Sau một đêm ngủ dậy, Đào Thế Anh (13 tuổi), An Hòa, Ninh Phong, Hoa Lư, Ninh Bình bỗng nhiên bị liệt toàn thân. Mẹ Thế Anh đã khóc cạn nước mắt vì nghĩ rằng, “cậu cả” đã không còn cơ hội bình phục. Thế nhưng, có những điều kỳ diệu đã gõ cửa gia đình chị!
Đang ở tuổi ăn tuổi lớn, lại khỏe mạnh bình thường, chị Vũ Thị Hương (SN 1976) đã quá bất ngờ trước tình trạng sức khỏe của cậu con trai. Chị Hương vẫn còn run khi nói về buổi sáng đầy ám ảnh: “Tôi cùng ba con vẫn đang nằm ngủ trên giường thì Thế Anh kêu lạnh, gọi tôi tắt quạt giúp con. Lúc đó vào khoảng 5h30 sáng, nghe giọng nói hơi ngọng của cháu, tôi vừa với tay tắt quạt vừa nhìn sang con thì thấy miệng cháu có nhiều đờm dãi, mặt tái đi. Tôi hoảng hốt, nghĩ cháu bị cảm nên vội vàng bật dậy và gọi ngay taxi đưa cháu đi bệnh viện”.
Lúc đó, anh Đào Đình Tính là chồng chị Hương đi làm việc xa trên Hà Nội, không có nhà. Chị một mình đưa con trai đi bệnh viện. Trên đường đi, sức khỏe Thế Anh sụt giảm nhanh, người yếu, chân tay mất dần cảm giác và mềm nhũn cho đến khi không thể cử động được nữa. Mặc dù hỏi gì Thế Anh vẫn biết và gật, lắc đầu để phản ứng. Thế nhưng, thấy con đã không còn cảm giác trên cơ thể thì chị Hương rất lo. “Tôi đã nghĩ, cháu bị cảm gió và tính đến tình huống xấu nhất. Tôi liền gọi cho bố cháu và người thân lên bệnh viện”, chị Hương tâm sự.
Khi vừa lên bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình, các bác sỹ đã chụp X-quang, tim, phổi, chụp cắt lớp và làm các xét nghiệm cần thiết rất nhanh, vì Thế Anh là trường hợp bệnh nhân có những biểu hiện nguy cấp, đồng tử bị giãn, khó thở. Các bác sỹ đã phải cho bệnh nhân thở ô xy. Sau khi thăm khám, chẩn đoán ban đầu là nhược cơ cấp tính. Tuy nhiên, bệnh tình của cháu vẫn chưa thể chẩn đoán cụ thể mà sức khỏe thì càng yếu đi nên các bác sỹ đã quyết định chuyển Thế Anh lên khoa Chống độc, bệnh viện Bạch Mai , Hà Nội do nghi ngờ Thế Anh bị rắn cắn vì dưới mắt cá chân của cháu có vết tím.
Hai vợ chồng liền theo xe cấp cứu đưa con lên bệnh viện Bạch Mai. Bệnh nhân còn nhỏ, lại có những biểu hiện suy giảm sức khỏe nhanh và có nghi vấn liên quan đến nhược cơ nên đã được chuyển vào khoa Nhi để theo dõi, điều trị.
Trường hợp hi hữu
Trao đổi với PV, bác sỹ, PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Chúng tôi tiếp nhận bệnh nhân trong tình trạng liệt rất nặng, liệt tứ chi, liệt đường hô hấp, liệt hồng cầu”. Chẩn đoán ban đầu đã bị gặp khó khăn vì những biểu hiện vừa giống với việc bị rắn cắn, vừa giống bị viêm não và bị nhược cơ. Tuy nhiên, sau khi tiến hành xét nghiệm phân ly đạm tế bào, một xét nghiệm quan trọng với công nghệ hiện đại nhất hiện nay thì bệnh nhân có những biểu hiện gần với chứng bệnh viêm đa rễ dây thần kinh. “Sau hai ngày theo dõi, cấp cứu, tiến hành hội chẩn, chúng tôi đã có phác đồ điều trị cho bệnh nhân theo chẩn đoán này”, TS. Dũng nói.
Cũng theo tiến sỹ Dũng, đây là một chứng bệnh khá hiếm gặp. Mỗi năm, bệnh viện chỉ tiếp nhận từ một đến hai trường hợp có biểu hiện mắc bệnh. Thế nhưng, các bệnh nhân từ xưa đến nay thường có biểu hiện bệnh một cách từ từ, không liệt toàn thân như bệnh nhân Thế Anh. Họ thường bị liệt từng bộ phận trong cơ thể như liệt chân rồi đến tay và các bộ phận khác, cũng ít người bị liệt và suy hô hấp như trường hợp này. Họ có biểu hiện bệnh từ từ theo một quá trình. Còn việc liệt toàn thân, liệt một cách “siêu tốc” như Thế Anh thì cực kỳ hiếm gặp và gần như là chưa từng có.
Một điều đặc biệt nữa là sự hồi phục kỳ diệu của bệnh nhân trong quá trình điều trị. Chỉ sau bốn ngày, Thế Anh đã có thể tỉnh táo và sau hơn mười ngày là có thể bỏ hoàn toàn thở máy. Đây là sự hồi phục chưa từng có vì theo tiến sỹ Dũng, những bệnh nhân trước đây thường phải thở máy trong thời gian dài, có thể là hàng tháng hoặc vài tháng và nhiều hơn thế nữa.
Sự hồi phục kỳ diệu của bệnh nhân Đào Thế Anh là ngoài sức tưởng tượng của các bác sỹ.
Cũng vì liệt kéo dài nên các bác sỹ thường phải mổ khí quản để hỗ trợ cho quá trình hô hấp của bệnh nhân. Thế nhưng, bệnh nhân Thế Anh thì lại hoàn toàn khác. Do hồi phục nhanh nên khí quản không cần mổ (dù trước đó bệnh nhân đã biểu hiện liệt hô hấp, biểu hiện nguy hiểm nhất có nguy cơ tử vong cao). Hơn nữa, với những bệnh nhân khác thường để lại di chứng, bị liệt hoàn toàn một bộ phận nào đó sau điều trị.
“Đây là ca bệnh hiếm gặp và thể nặng như thế này thì lại càng hiếm. Nhưng rất may, bệnh nhân chỉ bị liệt đến cổ chứ chưa lên đến não. Hầu hết những trường hợp viêm đa rễ dây thần kinh trước đây chúng tôi điều trị đều liệt từng bộ phận, không liệt toàn thân như Thế Anh nhưng đều phải ngồi xe lăn và còn di chứng. Còn bệnh nhân Thế Anh có thể khỏi hoàn toàn với những biểu hiện bình phục nhanh chóng là ngoài sức tưởng tượng của chúng tôi”, tiến sỹ Dũng cho hay.
Như một giấc mơ
Vậy là chỉ sau 25 ngày điều trị, Thế Anh đã có thể xuất viện với khả năng sức khỏe bình phục đến hơn 80%. Di chứng bị liệt là hoàn toàn không có. Chỉ có điều, bệnh nhân cần có thời gian luyện tập và ổn định lại sức khỏe sau cơn “thập tử nhất sinh”. Chia sẻ với PV, chị Hương rưng rưng nước mắt hạnh phúc: “Cháu ra viện về nhà có rất đông họ hàng làng xóm đến chơi. Ai cũng động viên và cho rằng, nhà tôi có phúc thì cháu mới vượt qua cái hạn “tử thần” lần này. Vợ chồng tôi mừng quá, lúc nào có người hỏi thăm đến sức khỏe của con là... muốn khóc”.
Nhờ được chẩn đoán điều trị kịp thời nên bệnh nhân không bị di chứng.
Được biết, sau một tuần ra viện, đến nay, Thế Anh vẫn nằm an dưỡng theo chế độ ở bệnh viện và chưa đi học được. Thế nhưng, cháu đã khỏe lên rất nhiều và theo lời mẹ cháu thì sức khỏe tiến triển từng ngày và đã hồi phục được đến hơn 90%. Vợ chồng chị đang chờ sau 21 ngày sẽ lên khám lại cho con. Chị Hương tâm sự: “Điều tôi mừng nhất là cháu đã có thể đi lại bình thường vì theo lời bác sỹ thì hầu hết những bệnh nhân như cháu trước đây phải ngồi xe lăn. Vợ chồng tôi mừng như chính mình vừa thoát một kiếp nạn lớn vậy”.
Chưa xác định được nguyên nhân bệnh
Theo PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng, nguyên nhân bệnh của cháu bé cho đến nay vẫn chưa xác định được. Tuy nhiên, có thể có những nghi vấn liên quan đến bệnh như nhiễm siêu vi trùng, virus, nhiễm phải khuẩn vẫn hiện hữu trong môi trường xung quanh chúng ta.
Hạnh phúc của người mẹ có con “cải tử hoàn sinh”
Chị Hương cho biết: “Trong hai ngày điều trị đầu tiên, Thế Anh đã liên tục phải truyền 26 lọ thuốc, mỗi lọ có giá tới 5.900.000 đồng. Hôm cháu ra viện, bác sỹ kê đơn thuốc nhưng bố cháu chỉ đủ tiền mua một loại, còn một loại, nghĩ về nhà mua cũng có. Vậy mà ngày hôm sau, tôi cầm đơn thuốc đi khắp các hiệu thuốc đều không mua được, phải quay lại Hà Nội mua. Vất vả thật đấy nhưng không gì hạnh phúc bằng nhìn con có thể đi lại và trò chuyện vui vẻ bình thường”.
Nguồn: giaoducthoidai.vn
Đang ở tuổi ăn tuổi lớn, lại khỏe mạnh bình thường, chị Vũ Thị Hương (SN 1976) đã quá bất ngờ trước tình trạng sức khỏe của cậu con trai. Chị Hương vẫn còn run khi nói về buổi sáng đầy ám ảnh: “Tôi cùng ba con vẫn đang nằm ngủ trên giường thì Thế Anh kêu lạnh, gọi tôi tắt quạt giúp con. Lúc đó vào khoảng 5h30 sáng, nghe giọng nói hơi ngọng của cháu, tôi vừa với tay tắt quạt vừa nhìn sang con thì thấy miệng cháu có nhiều đờm dãi, mặt tái đi. Tôi hoảng hốt, nghĩ cháu bị cảm nên vội vàng bật dậy và gọi ngay taxi đưa cháu đi bệnh viện”.
Lúc đó, anh Đào Đình Tính là chồng chị Hương đi làm việc xa trên Hà Nội, không có nhà. Chị một mình đưa con trai đi bệnh viện. Trên đường đi, sức khỏe Thế Anh sụt giảm nhanh, người yếu, chân tay mất dần cảm giác và mềm nhũn cho đến khi không thể cử động được nữa. Mặc dù hỏi gì Thế Anh vẫn biết và gật, lắc đầu để phản ứng. Thế nhưng, thấy con đã không còn cảm giác trên cơ thể thì chị Hương rất lo. “Tôi đã nghĩ, cháu bị cảm gió và tính đến tình huống xấu nhất. Tôi liền gọi cho bố cháu và người thân lên bệnh viện”, chị Hương tâm sự.
Khi vừa lên bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình, các bác sỹ đã chụp X-quang, tim, phổi, chụp cắt lớp và làm các xét nghiệm cần thiết rất nhanh, vì Thế Anh là trường hợp bệnh nhân có những biểu hiện nguy cấp, đồng tử bị giãn, khó thở. Các bác sỹ đã phải cho bệnh nhân thở ô xy. Sau khi thăm khám, chẩn đoán ban đầu là nhược cơ cấp tính. Tuy nhiên, bệnh tình của cháu vẫn chưa thể chẩn đoán cụ thể mà sức khỏe thì càng yếu đi nên các bác sỹ đã quyết định chuyển Thế Anh lên khoa Chống độc, bệnh viện Bạch Mai , Hà Nội do nghi ngờ Thế Anh bị rắn cắn vì dưới mắt cá chân của cháu có vết tím.
Hai vợ chồng liền theo xe cấp cứu đưa con lên bệnh viện Bạch Mai. Bệnh nhân còn nhỏ, lại có những biểu hiện suy giảm sức khỏe nhanh và có nghi vấn liên quan đến nhược cơ nên đã được chuyển vào khoa Nhi để theo dõi, điều trị.
Trường hợp hi hữu
Trao đổi với PV, bác sỹ, PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Chúng tôi tiếp nhận bệnh nhân trong tình trạng liệt rất nặng, liệt tứ chi, liệt đường hô hấp, liệt hồng cầu”. Chẩn đoán ban đầu đã bị gặp khó khăn vì những biểu hiện vừa giống với việc bị rắn cắn, vừa giống bị viêm não và bị nhược cơ. Tuy nhiên, sau khi tiến hành xét nghiệm phân ly đạm tế bào, một xét nghiệm quan trọng với công nghệ hiện đại nhất hiện nay thì bệnh nhân có những biểu hiện gần với chứng bệnh viêm đa rễ dây thần kinh. “Sau hai ngày theo dõi, cấp cứu, tiến hành hội chẩn, chúng tôi đã có phác đồ điều trị cho bệnh nhân theo chẩn đoán này”, TS. Dũng nói.
Cũng theo tiến sỹ Dũng, đây là một chứng bệnh khá hiếm gặp. Mỗi năm, bệnh viện chỉ tiếp nhận từ một đến hai trường hợp có biểu hiện mắc bệnh. Thế nhưng, các bệnh nhân từ xưa đến nay thường có biểu hiện bệnh một cách từ từ, không liệt toàn thân như bệnh nhân Thế Anh. Họ thường bị liệt từng bộ phận trong cơ thể như liệt chân rồi đến tay và các bộ phận khác, cũng ít người bị liệt và suy hô hấp như trường hợp này. Họ có biểu hiện bệnh từ từ theo một quá trình. Còn việc liệt toàn thân, liệt một cách “siêu tốc” như Thế Anh thì cực kỳ hiếm gặp và gần như là chưa từng có.
Một điều đặc biệt nữa là sự hồi phục kỳ diệu của bệnh nhân trong quá trình điều trị. Chỉ sau bốn ngày, Thế Anh đã có thể tỉnh táo và sau hơn mười ngày là có thể bỏ hoàn toàn thở máy. Đây là sự hồi phục chưa từng có vì theo tiến sỹ Dũng, những bệnh nhân trước đây thường phải thở máy trong thời gian dài, có thể là hàng tháng hoặc vài tháng và nhiều hơn thế nữa.
Sự hồi phục kỳ diệu của bệnh nhân Đào Thế Anh là ngoài sức tưởng tượng của các bác sỹ.
Cũng vì liệt kéo dài nên các bác sỹ thường phải mổ khí quản để hỗ trợ cho quá trình hô hấp của bệnh nhân. Thế nhưng, bệnh nhân Thế Anh thì lại hoàn toàn khác. Do hồi phục nhanh nên khí quản không cần mổ (dù trước đó bệnh nhân đã biểu hiện liệt hô hấp, biểu hiện nguy hiểm nhất có nguy cơ tử vong cao). Hơn nữa, với những bệnh nhân khác thường để lại di chứng, bị liệt hoàn toàn một bộ phận nào đó sau điều trị.
“Đây là ca bệnh hiếm gặp và thể nặng như thế này thì lại càng hiếm. Nhưng rất may, bệnh nhân chỉ bị liệt đến cổ chứ chưa lên đến não. Hầu hết những trường hợp viêm đa rễ dây thần kinh trước đây chúng tôi điều trị đều liệt từng bộ phận, không liệt toàn thân như Thế Anh nhưng đều phải ngồi xe lăn và còn di chứng. Còn bệnh nhân Thế Anh có thể khỏi hoàn toàn với những biểu hiện bình phục nhanh chóng là ngoài sức tưởng tượng của chúng tôi”, tiến sỹ Dũng cho hay.
Như một giấc mơ
Vậy là chỉ sau 25 ngày điều trị, Thế Anh đã có thể xuất viện với khả năng sức khỏe bình phục đến hơn 80%. Di chứng bị liệt là hoàn toàn không có. Chỉ có điều, bệnh nhân cần có thời gian luyện tập và ổn định lại sức khỏe sau cơn “thập tử nhất sinh”. Chia sẻ với PV, chị Hương rưng rưng nước mắt hạnh phúc: “Cháu ra viện về nhà có rất đông họ hàng làng xóm đến chơi. Ai cũng động viên và cho rằng, nhà tôi có phúc thì cháu mới vượt qua cái hạn “tử thần” lần này. Vợ chồng tôi mừng quá, lúc nào có người hỏi thăm đến sức khỏe của con là... muốn khóc”.
Nhờ được chẩn đoán điều trị kịp thời nên bệnh nhân không bị di chứng.
Được biết, sau một tuần ra viện, đến nay, Thế Anh vẫn nằm an dưỡng theo chế độ ở bệnh viện và chưa đi học được. Thế nhưng, cháu đã khỏe lên rất nhiều và theo lời mẹ cháu thì sức khỏe tiến triển từng ngày và đã hồi phục được đến hơn 90%. Vợ chồng chị đang chờ sau 21 ngày sẽ lên khám lại cho con. Chị Hương tâm sự: “Điều tôi mừng nhất là cháu đã có thể đi lại bình thường vì theo lời bác sỹ thì hầu hết những bệnh nhân như cháu trước đây phải ngồi xe lăn. Vợ chồng tôi mừng như chính mình vừa thoát một kiếp nạn lớn vậy”.
Chưa xác định được nguyên nhân bệnh
Theo PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng, nguyên nhân bệnh của cháu bé cho đến nay vẫn chưa xác định được. Tuy nhiên, có thể có những nghi vấn liên quan đến bệnh như nhiễm siêu vi trùng, virus, nhiễm phải khuẩn vẫn hiện hữu trong môi trường xung quanh chúng ta.
Hạnh phúc của người mẹ có con “cải tử hoàn sinh”
Chị Hương cho biết: “Trong hai ngày điều trị đầu tiên, Thế Anh đã liên tục phải truyền 26 lọ thuốc, mỗi lọ có giá tới 5.900.000 đồng. Hôm cháu ra viện, bác sỹ kê đơn thuốc nhưng bố cháu chỉ đủ tiền mua một loại, còn một loại, nghĩ về nhà mua cũng có. Vậy mà ngày hôm sau, tôi cầm đơn thuốc đi khắp các hiệu thuốc đều không mua được, phải quay lại Hà Nội mua. Vất vả thật đấy nhưng không gì hạnh phúc bằng nhìn con có thể đi lại và trò chuyện vui vẻ bình thường”.
Nguồn: giaoducthoidai.vn