Thống kê tại các bệnh viện Nhi đồng phía Nam cho thấy, mỗi trẻ có thể bị mắc bệnh về hô hấp từ 5-7 lần/năm. Và 3 tháng cuối năm, số trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp luôn tăng đáng kể.
Tại Khoa Hô hấp, bệnh viện Nhi đồng 2, cứ mỗi giường hiện có tới 3 bệnh nhi; hành lang hết cả lối đi. Ngày kỷ lục về số trẻ được đưa đến khám bệnh lên tới 6.442 bệnh nhi (ngày 21/9/2009). Trong đó, bệnh liên quan đến hô hấp như ho, sổ mũi, viêm phổi, viêm tiểu phế quản chiếm khoảng 80%.
Trẻ nào dễ bị bệnh hô hấp?
Theo BS Đặng Thị Kim Huyên, Phó khoa Hô hấp, bệnh viện Nhi đồng 2, trong các căn bệnh thuộc đường hô hấp thì viêm phổi chiếm tỷ lệ cao nhất.
Những trẻ dễ bị bệnh hô hấp là trẻ bị suy dinh dưỡng; có trọng lượng khi sinh dưới 2.500gam, hay những trẻ thiếu vitamin A, trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ...). Đặc biệt, những trẻ sống trong môi trường thời tiết thay đổi thất thường (chuyển mùa), nhà chật chội, thiếu vệ sinh, nhiều khói bụi, khói thuốc lá….
Dấu hiệu nguy hiểm để đưa trẻ đến bệnh viện sớm
Theo BS Trần Thị Thu Loan, Trưởng khoa Hô hấp, bệnh viện Nhi đồng 2, bệnh lý hô hấp rất đa dạng và có nhiều mức độ khác nhau. Thường thì có 2 dạng bệnh hô hấp là hô hấp trên gồm các bệnh về đường tai mũi họng, như viêm amidan, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm mũi, viêm họng…các bệnh lý này thường nhẹ.
Đối với hô hấp dưới như viêm phổi, viêm thanh quản, viêm khí quản, phế quản, hay viêm tiểu phế quản, những bệnh này ít gặp hơn nhưng thường nặng nếu không can thiệp kịp thời.
Khi trẻ bị viêm họng, tiếng ho khàn (khàn tiếng) hay ông ổng là dấu hiệu của bệnh viêm thanh quản.
Trẻ bị suyễn (viêm phế quản), dễ bị nghẹt đường thở khi viêm tiểu phế quản, trẻ thường phải ngồi, về đêm thì không thể ngủ được.
Biểu hiện của viêm phổi nặng là trẻ bỏ bú, bị co giật, nôn ói, thở nhanh, khò khè, ngủ li bì khó đánh thức, tím tái, thở rút khi nằm, lồng ngực bị rút lõm trong khi thở vào.
Phòng ngừa
Theo BS Thu Loan, để giúp trẻ tránh được các bệnh lý về hô hấp, người mẹ cần cho trẻ bú ngay sau sinh càng sớm càng tốt. Cho trẻ ăn dặm đúng (4 tháng tuổi), bảo đảm chế độ dinh dưỡng đủ chất (4 chất bột, đường, béo và đạm), tiêm ngừa đầy đủ và đúng lịch hẹn, giữ ấm cho trẻ khi trời lạnh. Nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, vệ sinh cá nhân cho trẻ đều đặn và nhất là không để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá.
Lưu ý là sau 1 tuổi, trẻ rất dễ nhiễm bệnh do tiếp xúc với xã hội, môi trường.
Tại Khoa Hô hấp, bệnh viện Nhi đồng 2, cứ mỗi giường hiện có tới 3 bệnh nhi; hành lang hết cả lối đi. Ngày kỷ lục về số trẻ được đưa đến khám bệnh lên tới 6.442 bệnh nhi (ngày 21/9/2009). Trong đó, bệnh liên quan đến hô hấp như ho, sổ mũi, viêm phổi, viêm tiểu phế quản chiếm khoảng 80%.
Trẻ nào dễ bị bệnh hô hấp?
Theo BS Đặng Thị Kim Huyên, Phó khoa Hô hấp, bệnh viện Nhi đồng 2, trong các căn bệnh thuộc đường hô hấp thì viêm phổi chiếm tỷ lệ cao nhất.
Những trẻ dễ bị bệnh hô hấp là trẻ bị suy dinh dưỡng; có trọng lượng khi sinh dưới 2.500gam, hay những trẻ thiếu vitamin A, trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ...). Đặc biệt, những trẻ sống trong môi trường thời tiết thay đổi thất thường (chuyển mùa), nhà chật chội, thiếu vệ sinh, nhiều khói bụi, khói thuốc lá….
Dấu hiệu nguy hiểm để đưa trẻ đến bệnh viện sớm
Theo BS Trần Thị Thu Loan, Trưởng khoa Hô hấp, bệnh viện Nhi đồng 2, bệnh lý hô hấp rất đa dạng và có nhiều mức độ khác nhau. Thường thì có 2 dạng bệnh hô hấp là hô hấp trên gồm các bệnh về đường tai mũi họng, như viêm amidan, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm mũi, viêm họng…các bệnh lý này thường nhẹ.
Đối với hô hấp dưới như viêm phổi, viêm thanh quản, viêm khí quản, phế quản, hay viêm tiểu phế quản, những bệnh này ít gặp hơn nhưng thường nặng nếu không can thiệp kịp thời.
Khi trẻ bị viêm họng, tiếng ho khàn (khàn tiếng) hay ông ổng là dấu hiệu của bệnh viêm thanh quản.
Trẻ bị suyễn (viêm phế quản), dễ bị nghẹt đường thở khi viêm tiểu phế quản, trẻ thường phải ngồi, về đêm thì không thể ngủ được.
Biểu hiện của viêm phổi nặng là trẻ bỏ bú, bị co giật, nôn ói, thở nhanh, khò khè, ngủ li bì khó đánh thức, tím tái, thở rút khi nằm, lồng ngực bị rút lõm trong khi thở vào.
Phòng ngừa
Theo BS Thu Loan, để giúp trẻ tránh được các bệnh lý về hô hấp, người mẹ cần cho trẻ bú ngay sau sinh càng sớm càng tốt. Cho trẻ ăn dặm đúng (4 tháng tuổi), bảo đảm chế độ dinh dưỡng đủ chất (4 chất bột, đường, béo và đạm), tiêm ngừa đầy đủ và đúng lịch hẹn, giữ ấm cho trẻ khi trời lạnh. Nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, vệ sinh cá nhân cho trẻ đều đặn và nhất là không để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá.
Lưu ý là sau 1 tuổi, trẻ rất dễ nhiễm bệnh do tiếp xúc với xã hội, môi trường.
Nguồn: Dân Trí