1775. Ông làm quan dưới thời Lê - Trịnh. Khi triều đình lộn xộn, ông bỏ về quê ở ẩn, viết sách.


Năm 1788, Vua Quang Trung - Nguyễn Huệ ra Bắc. Ngô Thì Nhậm đến gặp mặt theo lời mời gọi. Có thể nói, đây là cuộc gặp gỡ đúng nghĩa giữa trí thức lỗi lạc với anh hùng kiệt xuất.


Vua Quang Trung phong cho Ngô Thì Nhậm nhiều chức quan trọng yếu, như Thị lang Bộ Lại (quản lý công tác tổ chức quan lại của triều đình), Thượng thư Bộ Binh (cai quản việc quân), Tổng tài Quốc sử quán (điều hành việc viết lịch sử nước nhà).


Dù làm quan ở lĩnh vực nào, ông cũng đều hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vua giao phó, đóng góp nhiều công lao cho sự nghiệp của hoàng đế Quang Trung. Chính bởi vậy, vị hoàng đế áo vải cờ đào rất mực quý trọng ông, coi ông “vừa là bề tôi, vừa là khách”.


Ngô Thì Nhậm làm quan dưới triều Quang Trung được 5 năm thì vua mất. Khi Quang Toản lên nối ngôi cha cũng rất mực tin dùng danh sỹ này. Cho đến khi triều Tây Sơn suy yếu, ông vẫn giữ một lòng trung thành.


Năm 1802, vua Gia Long đánh bại nhà Tây Sơn và tiến hành trả thù. Nhiều võ tướng dưới triều vua Quang Trung như Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân ... bị hành hình. Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích bị đánh bằng roi tại Văn Miếu. Chủ trì cuộc phạt đánh đòn là Đặng Trần Thường.


Vốn thù riêng, Đặng Trần Thường kiêu hãnh ra vế câu đối cho Ngô Thì Nhậm: “Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai”. Vế đối hiểm hóc vì có 5 chữ ai và có chữ trần, tên đệm của Đặng Trần Thường.


Ngô Thì Nhậm khẳng khái đáp: “Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế”. Vế đối lại cũng có 5 chữ thế, nói lên được hoàn cảnh và khí phách của người anh hùng và cũng gắn chữ thời là tên đệm của Ngô Thời Nhiệm.


Tức giận Đặng Trần Thường sai người dùng roi tẩm thuốc độc đánh ông. Sau trận đòn về nhà, Ngô Thì Nhậm bị thuốc độc ngấm vào tạng phủ và mất.


Tương truyền, sau khi bị đòn, biết mình không qua khỏi, Ngô Thì Nhậm làm bài thơ tặng Đặng Trần Thường đại ý nói rằng cũng không tránh khỏi kiếp tai ương. Quả nhiên, sau này, Ðặng Trần Thường cũng mắc lỗi Gia Long và bị khép vào tội chết (1816).


Trong suốt cả cuộc đời mình, Ngô Thì Nhậm đã hội tụ đầy đủ những phẩm chất của một người trí thức lỗi lạc. Ông có những cống hiến rất lớn cho dân tộc trên mọi lĩnh vực: chính trị, quân sự, ngoại giao, triết học và văn học. Đặc biệt, ông để lại một di sản văn chương đồ sộ gồm trên 600 bài thơ và 15 tác phẩm.


Mời độc giả xem video:Hà Nội ghi nhận đợt nắng nóng dài nhất trong 50 năm. Nguồn: VTV24.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
 

Bình luận bằng Facebook

Top